Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 24 Thứ 4

Đóng
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung Đọc hiểu văn bản và Luyện từ và câu được học ở Tuần 24 trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Kết nối tri thức.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Văn bản: Vũ điệu trên nền thổ cẩm
  2. Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
  • Thời gian làm: 15 phút
  • Số câu hỏi: 10 câu
  • Số điểm tối đa: 10 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Nhận biết

    Bài đọc nhắc đến dân tộc nào của Việt Nam?

  • Câu 2: Nhận biết

    Một trong những di sản văn hóa truyền thống nổi bật của dân tộc Cơ-tu là:

  • Câu 3: Thông hiểu

    Hoa văn trên những bộ trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ-tu có gì đặc biệt?

  • Câu 4: Thông hiểu

    Nêu các thông tin mà em biết về điệu múa Da dá của phụ nữ Cơ-tu.

    Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống đứng trước các đáp án sau:

    Điệu múa Da dá là điệu múa được phụ nữ Cơ-tu ưa chuộng nhất.

    Điệu múa Da dá là một trong những điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu

    Điệu múa Da dá là điệu múa cầu mùa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu

    Điệu múa Da dá có các động tác đôi bàn tay xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh

    Đáp án là:

    Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống đứng trước các đáp án sau:

    S Điệu múa Da dá là điệu múa được phụ nữ Cơ-tu ưa chuộng nhất.

    Đ Điệu múa Da dá là một trong những điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu

    Đ Điệu múa Da dá là điệu múa cầu mùa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu

    Đ Điệu múa Da dá có các động tác đôi bàn tay xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh

  • Câu 5: Thông hiểu

    Người thợ đã dệt hoa văn da dá trên vải bằng cách nào?

  • Câu 6: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc.

    (trích Ngôi sao sân cỏ)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dẫn xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc.

    (trích Ngôi sao sân cỏ)

    → Từ ngữ nối là: nhưng

  • Câu 7: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... 

    (trích Tấm gương tự học)

    → Từ ngữ nối là:

    Đáp án là:

    Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... 

    (trích Tấm gương tự học)

    → Từ ngữ nối là: ngoài ra

  • Câu 8: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Chiều nay, em đã cùng bố lau dọn nhà cửa. , em sẽ lau các bàn ghế thấp để bố lau những đồ vật ở trên cao. , em sẽ gom rác đi đổ trong khi bố quét cả ngôi nhà. , bố đảm nhiệm việc lau sạch nhà, còn em thì xếp lại những chiếc thảm lau chân vào vị trí sạch sẽ. Nhìn ngôi nhà được dọn dẹp gọn gàng, em cảm thấy rất vui và hãnh diện về mình. 

    Đáp án là:

    Chiều nay, em đã cùng bố lau dọn nhà cửa. Đầu tiên, em sẽ lau các bàn ghế thấp để bố lau những đồ vật ở trên cao. Tiếp theo, em sẽ gom rác đi đổ trong khi bố quét cả ngôi nhà. Cuối cùng, bố đảm nhiệm việc lau sạch nhà, còn em thì xếp lại những chiếc thảm lau chân vào vị trí sạch sẽ. Nhìn ngôi nhà được dọn dẹp gọn gàng, em cảm thấy rất vui và hãnh diện về mình. 

  • Câu 9: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Chiều thứ bảy hằng tuần là thời gian em dành cho khu vườn nhỏ của mình. , em sẽ nhổ cỏ dại mọc len giữa khóm hoa, rồi lấy kéo cắt tỉa các cành hoa đã héo, già. , em tưới nước cho cả vườn hoa thật đều, để chúng được no nước. Cuối cùng, em ngồi ở cái võng cạnh luống hoa, thoải mái ăn dưa hấu và ngắm công sức của mình. Những chiều thứ bảy như thế lúc nào cũng làm em thích thú và mong chờ. 

    Đáp án là:

    Chiều thứ bảy hằng tuần là thời gian em dành cho khu vườn nhỏ của mình. Đầu tiên, em sẽ nhổ cỏ dại mọc len giữa khóm hoa, rồi lấy kéo cắt tỉa các cành hoa đã héo, già. Tiếp theo, em tưới nước cho cả vườn hoa thật đều, để chúng được no nước. Cuối cùng, em ngồi ở cái võng cạnh luống hoa, thoải mái ăn dưa hấu và ngắm công sức của mình. Những chiều thứ bảy như thế lúc nào cũng làm em thích thú và mong chờ. 

  • Câu 10: Vận dụng

    Tìm các từ ngữ nối thích hợp và điền vào chỗ trống, để tạo sự liên kết giữa các câu.

    Em là người con đến từ xứ Huế mộng mơ. Nơi đây nức tiếng gần xa với những kiến trúc cung đình Huế cùng lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. , quê hương em còn khiến du khách yêu mến với rất nhiều các món ăn ngon và sự hiếu khách, nhiệt tình. 

    Đáp án là:

    Em là người con đến từ xứ Huế mộng mơ. Nơi đây nức tiếng gần xa với những kiến trúc cung đình Huế cùng lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Ngoài ra, quê hương em còn khiến du khách yêu mến với rất nhiều các món ăn ngon và sự hiếu khách, nhiệt tình. 

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 24 Thứ 4 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng