Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều năm 2025 - Đề số 4
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 năm 2025 sách Cánh diều - Đề số 4 dưới đây có kèm ma trận sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm.
Lưu ý: Đề này có kèm ma trận, bản đặc tả (không có đáp án)
Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Cây mây đầu ngõ
Cây mây đầu ngõ Mọc từng bụi nhỏ Gai góc đầy mình Quả mọc linh tinh Thành chùm trĩu nặng. Những ngày trời nắng Mẹ thường chặt mây Tước một rổ đầy Thân mây tước nhỏ Đem phơi khô nó Đan giỏ, đan nia. |
Tuổi thơ thấm thía Trốn ở bụi mây Gai mây chọc đầy Xước da, xước áo. Mẹ về, mếu máo Sợ bị mắng to Nhưng mẹ lại lo Hơn là trách mắng. Mây giờ ít lắm Bụi rậm ngày xưa Giờ thành tường gạch Vừa cao vừa sạch Hết buổi ban trưa Đi tìm nhau nữa Nhớ hoài muôn thuở Một thời tuổi thơ. |
Câu 1 (0,5 điểm). Cây mây trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Cao lớn, thẳng tắp.
B. Nhỏ bé, yếu ớt.
C. Gai góc, nhiều quả.
D. Mềm mại, dễ uốn.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao mẹ thường chặt cây mây?
A. Để bán lấy tiền.
B. Để đan giỏ, đan nia.
C. Để làm đồ chơi cho trẻ con.
D. Để làm hàng rào.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ lại sợ bị mẹ mắng?
A. Vì buổi trưa trốn mẹ đi chơi cùng các bạn.
B. Vì đã chặt cây mây của mẹ để làm đồ chơi.
C. Vì bị gai mây chọc đầy người xước da, xước áo.
D. Vì ngã vào bụi mây bị gai mây chọc xước da, xước áo.
Câu 4 (0,5 điểm). Bụi mây ở đầu ngõ ngày xưa và bây giờ khác nhau như thế nào?
A. Ngày xưa mây mọc thành từng bụi nhỏ, bây giờ mây mọc thành từng bụi to.
B. Ngày xưa quả mây mọc linh tinh, bây giờ quả mây mọc thành từng chùm.
C. Ngày xưa mây mọc thưa thớt, bây giờ mây mọc thành từng bụi.
D. Ngày xưa mây mọc nhiều thành từng bụi, bây giờ mây mọc ít.
Câu 5 (0,5 điểm). Tình cảm của mẹ dành cho con được thể hiện qua chi tiết nào?
A. Mắng con khi bị xước da, xước áo.
B. Lo lắng cho con hơn là trách mắng khi con bị xước da, xước áo.
C. Bắt con tránh xa bụi mây.
D. Kể chuyện về cây mây cho con nghe.
Câu 6 (0,5 điểm). Sự thay đổi nào của cảnh vật được nhắc đến trong bài thơ?
A. Bụi mây rậm rạp ngày xưa giờ đã được thay thế bằng tường gạch.
B. Ngõ nhỏ ngày xưa đã được mở rộng thành đường lớn.
C. Cây mây đã được trồng ở khắp mọi nơi.
D. Mọi người đã quên cây mây.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) điền vào chỗ chấm để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. ………………. người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. ………………. họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. ………………. hạt lúa được rang và giã thành cốm. ………………. người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
(Theo Ngọc Hà)
Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.
(Theo Hà Phong)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không.
(Theo Vũ Tú Nam)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Ngày hội” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 105) Từ đầu cho đến… Bàn tay ơi, tung lên.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn mà em đã có dịp quan sát.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (20 .. - 20 .. )
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT |
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu và số điểm |
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Thông hiểu |
Mức 3 Vận dụng |
Tổng |
|||||||
|
|
|
TN |
TL |
HT khác |
TN |
TL |
HT khác |
TN |
TL |
TN |
TL |
HT khác |
1 |
Đọc thành tiếng |
1 câu: 3 điểm |
|||||||||||
2 |
Đọc hiểu + Luyện từ và câu |
Số câu |
2 |
0 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
1 |
6 |
2 |
0 |
|
|
Câu số |
1,2 |
0 |
0 |
3,5,6 |
7 |
0 |
4 |
8 |
C1,2,3,4,5,6 |
C7,8 |
0 |
|
|
Số điểm |
1 |
0 |
0 |
1 |
2 |
0 |
0.5 |
2 |
3 |
4 |
0 |
Tổng |
Số câu: 8 Số điểm: 7 |
||||||||||||
3 |
Viết |
Số câu |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
2 |
0 |
|
|
Câu số |
0 |
9 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
10 |
0 |
C9,10 |
0 |
|
|
Số điểm |
0 |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
0 |
|
0 |
Tổng |
Số câu: 2 Số điểm: 10 |
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều
Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 5 Cánh diều có trong File tải về!