Bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
06 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức dưới đây có kèm đáp án, ma trận, bản đặc tả chi tiết mới nhất 2025 sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm.
Lưu ý: 06 đề thi này đều có đủ đáp án, ma trận, bản đặc tả chi tiết soạn theo Thông tư 27, bám sát sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
06 Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức Có đáp án, ma trận
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 1
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 2
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 3
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 4
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 6
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phương quyết tâm học chữ?
A. Vì muốn được cô giáo khen.
B. Vì muốn giúp mẹ ký tên vào sổ.
C. Vì muốn được đi học cùng các bạn.
D. Vì muốn trở thành người giỏi giang.
Câu 2 (0,5 điểm). Hai mẹ con Phương đã gặp chuyện gì trên đường đi học?
A. Gặp tai nạn giao thông.
B. Gặp một người ăn xin.
C. Gặp cụ Tám nằm ngất bên đường.
D. Bị lạc đường.
Câu 3 (0,5 điểm). Phương và mẹ đã làm gì khi thấy cụ Phương ngất bên đường?
A. Bỏ mặc cụ Tám.
B. Chở cụ Tám đến bệnh viện.
C. Gọi xe cấp cứu.
D. Báo cho hàng xóm.
Câu 4 (0,5 điểm). Ban đầu, Phương cảm thấy như thế nào khi đến lớp trễ?
A. Buồn và xấu hổ.
B. Giận mẹ.
C. Không quan tâm.
D. Rất tự hào.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu)
a. Em hãy tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
b. Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ tìm được.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Tìm từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
(1) Mùa hạ mở đầu với muôn vàn tiếng ve và tiếng chim vít vịt. (2) Cùng với mùa hạ là nắng vàng rực rỡ, là những ngọn gió nam hây hẩy hoà quyện với tiếng sáo diều ngân nga. (3) Những quả vải thiều bắt đầu sẫm lại, mọng nước. (4) Nhưng không chỉ có thế, mùa của nắng vàng rực rỡ còn khiến cả cái đầm sen trước làng cũng trồi lên những búp như hai bàn tay khum khum chụm lại.
(Đặng Vương Hưng)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Hộp quà màu thiên thanh” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống - Trang 22) Từ đầu cho đến… không đi học muộn nữa.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức có trong File tải về!
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20.. - 20..)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT |
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Thông hiểu |
Mức 3 Vận dụng |
Tổng |
|||||||
TN |
TL |
HT khác |
TN |
TL |
HT khác |
TN |
TL |
TN |
TL |
HT khác |
|||
1 |
Đọc thành tiếng |
1 câu: 3 điểm |
|||||||||||
2 |
Đọc hiểu + Luyện từ và câu |
Số câu |
2 |
0 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
1 |
6 |
2 |
0 |
Câu số |
1,2 |
0 |
0 |
3,5,6 |
7 |
0 |
4 |
8 |
C1,2,3,4,5,6 |
C7,8 |
0 |
||
Số điểm |
1 |
0 |
0 |
1 |
2 |
0 |
0.5 |
2 |
3 |
4 |
0 |
||
Tổng |
Số câu: 8 Số điểm: 7 |
||||||||||||
3 |
Viết |
Số câu |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
Câu số |
0 |
9 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
10 |
0 |
C9,10 |
0 |
||
Số điểm |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
0 |
|
0 |
||
Tổng |
Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20.. – 20..)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
A. TIẾNG VIỆT |
||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 6 |
|
6 |
|
|
||
1. Đọc hiểu văn bản
|
Nhận biết
|
- Xác định được điều khiến Phương quyết tâm học chữ. - Nắm được sự việc xảy ra khi hai mẹ con Phương đi tới trường. |
|
2 |
|
C1, 2 |
Thông hiểu
|
- Xác định được hành động của Phương và mẹ khi thấy cụ Phương bị ngất. - Hiểu được lí do vì sao Phương lại giận mẹ. - Hiểu được cảm xúc, tâm trạng của Phương khi được cô hiệu trưởng khen. |
|
3 |
|
C3,5,6 |
|
Vận dụng |
- Hiểu được cảm xúc của Phương khi đến lớp trễ. |
|
1 |
|
C4 |
|
CÂU 7 – CÂU 8 |
2 |
|
|
|
||
2. Luyện từ và câu |
Nhận biết |
- Tìm được các danh từ tác giả đã dùng để chỉ Bác Hồ. Hiểu được tác dụng của các danh từ đó trong đoạn thơ. |
1 |
|
C7 |
|
Thông hiểu |
- Tìm được các từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn. |
1 |
|
C8 |
|
|
B. TẬP LÀM VĂN |
||||||
CÂU 9 - 10 |
2 |
|
|
|
||
3. Luyện viết bài văn |
Vận dụng |
Chính tả nghe và viết. |
1 |
|
C9 |
|
- Nắm được bố cục của bài văn tả phong cảnh (Mở bài – Thân bài – Kết bài). - Miêu tả được cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được bài văn tả phong cảnh. - Bài viết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, ngôn từ giàu hình ảnh và có sáng tạo trong cách viết bài. |
1 |
|
C10 |
|
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi vợ ông muốn xin chức cầu đương cho người khác, Trần Thủ Độ đã làm gì?
A. Chấp thuận ngay lập tức.
B. Đuổi việc người đó.
C. Dọa phải chặt một ngón chân để phân biệt.
D. Không quan tâm.
Câu 2 (0,5 điểm). "Linh Từ Quốc Mẫu" trong bài đọc là chỉ ai?
A. Một người phụ nữ vô danh.
B. Mẹ của vua.
C. Một quan nữ triều đình.
D. Vợ của Trần Thủ Độ.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu chuyện trên, Trần Thủ Độ được miêu tả là người như thế nào?
A. Độc đoán và tham quyền.
B. Công minh, tôn trọng pháp luật.
C. Yếu đuối và thiếu quyết đoán.
D. Không có quan điểm rõ ràng.
Câu 4 (0,5 điểm). Hành động của Trần Thủ Độ với quân hiệu cho thấy ông coi trọng điều gì?
A. Ông là người rất rộng lượng.
B. Ông là người biết trọng dụng người tài.
C. Sự khéo léo trong ứng xử.
D. Ông rất coi trọng pháp luật và kỷ cương.
Câu 5 (0,5 điểm). Qua các chi tiết, hành động được nhắc tới trong bài đọc, tính cách nào của Trần Thủ Độ được thể hiện rõ nét nhất?
A. Nghiêm khắc và độc đoán trong việc xử lý công việc.
B. Công bằng và tôn trọng kỷ cương phép nước.
C. Khoan dung và rộng lượng với người dưới.
D. Mâu thuẫn trong cách cư xử với mọi người.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài học nào sau đây không đúng khi nói về câu chuyện của Trần Thủ Độ?
A. Cần phải tôn trọng pháp luật.
B. Cần phải công bằng, chính trực.
C. Cần phải biết cách sử dụng quyền lực để đạt được mục đích cá nhân.
D. Cần phải dám nhận trách nhiệm.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau (Gạch chân dưới từ đồng nghĩa mà em tìm được):
a. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.
(Minh Mẫn)
b. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.
(Phan Ngọc Linh)
Câu 8 (2,0 điểm). Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa:
a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.
b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.
c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà.
d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 34) Từ đầu cho đến… Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc học sinh nên được tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
(Theo Hà Thu)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, con đường thấy thú vị nhất vào buổi sáng ở điều gì?
A. Tiếng chân của học sinh.
B. Tiếng chân của hội người cao tuổi tập thể dục.
C. Tiếng chân của công nhân.
D. Tiếng chân của người đi chợ.
Câu 2 (0,5 điểm). Thời khắc nào được con đường cho là căng thẳng nhất trong ngày?
A. Buổi tối.
B. Buổi chiều.
C. Buổi sáng giờ đi học, đi làm.
D. Lúc nửa đêm.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì khiến con đường cảm thấy mình "vẫn còn có ích"?
A. Được quét dọn sạch sẽ hàng ngày.
B. Được công nhân chăm sóc vào mỗi tối.
C. Được người cao tuổi đi qua và mỗi buổi sáng.
D. Được ngắm đám trẻ chạy nhảy và nâng đỡ khi chúng bị ngã.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một con đường.
B. Một bác đi tập thể dục buổi sáng.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.
D. Một bạn học sinh.
Câu 5 (0,5 điểm). Con đường trong bài văn tự nhận mình là:
A. Một con đường rộng lớn, nổi tiếng.
B. Một con đường nhỏ nhưng khá lớn tuổi.
C. Một con đường mới được xây dựng.
D. Một con đường trải nhựa phẳng lì.
Câu 6 (0,5 điểm). Hành động nào của con đường thể hiện sự chuẩn bị cho một ngày mới?
A. Ngắm nhìn những thiên thần bé nhỏ.
B. Lắng nghe từng bước chân.
C. Vươn vai ngáp dài và ngủ một chút.
D. Ôm ấp những bước chân trong lòng.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy đặt hai câu ghép có kết từ “còn” và “nhưng”.
Câu 8 (2,0 điểm). Có thể thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi đoạn văn, câu văn sau?
a. Đề tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ:
Mở vòi nước vừa phải;
Lấy nước vừa đủ dùng;
Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong;
Tái sử dụng nước hợp lí;
Kêu gọi mọi người cùng thực hiện.
b. Tối nay sẽ có cầu truyền hình nối ba điểm Hà Nội Huế Thành phố Hồ Chí Minh.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Thư của bố” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 30) Từ đầu cho đến… Thư chỉ nói về nỗi nhớ với thương yêu.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối về việc một số bạn học sinh xả rác bừa bãi nơi công cộng.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Chiếc kén bướm
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Câu 1 (0,5 điểm). Anh chàng trong câu chuyện đã làm gì khi thấy kén bướm hé ra một lỗ nhỏ?
A. Anh chàng ngồi hàng giờ quan sát chú bướm cố gắng thoát ra.
B. Anh chàng bỏ đi vì nghĩ bướm sẽ tự thoát ra được.
C. Anh chàng tìm cách phá vỡ hoàn toàn cái kén.
D. Anh chàng gọi người khác đến xem.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao anh chàng quyết định giúp chú bướm?
A. Vì anh chàng muốn chú bướm nhanh chóng bay đi.
B. Vì anh chàng tò mò muốn xem hình dáng chú bướm.
C. Vì anh chàng thấy chú bướm không thể tự thoát ra được nữa.
D. Vì anh chàng sợ chú bướm sẽ chết trong kén.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao chú bướm không thể bay được sau khi được chàng thanh niên giúp đỡ?
A. Vì chú bướm bị thương trong quá trình thoát ra khỏi kén.
B. Vì chàng thanh niên đã rạch quá to lỗ trên kén.
C. Vì cơ thể của chú bướm chưa đủ khỏe mạnh để bay.
D. Vì đôi cánh của chú bướm chưa được bơm chất lỏng và căng ra.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo câu chuyện, việc chui ra khỏi kén khó khăn tượng trưng cho điều gì?
A. Sự yếu đuối của con người.
B. Quá trình phát triển và trưởng thành.
C. Sự tàn nhẫn của tự nhiên.
D. Tình cảm của con người.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao cái kén chật chội lại có lợi cho chú bướm?
A. Vì nó giúp chú bướm có thêm thời gian để phát triển.
B. Vì nó giúp chú bướm rèn luyện sức mạnh để thoát ra.
C. Vì nó giúp chú bướm có một bộ xương cứng cáp hơn.
D. Vì nó giúp chú bướm có một lớp vỏ bảo vệ tốt hơn.
Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính của câu chuyện là gì?
A. Không nên can thiệp vào quá trình tự nhiên.
B. Sự giúp đỡ không đúng lúc đôi khi có thể gây ra hậu quả không mong muốn.
C. Con người không nên giúp đỡ những sinh vật yếu đuối.
D. Bướm là loài côn trùng rất yếu ớt.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Chọn một từ ngữ phù hợp trong khung thay cho mỗi chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
(rồi, chúng)
Chào mào thường đi ăn theo đàn. Mùa đông xoan chín, ………… bay về từng đàn trên rặng xoan. ………… vừa ăn vừa gọi nhau ríu rít. Dù đang rất vui nhưng chỉ cần một chú phát hiện ra điều gì không lành và kêu “choét" lên một tiếng, lập tức cả đàn im bặt. Chào mào cả bầy đồng loạt bay ảo đi như một cơn gió.
Câu 8 (2,0 điểm). Chọn kết từ phù hợp điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
(Cho, của, mà, và)
Nghị lực phi thường, sự lãng mạn ………… lòng nhân ái đã chắp cánh ở tài năng âm nhạc ………… Mô-da. Di sản ………… ông để lại ………… nhân loại thật là vĩ đại: hơn 600 tác phẩm lớn nhỏ. Đây là một cống hiến vào mức kỉ lục ………… một con người chỉ sống trên đời có 35 năm.
(Theo Kể chuyện danh nhân thế giới)
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Người thầy của muôn đời” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 93) Từ đầu cho đến… mang ơn sâu nặng.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
(Theo Tô Phương)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhà Út Vịnh ở đâu?
A. Ở gần trường học.
B. Ở ngay bên đường sắt.
C. Ở cạnh sông Cái.
D. Trong một ngôi làng nhỏ.
Câu 2 (0,5 điểm). Phong trào nào được trường Út Vịnh phát động?
A. Em yêu trường em.
B. Em yêu quê hương.
C. Em yêu đường sắt quê em.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Vịnh phải thuyết phục Sơn không chơi trên đường tàu nữa?
