Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 27 Thứ 3

Đóng
Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
Mô tả thêm:

Bộ đề gồm các câu hỏi tổng hợp nội dung thuộc phần Luyện từ và câu đã học từ Tuần 19 đến Tuần 26, với ba mức độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng, nhằm giúp HS ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho bài Kiểm tra sắp đến.

HS đọc lại các nội dung sau trước khi làm bài tập:

  1. Kiến thức về Câu đơn và câu ghép
  2. Kiến thức về Cách nối các vế câu ghép
  3. Kiến thức về Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ, Liên kết câu bằng từ ngữ nối, Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
  • Thời gian làm: 30 phút
  • Số câu hỏi: 20 câu
  • Số điểm tối đa: 20 điểm
Bắt đầu làm bài
Trước khi làm bài bạn hãy
  • 1 Ôn tập kiến thức đã nêu trong phần Mô tả thêm
  • 2 Tìm không gian và thiết bị phù hợp để tập trung làm bài
  • 3 Chuẩn bị sẵn dụng cụ cần dùng khi làm bài như bút, nháp, máy tính
  • 4 Căn chỉnh thời gian làm từng câu một cách hợp lý
  • Câu 1: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Đáp án là:

    Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Sự sống/ cứ tiếp tục trong âm thầm// hoa thảo quả/ nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 2: Thông hiểu

    Tìm từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:

    Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường nhảy múa tưng bừng theo nhịp trống ở đó.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm:

    Đáp án là:
    Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường nhảy múa tưng bừng theo nhịp trống ở đó.

    → Từ ngữ thay thế cho từ in đậm: các bạn||nhóm bạn||các bạn nhỏ||các bạn ấy||họ

  • Câu 3: Vận dụng

    Tìm kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Chỉ có một cuốn truyện tranh thôi, nên tớ đọc trước cậu đọc trước?

    Đáp án là:

    Chỉ có một cuốn truyện tranh thôi, nên tớ đọc trước hay||hoặc cậu đọc trước?

  • Câu 4: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Đáp án là:

    Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà tôi ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Đêm ấy bên bếp lửa hồng/ cả nhà tôi/ ngồi trông nồi bánh chuyện trò đến sáng

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 5: Thông hiểu

    Chọn các kết từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

    lớp trưởng vắng mặt cuộc họp lớp bị hoãn lại.

    Đáp án là:

    lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.

  • Câu 6: Vận dụng

    Tìm cặp kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    Nam không được khoẻ cậu ấy vẫn cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.

    Đáp án là:

    Tuy||Mặc dù||Dù Nam không được khoẻ nhưng cậu ấy vẫn cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập về nhà.

  • Câu 7: Nhận biết

    Tìm các từ ngữ nối có tác dụng liên kết các câu văn trong đoạn văn sau:

    Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước. Cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào.

    → Từ ngữ nối là:

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

    Đáp án là:
    Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước. Cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào.

    → Từ ngữ nối là: thế là, cuối cùng||cuối cùng, thế là

    (Các từ ngữ nối cách nhau bởi dấu phẩy)

  • Câu 8: Vận dụng

    Nối hai câu văn sau với nhau bằng cách sử dụng từ ngữ thay thế:

    Ông nội vừa mua về một cây xoài cát. Ông trồng cây xoài cát ở cạnh bờ ao.

    → Ông nội vừa mua về một cây xoài cát.

    Đáp án là:

    Ông nội vừa mua về một cây xoài cát. Ông trồng cây xoài cát ở cạnh bờ ao.

    → Ông nội vừa mua về một cây xoài cát. Ông trồng nó ở cạnh bờ ao.

  • Câu 9: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Đáp án là:

    Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín||Nắng/ lên// nắng/ chan mỡ gà/ trên những cánh đồng lúa chín

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 10: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Ngoài trời, mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Tiếng mưa rơi xuống vườn chuối lộp độp liên hồi nghe như một bản nhạc.

    Đáp án là:

    Ngoài trời, mưa trút xuống ào ào như thác đổ. Tiếng mưa rơi xuống vườn chuối lộp độp liên hồi nghe như một bản nhạc.

