Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2025 dưới đây có kèm ma trận, bản đặc tả sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm. Tài liệu này có tất cả 05 đề thi. Trong đó có 1 đề có đáp án + 04 đề kèm ma trận, bản đặc tả chi tiết (không có đáp án).
05 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2025
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều - Đề số 1
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Có những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hồng Phương)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
B. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
C. Đánh mất khả năng học hỏi.
D. Trở thành một người không có cảm xúc.
Câu 2. Khi bị mất dấu câu, anh ta đã làm gì?
A. Tự trách mình.
B. Đổ lỗi cho bạn.
C. Đổ lỗi cho tất cả.
D. Không đổ lỗi cho người khác.
Câu 3. Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?
A. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
B. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
C. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
D. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.
Câu 4. Câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” cho ta thấy anh ta là một người:
A. Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
B. Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
C. Cô đơn, không còn ai thân thích.
D. Hào phóng, sẵn sàng cho mọi thứ.
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu 6. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ:
A. học hỏi
B. suy nghĩ
C. tranh luận
D. tư cách
Câu 7. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.
B. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa.
C. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác.
D. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết.
Câu 8. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.”
A. Lặp từ ngữ
B. Dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Câu 9. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau :
a. Trong khu vườn mùa xuân, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc và chim chóc đua nhau hót vang.
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển, xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
Câu 10. Em hãy đóng vai là một dấu câu bất kì (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,……), nói 2-3 câu về tầm quan trọng của mình.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo.
ĐÁP ÁN:
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1.
Đáp án D.
Câu 2.
Đáp án C.
Câu 3.
Khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép, anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
Đáp án B.
Câu 4.
A. Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
Câu 5.
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên đổ lỗi cho người khác mà hãy nhìn lại, chấp nhận cái sai của mình.
Câu 6.
Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ “suy nghĩ”.
Vậy chọn: B. suy nghĩ
Câu 7.
Các câu đơn:
- Anh ta (CN) / trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản (VN).
- Từ đó anh ta (CN) / không liệt kê được nữa (VN1), không còn giải thích được hành vi của mình nữa (VN2).
- Anh ta (CN) / không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa (VN1), lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác (VN2).
Câu ghép là: Mọi sự kiện (CN1) / xảy ra ở đâu (VN1), dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình (TN), anh ta (CN2) / cũng không biết (VN2).
Đáp án D.
Câu 8.
Hai câu sau được liên kết với nhau bằng thay thế từ ngữ. “một người chẳng may đánh mất dấu phẩy” được thay thế bằng “anh ta”.
Đáp án C.
Câu 9.
a. Trong khu vườn mùa xuân (TN), cây cối (CN1) / thi nhau đâm chồi nảy lộc (VN1) và chim chóc (CN2) / đua nhau hót vang (VN2).
b. Nắng (CN1) / đã chiếu sáng loà cửa biển (VN1), xóm lưới (CN2) / cũng ngập trong nắng đó (VN2).
Câu 10.
Tớ là dấu chấm. Tớ dùng để kết thúc câu chuyện nếu không có mình câu chuyện sẽ dài lê thê và không kết thúc.
B. Kiểm tra viết
Dàn ý :
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều - Đề số 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè dập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh nào được dùng để miêu tả cây chuối con lúc ban đầu?
A. Thân bằng cột hiên
B. Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác
C. Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn
D. Cổ cây mập tròn
Câu 2 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy cây chuối đã "thành mẹ"?
A. Thân cây to bằng cột hiên
B. Các tàu lá ngả ra mọi phía
C. Có dăm cây chuối bé xíu mọc xung quanh
D. Hoa chuối ngoi lên đến ngọn
Câu 3 (0,5 điểm). Hoa chuối được ví von như thế nào trong bài đọc trên?
A. Như ngọn lửa nhỏ.
B. Như một mầm lửa non.
C. Như ngọn đuốc.
D. Như ánh nắng.
Câu 4 (0,5 điểm). Cây chuối mẹ đã làm gì để bảo vệ con của mình?
A. Đuổi những con vật khác ra xa.
B. Che chắn cho con khỏi nắng mưa.
C. Ngả hoa sang một bên để tránh đè lên con.
D. Dành hết thức ăn cho con.
Câu 5 (0,5 điểm). Từ nào được sử dụng để miêu tả sự trưởng thành của cây chuối mẹ?
A. Nhỏ bé.
B. Xanh lơ.
C. Đĩnh đạc.
D. Lấp ló.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
A. Cây chuối rất quan trọng đối với cuộc sống con người.
B. Cần chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.
C. Cây cối có khả năng sinh sôi, nảy nở.
D. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.
(Theo Tiếng Việt 1, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Trăng ơi … từ đâu đến” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 86) Từ đầu cho đến… Bạn nào đá lên trời.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20 .. - 20 .. )
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3, 5, 6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1, 2, 3, 4, 5, 6 | C7, 8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9, 10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều - Đề số 3
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thi Sảnh)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, màu sắc chủ đạo của Vịnh Hạ Long là gì?
