Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều dưới đây có ma trận, bản đặc tả chi tiết mới nhất sẽ giúp thầy cô ra đề thi học kì 2 lớp 5 cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong bài kiểm tra định kỳ cuối năm. Bộ tài liệu này gồm 15 đề thi soạn 03 mức theo Thông tư 27. Trong đó có chi tiết như sau:
- 05 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- 05 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Chân trời sáng tạo
- 05 đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 sách Cánh diều
15 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 (Có ma trận)
- 1. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
1. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
1.1 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Hai mẹ con
Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.
Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi, Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành, Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”
Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
(Theo Nguyễn Thị Hoan)
Câu 1 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phương quyết tâm học chữ?
A. Vì muốn được cô giáo khen.
B. Vì muốn giúp mẹ ký tên vào sổ.
C. Vì muốn được đi học cùng các bạn.
D. Vì muốn trở thành người giỏi giang.
Câu 2 (0,5 điểm). Hai mẹ con Phương đã gặp chuyện gì trên đường đi học?
A. Gặp tai nạn giao thông.
B. Gặp một người ăn xin.
C. Gặp cụ Tám nằm ngất bên đường.
D. Bị lạc đường.
Câu 3 (0,5 điểm). Phương và mẹ đã làm gì khi thấy cụ Phương ngất bên đường?
A. Bỏ mặc cụ Tám.
B. Chở cụ Tám đến bệnh viện.
C. Gọi xe cấp cứu.
D. Báo cho hàng xóm.
Câu 4 (0,5 điểm). Ban đầu, Phương cảm thấy như thế nào khi đến lớp trễ?
A. Buồn và xấu hổ.
B. Giận mẹ.
C. Không quan tâm.
D. Rất tự hào.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
A. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy.
B. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi.
C. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng nghịu xấu hổ.
D. Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương đã bị nêu tên ở tiết chào cờ.
Câu 6 (0,5 điểm). Theo em, vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn Phương lại cảm thấy “ngượng nghịu và xấu hổ”?
A. Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ.
B. Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và đã giận mẹ.
C. Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen.
D. Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
(Tố Hữu)
a. Em hãy tìm các danh từ tác giả dùng để chỉ Bác Hồ.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
b. Em có nhận xét gì về cách viết các danh từ tìm được.
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Tìm từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
(1) Mùa hạ mở đầu với muôn vàn tiếng ve và tiếng chim vít vịt. (2) Cùng với mùa hạ là nắng vàng rực rỡ, là những ngọn gió nam hây hẩy hoà quyện với tiếng sáo diều ngân nga. (3) Những quả vải thiều bắt đầu sẫm lại, mọng nước. (4) Nhưng không chỉ có thế, mùa của nắng vàng rực rỡ còn khiến cả cái đầm sen trước làng cũng trồi lên những búp như hai bàn tay khum khum chụm lại.
(Đặng Vương Hưng)
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Hộp quà màu thiên thanh” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống - Trang 22) Từ đầu cho đến… không đi học muộn nữa.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
1.2 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 2
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi vợ ông muốn xin chức cầu đương cho người khác, Trần Thủ Độ đã làm gì?
A. Chấp thuận ngay lập tức.
B. Đuổi việc người đó.
C. Dọa phải chặt một ngón chân để phân biệt.
D. Không quan tâm.
Câu 2 (0,5 điểm). "Linh Từ Quốc Mẫu" trong bài đọc là chỉ ai?
A. Một người phụ nữ vô danh.
B. Mẹ của vua.
C. Một quan nữ triều đình.
D. Vợ của Trần Thủ Độ.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong câu chuyện trên, Trần Thủ Độ được miêu tả là người như thế nào?
A. Độc đoán và tham quyền.
B. Công minh, tôn trọng pháp luật.
C. Yếu đuối và thiếu quyết đoán.
D. Không có quan điểm rõ ràng.
Câu 4 (0,5 điểm). Hành động của Trần Thủ Độ với quân hiệu cho thấy ông coi trọng điều gì?
A. Ông là người rất rộng lượng.
B. Ông là người biết trọng dụng người tài.
C. Sự khéo léo trong ứng xử.
D. Ông rất coi trọng pháp luật và kỷ cương.
Câu 5 (0,5 điểm). Qua các chi tiết, hành động được nhắc tới trong bài đọc, tính cách nào của Trần Thủ Độ được thể hiện rõ nét nhất?
A. Nghiêm khắc và độc đoán trong việc xử lý công việc.
B. Công bằng và tôn trọng kỷ cương phép nước.
C. Khoan dung và rộng lượng với người dưới.
D. Mâu thuẫn trong cách cư xử với mọi người.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài học nào sau đây không đúng khi nói về câu chuyện của Trần Thủ Độ?
A. Cần phải tôn trọng pháp luật.
B. Cần phải công bằng, chính trực.
C. Cần phải biết cách sử dụng quyền lực để đạt được mục đích cá nhân.
D. Cần phải dám nhận trách nhiệm.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau (Gạch chân dưới từ đồng nghĩa mà em tìm được):
a. Các em lớp Một phấn khởi chào đón năm học mới. Chúng tôi cũng vô cùng hân hoan.
(Minh Mẫn)
b. Đất nước ta thật thanh bình. Cuộc sống của người dân trên mọi miền Tổ quốc thật yên vui.
(Phan Ngọc Linh)
Câu 8 (2,0 điểm). Thay từ in đậm trong mỗi câu sau bằng một từ đồng nghĩa:
a. Mai tặng tôi chiếc nơ cài tóc màu hồng rất đẹp.
b. Bầy ngựa tung vó trên thảo nguyên rộng lớn.
c. Xe chúng tôi vừa chạy qua quãng đường gập ghềnh, nhiều ổ gà.
d. Những cánh hoa bé xíu cố gắng vươn lên khỏi đám cỏ để đón ánh nắng mặt trời.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” (SGK TV5, Kết nối tri thức và cuộc sống – Trang 34) Từ đầu cho đến… Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc học sinh nên được tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường.
1.3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Con đường
Tôi là một con đường, một con đường nhỏ thôi, nhưng cũng khá lớn tuổi rồi. Hàng ngày đi qua tôi là bao nhiêu con người với biết bao bước chân khác nhau. Tôi ôm ấp những bước chân ấy trong lòng đầy yêu mến!
Tôi có một thú vui, đó là mỗi buổi sáng thức dậy, nghe tiếng chân của các bác trong hội người cao tuổi, vừa đi bộ tập thể dục, vừa chuyện trò rôm rả, vui vẻ mà tình cảm biết bao. Lúc đó tôi thấy tâm hồn mình thư thái, dễ chịu, tôi khẽ vươn vai, lấy sức để chuẩn bị tinh thần giữ an toàn cho mọi người tới giờ đi học, đi làm. Vì đó luôn là thời khắc căng thẳng nhất trong một ngày của tôi.
Mỗi buổi chiều về, tiếng người đi chợ gọi nhau, những bước chân vui đầy no ấm, đi qua tôi, cho tôi những cảm xúc thật ấm lòng.
Buổi tối, đám trẻ đùa nhau tung tăng chạy nhảy, tôi say mê ngắm những thiên thần bé nhỏ, và lắng nghe từng bước chân để kịp nâng đỡ mỗi khi có thiên thần nhỏ nào bị ngã. Những lúc đó tôi thấy mình trẻ lại vì những niềm vui. Tôi thấy tuổi già của mình vẫn còn có ích.
Còn bây giờ đêm đã về khuya. Các anh chị công nhân dọn dẹp, quét đi bụi bẩn, lá rụng và tôi trở nên sạch sẽ, thoáng mát. Tôi vươn vai ngáp dài. Chắc cũng phải ngủ một chút cho một ngày mới đầy vui vẻ sắp bắt đầu. Sáng mai, tôi sẽ lại được sống một ngày ngập tràn tình yêu và hạnh phúc!
(Theo Hà Thu)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, con đường thấy thú vị nhất vào buổi sáng ở điều gì?
A. Tiếng chân của học sinh.
B. Tiếng chân của hội người cao tuổi tập thể dục.
C. Tiếng chân của công nhân.
D. Tiếng chân của người đi chợ.
Câu 2 (0,5 điểm). Thời khắc nào được con đường cho là căng thẳng nhất trong ngày?
A. Buổi tối.
B. Buổi chiều.
C. Buổi sáng giờ đi học, đi làm.
D. Lúc nửa đêm.
Câu 3 (0,5 điểm). Điều gì khiến con đường cảm thấy mình "vẫn còn có ích"?
A. Được quét dọn sạch sẽ hàng ngày.
B. Được công nhân chăm sóc vào mỗi tối.
C. Được người cao tuổi đi qua và mỗi buổi sáng.
D. Được ngắm đám trẻ chạy nhảy và nâng đỡ khi chúng bị ngã.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhân vật xưng tôi trong bài là ai?
A. Một con đường.
B. Một bác đi tập thể dục buổi sáng.
C. Một cô công nhân quét dọn vệ sinh.
D. Một bạn học sinh.
Câu 5 (0,5 điểm). Con đường trong bài văn tự nhận mình là:
A. Một con đường rộng lớn, nổi tiếng.
B. Một con đường nhỏ nhưng khá lớn tuổi.
C. Một con đường mới được xây dựng.
D. Một con đường trải nhựa phẳng lì.
...
1.4 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Chiếc kén bướm
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Theo Nông Lương Hoài)
Câu 1 (0,5 điểm). Anh chàng trong câu chuyện đã làm gì khi thấy kén bướm hé ra một lỗ nhỏ?
A. Anh chàng ngồi hàng giờ quan sát chú bướm cố gắng thoát ra.
B. Anh chàng bỏ đi vì nghĩ bướm sẽ tự thoát ra được.
C. Anh chàng tìm cách phá vỡ hoàn toàn cái kén.
D. Anh chàng gọi người khác đến xem.
Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao anh chàng quyết định giúp chú bướm?
A. Vì anh chàng muốn chú bướm nhanh chóng bay đi.
B. Vì anh chàng tò mò muốn xem hình dáng chú bướm.
C. Vì anh chàng thấy chú bướm không thể tự thoát ra được nữa.
D. Vì anh chàng sợ chú bướm sẽ chết trong kén.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao chú bướm không thể bay được sau khi được chàng thanh niên giúp đỡ?
A. Vì chú bướm bị thương trong quá trình thoát ra khỏi kén.
B. Vì chàng thanh niên đã rạch quá to lỗ trên kén.
C. Vì cơ thể của chú bướm chưa đủ khỏe mạnh để bay.
D. Vì đôi cánh của chú bướm chưa được bơm chất lỏng và căng ra.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo câu chuyện, việc chui ra khỏi kén khó khăn tượng trưng cho điều gì?
A. Sự yếu đuối của con người.
B. Quá trình phát triển và trưởng thành.
C. Sự tàn nhẫn của tự nhiên.
D. Tình cảm của con người.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao cái kén chật chội lại có lợi cho chú bướm?
A. Vì nó giúp chú bướm có thêm thời gian để phát triển.
B. Vì nó giúp chú bướm rèn luyện sức mạnh để thoát ra.
C. Vì nó giúp chú bướm có một bộ xương cứng cáp hơn.
D. Vì nó giúp chú bướm có một lớp vỏ bảo vệ tốt hơn.
...
1.5 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 5
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp Tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất.
Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.
(Theo Tô Phương)
Câu 1 (0,5 điểm). Nhà Út Vịnh ở đâu?
A. Ở gần trường học.
B. Ở ngay bên đường sắt.
C. Ở cạnh sông Cái.
D. Trong một ngôi làng nhỏ.
Câu 2 (0,5 điểm). Phong trào nào được trường Út Vịnh phát động?
A. Em yêu trường em.
B. Em yêu quê hương.
C. Em yêu đường sắt quê em.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao Vịnh phải thuyết phục Sơn không chơi trên đường tàu nữa?
A. Vì Sơn là một bạn rất nghịch lại thường chơi trên đường tàu.
B. Vì Sơn hay ném đá lên tàu.
C. Vì Sơn không muốn tham gia phong trào.
D. Vì Sơn là bạn thân của Vịnh.
...
2. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
2.1 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 1
PHÒNG GD & ĐT ………………. | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 20.. - 20.. |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Đàn chim gáy
Bây giờ đang là mùa gặt tháng Mười, hàng đàn chim gáy cắn đuôi nhau, lượn vòng rồi sà xuống ruộng gặt.
Đó là những con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc “tạp dề” công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng gáy càng trong càng dài, mỗi mùa càng được vinh dự đeo thêm vòng cườm đẹp quanh cổ.
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo. Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, cặm cụi sau người đi mót lúa.
Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.
(Theo Tô Hoài)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Đàn chim gáy bay về ruộng vào thời điểm nào?
A. Mùa gặt tháng Mười
B. Mùa gặt tháng Sáu
C. Mùa cấy lúa tháng Giêng
D. Mùa cấy lúa tháng Tám
Câu 2. Tìm tính từ miêu tả ngoại hình của con chim cu gáy.
A. hiền lành
B. béo nục
C. ngơ ngác
D. trầm ngâm
Câu 3. Khi nào những chú chim cu gáy mới sà xuống thửa ruộng?