  • Câu 11: Nhận biết

    Tác giả đã lặp lại từ ngữ nào để liên kết hai câu văn sau với nhau?

    Nhà dì Mai nằm cạnh sân bóng. Để tránh bị bóng rơi vào vườn, Mai đã giăng lưới quanh hàng rào.

    Đáp án là:

    Nhà dì Mai nằm cạnh sân bóng. Để tránh bị bóng rơi vào vườn, Mai đã giăng lưới quanh hàng rào.

  • Câu 12: Thông hiểu

    Chọn cặp kết từ phù hợp để thay thế cho ✿ trong câu sau:

    ✿ trời lạnh buốt, lại có sương muối, ✿ người nông dân vẫn cần cù dậy sớm, ra ruộng hoa để chăm sóc cho vườn hoa kịp vụ Tết.

  • Câu 13: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trông để tạo sự liên kết giữa các câu văn:

    (1) Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. (2) Một trong những đó là nghề dệt thổ cẩm.

    Đáp án là:

    (1) Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. (2) Một trong những di sản đó là nghề dệt thổ cẩm.

  • Câu 14: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Đáp án là:

    Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Một mảnh lá gãy/ cũng dậy mùi thơm

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu đơn

  • Câu 15: Nhận biết

    Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào?

    Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy , nhưng không chịu thua. thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. 

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ:

    Đáp án là:
    Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy , nhưng không chịu thua. thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. 

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ: cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh||cây hướng dương

  • Câu 16: Thông hiểu

    Hai câu văn sau đây được liên kết với nhau bằng cách nào?

    Chiều nay, một cơn mưa dông rất lớn đã bất ngờ ập đến. Nhờ nó mà không khí trở nên dễ chịu hơn.

  • Câu 17: Vận dụng

    Cho câu văn sau:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Đáp án là:

    Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

    a) Đặt dấu / giữa trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ, dấu // giữa 2 vế câu ghép (HS bỏ các dấu chấm, dấu phẩy khi viết lại câu)

    Qua mùa đông/ cây bàng/ trụi hết lá// những chiếc cành khẳng khiu/ in trên nền trời xám đục

    b) Câu văn trên là câu đơn hay câu ghép?

    Câu ghép

  • Câu 18: Nhận biết

    Từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào?

    Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo.

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ:

    Đáp án là:
    Qua một cuộc thi trên mạng In-tơ-nét, cô bé Lan Anh 15 tuổi được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000 (tổ chức tại Ốt-xtrây-li-a). Em đã đặt chân tới 11 quốc gia khi chưa tròn 17 tuổi và đã viết hàng trăm bài báo.

    → Từ in đậm thay thế cho từ ngữ: cô bé Lan Anh||cô bé Lan Anh 15 tuổi

  • Câu 19: Thông hiểu

    Chọn từ ngữ thích hợp trong bảng rồi điền vào chỗ trống để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

    Những tia nắng đầu tiên của ngày mới đã chiếu vào tổ chim. Mấy chú chim nhỏ bắt đầu tỉnh giấc. Chim bố chim mẹ khẽ đáp lời chào của con. chúng mới bay đi kiếm mồi. những chú chim nhỏ thì ngoan ngoãn chờ bố mẹ trở về.

    CònThìRồi
    Đáp án là:

    Những tia nắng đầu tiên của ngày mới đã chiếu vào tổ chim. Mấy chú chim nhỏ bắt đầu tỉnh giấc. Chim bố chim mẹ khẽ đáp lời chào của con. Rồi chúng mới bay đi kiếm mồi. Còn những chú chim nhỏ thì ngoan ngoãn chờ bố mẹ trở về.

    CònThìRồi
  • Câu 20: Vận dụng

    Tìm cặp kết từ thích hợp để nối hai vế câu ghép sau đây:

    tôi đạt học sinh giỏi bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp.

    Đáp án là:

    Nếu||Hễ tôi đạt học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chiếc xe đạp.

Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Bài tập hàng ngày Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 27 Thứ 3 Kết quả
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu đã làm: 0
  • Điểm tạm tính: 0
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng