Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2025
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 sách Cánh diều dưới đây có kèm đáp án sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm.
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Có những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hồng Phương)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
B. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
C. Đánh mất khả năng học hỏi.
D. Trở thành một người không có cảm xúc.
Câu 2. Khi bị mất dấu câu, anh ta đã làm gì?
A. Tự trách mình.
B. Đổ lỗi cho bạn.
C. Đổ lỗi cho tất cả.
D. Không đổ lỗi cho người khác.
Câu 3. Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?
A. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
B. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
C. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
D. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.
Câu 4. Câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” cho ta thấy anh ta là một người:
A. Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
B. Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
C. Cô đơn, không còn ai thân thích.
D. Hào phóng, sẵn sàng cho mọi thứ.
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu 6. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ:
A. học hỏi
B. suy nghĩ
C. tranh luận
D. tư cách
Câu 7. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.
B. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa.
C. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác.
D. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết.
Câu 8. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.”
A. Lặp từ ngữ
B. Dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Câu 9. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau :
a. Trong khu vườn mùa xuân, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc và chim chóc đua nhau hót vang.
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển, xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
Câu 10. Em hãy đóng vai là một dấu câu bất kì (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,……), nói 2-3 câu về tầm quan trọng của mình.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo.
Đáp án Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1.
Đáp án D.
Câu 2.
Đáp án C.
Câu 3.
Khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép, anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
Đáp án B.
Câu 4.
A. Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
Câu 5.
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác mà hãy nhìn lại, chấp nhận cái sai của mình.
Câu 6.
Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ “suy nghĩ”.
Vậy chọn: B. suy nghĩ
Câu 7.
Các câu đơn:
- Anh ta (CN) / trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản (VN).
- Từ đó anh ta (CN) / không liệt kê được nữa (VN1), không còn giải thích được hành vi của mình nữa (VN2).
- Anh ta (CN) / không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa (VN1), lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác (VN2).
Câu ghép là: Mọi sự kiện (CN1) / xảy ra ở đâu (VN1), dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình (TN), anh ta (CN2) / cũng không biết (VN2).
Đáp án D.
Câu 8.
Hai câu sau được liên kết với nhau bằng thay thế từ ngữ. “một người chẳng may đánh mất dấu phẩy” được thay thế bằng “anh ta”.
Đáp án C.
Câu 9.
a. Trong khu vườn mùa xuân (TN), cây cối (CN1) / thi nhau đâm chồi nảy lộc (VN1) và chim chóc (CN2) / đua nhau hót vang (VN2).
b. Nắng (CN1) / đã chiếu sáng loà cửa biển (VN1), xóm lưới (CN2) / cũng ngập trong nắng đó (VN2).
Câu 10.
Tớ là dấu chấm. Tớ dùng để kết thúc câu chuyện nếu không có mình câu chuyện sẽ dài lê thê và không kết thúc.
B. Kiểm tra viết
Dàn ý :
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
...
Tải về để lấy toàn bộ Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều kèm đáp án.