A. Khi người nông dân phơi thóc.
B. Khi lúa trên cánh đồng chín vàng.
C. Khi lúa đã được gặt xong.
D. Khi người nông dân rời đi.
Câu 4. Nối đúng:
A | B |
Chim gáy đực Chim gáy cái | Bay xuống trước Nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài Cái đuôi lái lượn xòe như múa Thủng thỉnh bước ra Ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo |
Câu 5. Gạch chân dưới từ ngữ được lặp lại để nối hai câu văn sau:
Tôi rất thích chim gáy. Con chim gáy phúc hậu và chăm chỉ, con chim gáy mơ màng, con chim gáy no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.
Câu 6. Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.
Câu 7. Tên riêng nước ngoài nào sau đây viết đúng quy tắc?
A. In-đô-nê-xi-a
B. xô-un
C. Ấn độ
D. Bát-Đa
Câu 8. Các câu trong đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?
(1) Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì chim gáy về, bay vần quanh trên các ngọn tre, rồi từng đàn sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang. (2) Con mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xòe như múa. (3) Con đực còn nán lại trong bờ tre, cất tiếng gáy thêm một thôi dài. (4) Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực đầy cườm biếc lượn nhẹ theo.
Câu 9. Chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:
Mát sống với ông nội ở "Trang trại rừng" - một trang trại rộng lớn, nổi tiếng trong vùng. ………………là cơ nghiệp của tổ tiên để lại. ……………………trồng nhiều loại cây, trong đó có những giống cây quý hiếm.
Hằng ngày, Mát cùng ông chăm sóc rừng cây. Dưới sự chỉ dạy của ông, ……………… nhớ được tên và đặc tính của nhiều loại cây.
Câu 10. Viết 1 – 2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho những chú chim gáy trong bài đọc.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật mà em yêu thích trong một cuốn sách đã đọc.
2.2 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC: 20.. - 20.. |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Cây trám đen
Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
Trám đen có hai loại: Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.
Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.
Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.
(Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Trám đen gồm những loại nào?
A. Trám đen tẻ và trám đen gạo.
B. Trám đen tẻ và trám đen nếp.
C. Trám đen nếp và trám đen dẻo.
D. Trám đen nếp và trám đen cốm.
Câu 2. Tác giả không miêu tả những bộ phận nào của cây trám đen?
A. thân cây
B. cành cây
C. lá cây
D. nụ hoa
Câu 3. Tích vào các chi tiết, hình ảnh miêu tả đặc điểm của quả trám đen nếp.
□ quả mập, mở màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt
□ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn
□ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon
□ cùi có chất béo, bùi và thơm
Câu 4. Nối đúng:
A | B |
Thân cây Cành cây Lá cây | Mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô To bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang Cao vút, thẳng như cột nước từ trên trời rơi xuống |
Câu 5. Từ in đậm nào trong câu sau là tên nước ngoài đã viết sai quy tắc?
Tổng thống người Mỹ gốc phi đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ là Ba-rắc Ô-ha-ma.
Câu 6. Tìm câu văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho cây trám đen.
Câu 7. Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió.
Câu 8. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.
B. Những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ.
C. Mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.
D. Muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.
Câu 9. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:
a. Tiếng dương cầm vang lên êm ái trên căn gác nhỏ.
b. Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng chín.
Câu 10. Viết 2-3 câu miêu tả một loại quả mà em yêu thích. Trong đó có ít nhất hai câu văn liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em tán thành hay phản đối sự việc: Học sinh tiểu học tự đi bộ đi học.
2.3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 3
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Lòng yêu nước
Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương. Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu. Người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh, vào lúc ấy, đời sống thấy đầy đủ và phong phú thay, vào lúc ấy, thời gian dường như không trôi đi nữa. Chỉ có tiếng ong bay khẽ xua động cái yên lặng trọng thể. Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, những tảng đá sáng rực và nỗi vui bất chợt của một dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng thành băng, rượu vang cay sẽ tu trong bọc đựng rượu bằng da dê, những lời thân ái giản dị và những tiếng cuối cùng của câu chào tạm biệt vọng lại. Người ở thành Lê-nin-grát bị sương mù quê hương ám ảnh, nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, nhớ những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, và lá hoa rực rỡ của công viên mùa hè, nhớ phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử. Người Mát-xcơ-va nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa là điện Krem-li, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của đất nước Nga và những ánh sao đỏ của ngày mai.
(còn tiếp)
Theo I.Ê-ren-bua
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, lòng yêu nước ban đầu được hình thành từ đâu?
