Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều dưới đây có ma trận, bản đặc tả chi tiết mới nhất sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm. Bộ tài liệu này gồm 09 đề thi soạn theo Thông tư 27. Trong đó có 03 đề thi sách Kết nối, 03 đề thi sách Chân trời, 03 đề thi sách Cánh Diều.
Lưu ý: Bộ 09 đề thi này không có đáp án.
09 đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 năm 2024 - 2025
1. Đề thi học kì 2 môn Tin học 5 sách Kết nối tri thức
HÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ THI HỌC KÌ II |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (1,0 điểm) (M1). Em có thể tạo chương trình có cấu trúc lặp bằng phần mềm nào?
A. YouTube Kids.
B. Microsoft Word.
C. Scratch.
D. Google Meet.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong cấu trúc lặp, công việc được thực hiện lặp lại.
B. Trong chương trình có cấu trúc lặp, lệnh hoặc khối lệnh được thực hiện lặp lại.
C. Scratch có bốn lệnh điều khiển cấu trúc lặp.
D. Các lệnh điều khiển cấu trúc lặp của Scratch thuộc nhóm lệnh Điều khiển.
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Để thay đổi động tác của nhân vật, em sử dụng lệnh nào sau đây?
Câu 4. (1,0 điểm) (M1) Hành động rẽ trái hoặc phải của ô tô được mô tả bằng cấu trúc gì?
A. Cấu trúc lặp có điều kiện.
B. Cấu trúc tuần tự.
C. Cấu trúc quay lui.
D. Cấu trúc rẽ nhánh.
Câu 5. (1,0 điểm) (M2) Trong Scratch, thông tin nhập vào từ bàn phím được lưu ở đâu?
A. Trong bộ nhớ máy tính.
B. Trong biến .
C. Trên vùng sân khấu.
D. Trong biến .
Câu 6. (1,0 điểm) (M1) Với biểu thức có nhiều phép toán, khi chạy chương trình Scratch, các phép toán được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
A. Theo thứ tự từ trái qua phải.
B. Theo thứ tự từ ngoài vào trong.
C. Theo thứ tự từ phải qua trái.
D. Theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Câu 7. (1,0 điểm) (M1) Kịch bản chương trình không trả lời câu hỏi nào?
A. Hành động của các nhân vật là gì?
B. Chương trình có những lỗi gì?
C. Chương trình diễn ra trong bối cảnh (sân khấu) nào?
D. Chương trình có nhân vật nào?
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M3) Em hãy xác định loại lệnh lặp trong hình sau. Cho biết các vị trí (1) và (2) trong hình ứng với thông tin gì.
Câu 2.
a. (1,0 điểm) (M2) Dữ liệu của biến trả lời được lấy từ đâu? Biến này được đặt trong nhóm lệnh nào của Scratch?
b. (1,0 điểm) (M3) Xác định phép toán trong hình sau. Ý nghĩa của phép toán đó là gì?
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 5 Kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ/ Bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
|||||||||
Bài 10. Cấu trúc tuần tự |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
|
1,0 |
Bài 11. Cấu trúc lặp |
1 |
|
|
|
|
1 |
1 |
1 |
2,0 |
Bài 12. Thực hành sử dụng lệnh lặp |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Bài 13. Cấu trúc rẽ nhánh |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Bài 14. Sử dụng biến trong chương trình |
|
|
1 |
1 |
|
|
1 |
1 |
2,0 |
Bài 15. Sử dụng biểu thức trong chương trình |
1 |
|
|
|
|
1 |
1 |
1 |
2,0 |
Bài 16. Từ kịch bản đến chương trình |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Tổng số câu TN/TL |
4 |
0 |
2 |
1 |
1 |
2 |
7 |
3 |
10,0 |
Điểm số |
4,0 |
0,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm 40% |
3,0 điểm 30% |
3,0 điểm 30% |
10,0 điểm 100% |
10,0 điểm 100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tin học 5 Kết nối tri thức
...
2. Đề thi học kì 2 môn Tin học 5 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (1,0 điểm) (M1) Các lệnh điều khiển cấu trúc rẽ nhánh của Scratch thuộc nhóm lệnh nào?
A. Nhóm lệnh Điều khiển.
B. Nhóm lệnh Cảm biến.
C. Nhóm lệnh Sự kiện.
D. Nhóm lệnh Chuyển động.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Thuật toán dưới đây thuộc cấu trúc
A. cấu trúc nhánh dạng thiếu.
B. cấu trúc nhánh dạng đủ.
C. cấu trúc lặp.
D. cấu trúc tuần tự.
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Thuật toán thực hiện công việc rửa rau được mô tả bằng cách liệt kê các bước như sau:
1. Cho rau vào chậu và xả nước ngập rau.
2. Dùng tay đảo rau trong chậu.
3. Vớt rau ra rổ, đổ hết nước trong chậu đi.
4. Lặp lại bước 1 đến bước 3 cho đến khi rau sạch thì kết thúc.
Điều kiện để dừng việc rửa rau là gì?
A. Vớt rau ra rổ.
B. Đổ hết nước trong chậu đi.
C. Rau sạch.
D. Rau ở trong chậu.
Câu 4. (1,0 điểm) (M1) Với biểu thức có nhiều phép toán, khi chạy chương trình Scratch, các phép toán được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
A. Theo thứ tự từ trái qua phải, từ trong ra ngoài.
B. Theo thứ tự từ ngoài vào trong.
C. Theo thứ tự từ phải qua trái.
D. Theo thứ tự từ phải qua trái, trong ra ngoài.
Câu 5. (1,0 điểm) (M2) Em có thể chạy thử chương trình bằng cách nháy chuột vào các nhân vật trong vùng nào?
A. Lập trình.
B. Sân khấu.
C. Âm thanh.
D. Khối lệnh.
Câu 6. (1,0 điểm) (M1) Sau khi nhấn vào nhân vật, nhân vật sẽ di chuyển từ tọa độ x = 0, y = 0 đến vị trí ngẫu nhiên. Làm cách nào để quá trình đó diễn ra nhanh hơn?
A. Giảm thời gian trong câu lệnh đợi.
B. Bỏ vòng lặp liên tục.
C. Bỏ câu lệnh đi tới điểm x:0 y:0.
D. Không có cách nào.
Câu 7. (1,0 điểm) (M1) Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Từ kịch bản, em dễ dàng tạo ra chương trình để thực hiện ý tưởng.
B. Để chạy chương trình trong Scratch, em nháy nút lệnh cờ xanh trên màn hình.
C. Kịch bản giúp em xác định cụ thể các công việc mà chương trình cần thực hiện.
D. Sau khi tạo chương trình, em không cần chạy thử.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M3) Em hãy xác định loại lệnh lặp trong hình sau. Cho biết các vị trí (1) và (2) trong hình ứng với thông tin gì.
Câu 2.
a. (1,0 điểm) (M2) Việc tính diện tích mảnh vườn hình chữ nhật có được coi là việc có cấu trúc tuần tự không? Giải thích.
b. (1,0 điểm) (M3) Cho biết phép toán trong hình sau. Kết quả của phép toán đó là gì?
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (20 .. – 20 .. )
MÔN: TIN HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ/ Bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
|||||||||
Bài 9. Cấu trúc tuần tự |
|
|
|
1 |
1 |
|
1 |
1 |
2,0 |
Bài 10. Cấu trúc rẽ nhánh |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Bài 11. Cấu trúc lặp |
|
|
1 |
|
|
1 |
1 |
1 |
2,0 |
Bài 12. Viết chương trình để tính toán |
1 |
|
|
|
|
1 |
1 |
1 |
2,0 |
Bài 13. Chạy thử chương trình |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
1,0 |
Bài 14. Viết kịch bản chương trình máy tính |
2 |
|
|
|
|
|
2 |
|
2,0 |
Tổng số câu TN/TL |
4 |
0 |
2 |
1 |
1 |
2 |
7 |
3 |
10,0 |
Điểm số |
4,0 |
0,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm 40% |
3,0 điểm 30% |
3,0 điểm 30% |
10,0 điểm 100% |
10,0 điểm 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (20 .. – 20 .. )
MÔN: TIN HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN (câu) |
TL (câu) |
|||
7 |
1 |
|
|
|||
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
||||||
Bài 9. Cấu trúc tuần tự |
Kết nối |
Ví dụ về việc có cấu trúc tuần tự. Giải thích cho ví dụ đó. |
|
1 |
|
C2a |
Vận dụng |
Xác định điều kiện dừng của bài toán. |
1 |
|
C3 |
|
|
Bài 10. Cấu trúc rẽ nhánh |
Nhận biết |
Nhóm lệnh chứa lệnh điều khiển cấu trúc rẽ nhánh. |
1 |
|
C1 |
|
Bài 11. Cấu trúc lặp |
Kết nối |
Xác định loại cấu trúc của thuật toán. |
1 |
|
C2 |
|
Vận dụng |
Xác định loại lệnh lặp. Điền chú thích thích hợp vào hình. |
|
1 |
|
C1 |
|
Bài 12. Viết chương trình để tính toán |
Nhận biết |
Thứ tự thức hiện biểu thức có nhiều phép toán. |
1 |
|
C4 |
|
Vận dụng |
Xác định loại phép toán và kết quả của phép toán đó. |
|
1 |
|
C2b |
|
Bài 13. Chạy thử chương trình |
Kết nối |
Cách chạy thử chương trình. |
1 |
|
C5 |
|
Bài 14. Viết kịch bản chương trình máy tính |
Nhận biết |
- Sử dụng lệnh trong Scratch để cho chương trình. - Xác định ý không đúng về kịch bản chương trình. |
2 |
|
C6, 7 |
|
3. Đề thi học kì 2 môn Tin học 5 sách Cánh Diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M1) Hoạt động nào sau biểu thị bằng cấu trúc lặp liên tục?
A. Rửa rau.
B. In bài tập.
C. Giặt quần áo đến khi áo sạch.
D. Mặt trời mọc rồi lặn.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Từ kịch bản, em dễ dàng tạo ra chương trình để thực hiện ý tưởng.
B. Để chạy chương trình trong Scratch, em nháy nút lệnh cờ xanh trên màn hình.
C. Kịch bản giúp em xác định cụ thể các công việc mà chương trình cần thực hiện.
D. Sau khi tạo chương trình, em không cần chạy thử.
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) : Em có thể thay đổi thứ tự như thế nào để tạo ra thuật toán nào khác dựa trên kịch bản dưới đây?
1. Đặt nhân vật Mèo đứng bên trái căn phòng
2. Nhân vật Mèo kêu: “Grừ, Grừ… lạnh quá!”
3. Nhân vật Mèo kêu: “Lò sưởi ở đâu nhỉ?”
4. Nhân vật Mèo chạy một đoạn (10 bước)
5. Nhân vật Mèo kêu: “Không có cái nào!”
A. 1-3-4-5-2
B. 5-4-3-2-1
C. 4-5-3-2-1
D. 3-4-2-5-1
Câu 4. (1,0 điểm) (M1) Cấu trúc lặp với số lần lặp biết trước thuộc nhóm lệnh nào?
A. Nhóm lệnh chuyển động.
B. Nhóm lệnh hiển thị.
C. Nhóm lệch sự kiện
D. Nhóm lệnh điều khiển
Câu 5. (1,0 điểm) (M1) Trong Scratch, các lệnh tạo biểu thức toán học nằm trong nhóm lệnh nào?
A. Nhóm lệnh Các biến số.
B. Nhóm lệnh Chuyển động.
C. Nhóm lệnh Các phép toán.
D. Nhóm lệnh Sự kiện.
Câu 6. (1,0 điểm) (M1) Khi khởi động chương trình Scratch ta có sẵn đối tượng nào trên sân khấu:
A. Chú chuột
B. Chú mèo
C. Con cá
D. Con cua
Câu 7. (1,0 điểm) (M2) Câu: “Nếu bạn Hoa ốm phải nghỉ học, em sẽ chép bài giúp bạn" thể hiện cấu trúc điều khiển nào?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
C. Cấu trúc lặp.
D. Cấu trúc tuần tự.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M2) Em hãy cho biết kết quả của các biểu thức so sánh sau:
Câu 2. (1,0 điểm) (M3) Huyền tạo chương trình để nhân vật di chuyển từ một vị trí ngẫu nhiên tới khi chạm cạnh của vùng Sân khấu thì dừng lại như hình bên. Tuy nhiên, Huyền quên chưa chọn điều kiện dừng lặp. Em hãy giúp Huyền chọn điều kiện dừng lặp phù hợp.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học 5 Cánh diều
CHỦ ĐỀ/ Bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
|||||||||
Bài 1: Nhóm lệnh bút vẽ |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 2: Thực hành tạo chương trình về hình đơn giản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 3: Trang phục của nhân vật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 4: Thực hành tạo chương trình hoạt hình cho nhân vật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 5: Cấu trúc tuần tự |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
|
1 |
Bài 6: Cấu trúc lặp với số lần biết trước |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 7: Cấu trúc lặp có điều kiện |
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
1 |
Bài 8: Cấu trúc lặp liên tục |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 9: Biến và cách dùng biến |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bài 10: Các phép toán số học cơ bản và phép kết hợp |
1 |
|
|
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 11: Các phép so sánh |
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
2 |
Bài 12: Cấu trúc rẽ nhánh |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 13: Chạy thử, phát hiện và sửa lỗi chương trình |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
1 |
Bài 14: Thực hành viết kịch bản và tạo chương trình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số câu TN/TL |
4 |
0 |
2 |
2 |
1 |
1 |
7 |
3 |
10,0 |
Điểm số |
4 |
0 |
2 |
2 |
1 |
1 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm 40% |
4,0 điểm 40% |
2,0 điểm 20% |
10,0 điểm 100% |
10,0 điểm 100% |
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tin học 5 Cánh diều
...
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn tải về để lấy 09 đề thi học kì 2 môn Tin học 5 sách Kết nối, Chân trời Cánh Diều kèm ma trận + bản đặc tả đề kiểm tra đầy đủ nhất.