A. Màu vàng của cát.
B. Màu trắng của mây.
C. Màu xanh của thiên nhiên.
D. Màu đen của đá.
Câu 2 (0,5 điểm). Màu xanh của Hạ Long được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Chỉ có một màu xanh duy nhất.
B. Xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.
C. Thay đổi theo từng mùa rõ rệt.
D. Chỉ có vào mùa hè.
Câu 3 (0,5 điểm). Gió ở Hạ Long vào mùa hè được miêu tả như thế nào?
A. Lúc nào cũng mạnh mẽ.
B. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.
C. Chỉ mang hơi nóng của đất liền.
D. Hoàn toàn tĩnh lặng.
Câu 4 (0,5 điểm). Mùa nào được tác giả cho là quyến rũ nhất ở Hạ Long?
A. Mùa xuân.
B. Mùa thu.
C. Tất cả các mùa.
D. Mùa hè.
Câu 5 (0,5 điểm). Tác giả miêu tả ngọn gió mùa hè ở Hạ Long như thế nào?
A. Luôn mạnh mẽ.
B. Rất yên tĩnh.
C. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.
D. Lúc nào cũng nhẹ nhàng.
Câu 6 (0,5 điểm). Cảm giác của tác giả khi đi bên bờ biển Hạ Long vào mùa hè là gì?
A. Sảng khoái, thư thái.
B. Mệt mỏi, chán nản.
C. Buồn tẻ, cô đơn.
D. Sợ hãi, lo lắng.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Theo Vân Long)
a. Nhận xét về vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu.
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn.
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Vinh danh nước Việt” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 89) Từ đầu cho đến… khi sang Pháp học.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn kể lại câu chuyện “Tấm cám” hoặc “Sơn Tinh Thủy Tinh” với những chi tiết sáng tạo.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20 .. - 20 .. )
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều - Đề số 4
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Cây mây đầu ngõ
Cây mây đầu ngõ Mọc từng bụi nhỏ Gai góc đầy mình Quả mọc linh tinh Thành chùm trĩu nặng. Những ngày trời nắng Mẹ thường chặt mây Tước một rổ đầy Thân mây tước nhỏ Đem phơi khô nó Đan giỏ, đan nia. | Tuổi thơ thấm thía Trốn ở bụi mây Gai mây chọc đầy Xước da, xước áo. Mẹ về, mếu máo Sợ bị mắng to Nhưng mẹ lại lo Hơn là trách mắng. Mây giờ ít lắm Bụi rậm ngày xưa Giờ thành tường gạch Vừa cao vừa sạch Hết buổi ban trưa Đi tìm nhau nữa Nhớ hoài muôn thuở Một thời tuổi thơ. |
Câu 1 (0,5 điểm). Cây mây trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Cao lớn, thẳng tắp.
B. Nhỏ bé, yếu ớt.
C. Gai góc, nhiều quả.
D. Mềm mại, dễ uốn.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao mẹ thường chặt cây mây?
A. Để bán lấy tiền.
B. Để đan giỏ, đan nia.
C. Để làm đồ chơi cho trẻ con.
D. Để làm hàng rào.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ lại sợ bị mẹ mắng?
A. Vì buổi trưa trốn mẹ đi chơi cùng các bạn.
B. Vì đã chặt cây mây của mẹ để làm đồ chơi.
C. Vì bị gai mây chọc đầy người xước da, xước áo.
D. Vì ngã vào bụi mây bị gai mây chọc xước da, xước áo.
Câu 4 (0,5 điểm). Bụi mây ở đầu ngõ ngày xưa và bây giờ khác nhau như thế nào?
A. Ngày xưa mây mọc thành từng bụi nhỏ, bây giờ mây mọc thành từng bụi to.
B. Ngày xưa quả mây mọc linh tinh, bây giờ quả mây mọc thành từng chùm.
C. Ngày xưa mây mọc thưa thớt, bây giờ mây mọc thành từng bụi.
D. Ngày xưa mây mọc nhiều thành từng bụi, bây giờ mây mọc ít.
Câu 5 (0,5 điểm). Tình cảm của mẹ dành cho con được thể hiện qua chi tiết nào?
A. Mắng con khi bị xước da, xước áo.
B. Lo lắng cho con hơn là trách mắng khi con bị xước da, xước áo.
C. Bắt con tránh xa bụi mây.
D. Kể chuyện về cây mây cho con nghe.
Câu 6 (0,5 điểm). Sự thay đổi nào của cảnh vật được nhắc đến trong bài thơ?
A. Bụi mây rậm rạp ngày xưa giờ đã được thay thế bằng tường gạch.
B. Ngõ nhỏ ngày xưa đã được mở rộng thành đường lớn.
C. Cây mây đã được trồng ở khắp mọi nơi.
D. Mọi người đã quên cây mây.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) điền vào chỗ chấm để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. ………………. người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. ………………. họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. ………………. hạt lúa được rang và giã thành cốm. ………………. người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
(Theo Ngọc Hà)
Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.
(Theo Hà Phong)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không.
(Theo Vũ Tú Nam)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Ngày hội” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 105) Từ đầu cho đến… Bàn tay ơi, tung lên.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn mà em đã có dịp quan sát.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20 .. - 20 .. )
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều - Đề số 5
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Bí mật của khu vườn
Tuấn rón rén bước vào khu vườn sau nhà ông nội. Mùi hương của những bông hoa nhài lan tỏa khắp không gian. Ông nội đã rất am hiểu trong việc trồng trọt, và khu vườn này luôn là nơi bí ẩn đối với cậu.
"Này Tuấn" - Ông nội gọi, "Con muốn học cách trồng cây không?" – Ông nội hỏi.
Đôi mắt Tuấn sáng lên. Cậu bé luôn tò mò về những bí mật của khu vườn rộng lớn này. Ông nội mỉm cười và đưa cho cậu một cái xẻng nhỏ.
Ông nói: "Chúng ta phải hiểu đất. Đất không phải chỉ là một lớp đất đen đơn thuần. Nó là nguồn sống cho mọi loài thực vật."
Ông dẫn Tuấn đến một góc vườn. Cậu bé quan sát những luống đất được chăm sóc cẩn thận. Ông nội giải thích từng loại đất: đất sét, đất cát, đất mùn. Mỗi loại đất đều có đặc điểm riêng, phù hợp với những loại cây khác nhau.
Ông nội chỉ vào một luống cà chua và nói: "Những cây này cần đất giàu dinh dưỡng. Chúng ta phải bón phân, tưới nước đúng cách."
Tuấn học được cách nhận biết mùa vụ, cách gieo hạt, và quan trọng nhất là cách chăm sóc cây cối. Ông nội không chỉ dạy cậu kỹ thuật trồng trọt, mà còn chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, về sự kiên nhẫn và yêu thương mà con người dành cho thiên nhiên.
Những ngày hè tiếp theo, Tuấn dành nhiều thời gian trong vườn. Cậu trồng được những luống rau sạch, chăm sóc những cây hoa xinh đẹp. Và mỗi khi thu hoạch, cậu luôn cảm thấy một niềm vui khó tả.
"Con biết không, trồng cây giống như nuôi dưỡng ước mơ. Cần có kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu." – Ông nội nói.
(Theo Minh Ngọc)
Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì khiến Tuấn thích thú với khu vườn của ông nội?
A. Khu vườn rất rộng lớn.
B. Có nhiều loài hoa đẹp.
C. Là nơi chứa đựng nhiều “bí mật” mà cậu muốn khám phá.
D. Có rất nhiều quả ngon.
Câu 2 (0,5 điểm). Ông nội đã dạy Tuấn điều gì về đất?
A. Đất chỉ là đất đen.
B. Những đặc điểm của các loại đất.
C. Đất không quan trọng với cây cối.
D. Đất cần được tưới nước thường xuyên.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo em, Tuấn đã học được những gì từ ông nội?
A. Kỹ thuật trồng trọt và tình yêu với thiên nhiên.
B. Cách làm vườn để kiếm tiền.
C. Cách phân biệt các loại cây.
D. Cách chăm sóc động vật.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, vì sao Tuấn cảm thấy vui khi thu hoạch?
A. Vì được ăn những trái cây ngon.
B. Vì được nhận quà từ ông nội.
C. Vì đó là lúc Tuấn được gặt hái thành quả do chính mình tạo ra.
D. Vì được mọi người khen ngợi.
Câu 5 (0,5 điểm). Ngoài kỹ thuật trồng trọt, ông nội còn chia sẻ với Tuấn điều gì?
A. Những bài học về lịch sử
B. Những câu chuyện về cuộc sống, về sự kiên nhẫn và yêu thương dành cho thiên nhiên
C. Những bí quyết nấu ăn ngon
D. Những trò chơi dân gian
Câu 6 (0,5 điểm). Câu nói nào của ông nội đã so sánh việc trồng cây với việc nuôi dưỡng ước mơ?
A. "Chúng ta phải hiểu đất. Đất không phải chỉ là một lớp đất đen đơn thuần."
B. "Những cây này cần đất giàu dinh dưỡng. Chúng ta phải bón phân, tưới nước đúng cách."
C. "Con biết không, trồng cây giống như nuôi dưỡng ước mơ. Cần có kiên nhẫn, chăm chỉ và tình yêu."
D. "Chúng ta phải hiểu đất. Đất không phải chỉ là một lớp đất đen đơn thuần. Nó là nguồn sống cho mọi loài thực vật."
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Tìm các từ ngữ nối thích hợp điền vào chỗ chấm để tạo sự liên kết giữa các câu.
a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. ………….. ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. ………………., mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. ………………., cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. ………………………., du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
Câu 8 (2,0 điểm). Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:
a. Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
(Truyện Thạch Sanh)
b. Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.
(Ngô Quân Miện)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Cô gái đội mũ nồi xanh” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 105) Từ đầu cho đến… Giọng hát xanh trời thẫm trên đầu.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy đóng vai lớp trưởng, viết chương trình “Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp”.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20 - 20 .. )
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
Tải về để lấy File Bộ 05 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều đầy đủ ma trận, bản đặc tả chi tiết.