A. Vì Sơn là một bạn rất nghịch lại thường chơi trên đường tàu.
B. Vì Sơn hay ném đá lên tàu.
C. Vì Sơn không muốn tham gia phong trào.
D. Vì Sơn là bạn thân của Vịnh.
Câu 4 (0,5 điểm). Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh.
C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh.
D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu.
Câu 5 (0,5 điểm). Phong trào "Em yêu đường sắt quê em" của trường Vịnh nhằm mục đích gì?
A. Tìm hiểu về đường sắt.
B. Bảo vệ an toàn cho đường tàu và hành khách.
C. Chơi đùa trên đường tàu.
D. Học cách thả diều.
Câu 6 (0,5 điểm). Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn.
B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại.
C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn.
D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Phát hiện lỗi liên kết câu có trong mỗi đoạn văn sau và chữa lại cho đúng:
a. Hoa hồng thường được trồng làm cảnh. Sau đó, nhờ hương thơm đặc biệt, cánh hoa hồng còn được sử dụng để làm nước hoa.
b. Du khách đến Bồ Đào Nha thường bị lôi cuốn bởi những sắc màu rực rỡ. Đây là những vệt màu sáng tươi lung linh trên thân những con tàu. Đó còn là bầu trời ô dù bảy sắc cầu vồng rực lên dưới ánh nắng hiền hoà.
Câu 8 (2,0 điểm). Tìm trong các đoạn thơ sau những danh từ chung được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
a.
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
(Tố Hữu)
b.
Anh là chiến sĩ Giải phóng quân
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
(Lê Anh Xuân)
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Hương cốm mùa thu” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 34) Từ đầu cho đến… Cốm mang hồn đất, hồn người.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Đề số 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp nghe - nói: (2 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (8 điểm)
* Đọc thầm bài văn (hoặc bài thơ) sau:
GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA
Sáng nay, gió mùa đông bắc thổi về, trời bỗng lạnh. Những cơn gió làm cho lá khô bay lả tả trên mặt đất, người đi đường vội vã hơn, ai cũng khoác thêm áo ấm.
Hai chị em Sơn mặc áo mới, sung sướng chạy ra đầu ngõ chơi. Cái áo bông xanh của Sơn còn mới nguyên, cái khăn quàng đỏ làm cho mặt cậu bé hồng hào. Thấy Sơn mặc đẹp, lũ trẻ trong xóm xúm lại ngắm nghía.
Chợt Sơn thấy Hiên – cô bé hàng xóm – đang run rẩy trong manh áo cũ mỏng manh. Sơn chợt nhớ lại năm ngoái, khi nhà Hiên còn khá giả, mẹ cô bé cũng mua áo ấm cho cô. Nhưng năm nay, nhà Hiên nghèo quá, bố mất sớm, mẹ phải vất vả kiếm sống.
Sơn chạy về nhà, tìm cái áo bông cũ của mình rồi mang ra đưa cho Hiên:
- Cậu mặc đi, kẻo lạnh lắm!
Hiên rụt rè nhận áo, đôi mắt ánh lên niềm vui. Cô bé mỉm cười, lí nhí nói cảm ơn.
Lúc đó, Sơn cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường, dù gió mùa đông bắc vẫn thổi từng cơn lạnh buốt.
– Thạch Lam –
*Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Vì sao sáng nay mọi người đều mặc thêm áo ấm?
A. Vì gió mùa đông bắc về, trời trở lạnh
B. Vì trời có nắng nhẹ
C. Vì sắp đến Tết nên ai cũng mặc đồ đẹp
D. Vì Sơn rủ mọi người mặc áo giống nhau
Câu 2. Sơn cảm thấy thế nào khi được mặc áo mới?
A. Buồn bã vì không thích áo mới
B. Sung sướng và chạy ra ngoài chơi
C. Không quan tâm đến áo mới
D. Chỉ thích khoe áo với bạn bè
Câu 3. Hiên cảm thấy thế nào khi nhận áo từ Sơn?
A. Vui mừng và xúc động
B. Buồn bã vì không muốn nhận áo
C. Tức giận vì nghĩ rằng Sơn thương hại mình
D. Không quan tâm đến chiếc áo
Câu 4. Hành động của Sơn khi tặng áo cho Hiên thể hiện điều gì?
A. Sơn muốn khoe áo mới với Hiên
B. Sơn nghe lời mẹ nên đem áo cho Hiên
C. Sơn muốn mẹ mua cho mình áo mới khác
D. Sơn thương bạn và muốn giúp đỡ bạn
Câu 5. Thông điệp chính của câu chuyện muốn nhắc đến là gì?
Viết câu trả lời:
……………………………………………………………………………………………….……
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn Tải về để lấy toàn bộ 06 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025 kèm đáp án, ma trận, bản đặc tả.