A. Những cảnh đẹp nổi tiếng.
B. Những điều giản dị như cây cối, phố nhỏ, và hương vị trái cây.
C. Những bài học lịch sử về quê hương.
D. Những chiến công trong chiến tranh.
Câu 2 (0,5 điểm). Người dân xứ U-crai-na thường nhớ điều gì về quê hương?
A. Dòng sông Nê-va rộng lớn.
B. Khí trời mát lạnh của núi cao.
C. Bóng thùy dương tư lự và cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh.
D. Những con phố cũ chạy ngoằn ngoèo.
Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài, điện Krem-li được nhắc đến như biểu tượng của điều gì?
A. Một thành phố hiện đại.
B. Dấu hiệu vinh quang và ánh sao đỏ của ngày mai.
C. Một công trình kiến trúc cổ.
D. Một niềm tự hào lịch sử.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người Lê-nin-grát nhớ đến dòng sông Nê-va?
A. Vì dòng sông Nê-va rộng lớn và tượng trưng cho sự đường bệ của nước Nga.
B. Vì dòng sông này là nơi họ sinh ra và lớn lên.
C. Vì dòng sông có những con thuyền tấp nập.
D. Vì dòng sông này chảy qua những cánh đồng rộng lớn.
Câu 5 (0,5 điểm). Tại sao thời gian “dường như không trôi đi nữa” trong ký ức của người xứ U-crai-na?
A. Vì họ đang thưởng thức sự yên tĩnh trọng thể của trưa hè.
B. Vì họ chìm trong nỗi nhớ quê hương.
C. Vì họ không muốn rời xa quê hương.
D. Vì thời gian không quan trọng với họ.
...
2.4 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 4
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Cửa sông
Là cửa nhưng không then khóa
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nước
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi.
Nơi biển tìm về với đất
Bằng con sóng nhớ bạc đầu
Chất muối hòa trong vị ngọt
Thành vũng nước lợ nông sâu.
Nơi cá đối vào đẻ trứng
Nơi tôm rảo đến búng càng
Cần câu uốn cong lưỡi sóng
Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.
Nơi con tàu chào mặt đất
Còi ngân lên khúc giã từ
Cửa sông tiễn người ra biển
Mây trắng lành như phong thư.
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non
QUANG HUY
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài thơ, phù sa được dòng sông gửi lại ở đâu?
A. Bãi bồi.
B. Biển khơi.
C. Núi non.
D. Vũng nước lợ.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong bài thơ, hình ảnh nào thể hiện sự kết nối giữa sông và biển?
A. Cần câu uốn cong lưỡi sóng.
B. Những lá xanh trôi xuống.
C. Con tàu chào mặt đất.
D. Vũng nước lợ nông sâu.
Câu 3 (0,5 điểm). Câu thơ “Dù giáp mặt cùng biển rộng / Cửa sông chẳng dứt cội nguồn” thể hiện điều gì?
A. Sự lưu luyến của cửa sông với biển cả.
B. Sự gắn bó của cửa sông với đất mẹ, nguồn cội.
C. Tình cảm giữa con người với thiên nhiên.
D. Sự chuyển động liên tục của dòng sông.
Câu 4 (0,5 điểm). Hình ảnh “con sóng nhớ bạc đầu” trong bài thơ gợi lên điều gì?
A. Sự mệt mỏi sau hành trình dài.
B. Nỗi nhớ quê hương sâu sắc của biển cả.
C. Sự mạnh mẽ của sóng vỗ bờ.
D. Niềm vui khi gặp lại đất liền.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu thơ “Cửa sông tiễn người ra biển / Mây trắng lành như phong thư” thể hiện ý nghĩa gì?
A. Sự chia tay nhẹ nhàng, tràn đầy hy vọng.
B. Nỗi buồn khi rời xa cội nguồn.
C. Niềm vui khi trở về quê hương.
D. Sự hùng vĩ của biển cả.
...
2.5 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 5
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
Ê-mi-li, con ...
Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con... Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.
Ê - mi - li, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc ...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác.
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
Giôn - xơn!
Tội ác bay chồng chất
Nhân danh ai
Bay mang những B.52
Những napan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?
Ê - mi - li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé
Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
TỐ HỮU
Câu 1 (0,5 điểm). Mo-ri-xơn đã tự thiêu vào ngày nào?
A. 2-11-1965.
B. 2-12-1965.
C. 2-10-1965.
D. 2-1-1965.
Câu 2 (0,5 điểm). Mo-ri-xơn đã bế con gái đến đâu trước khi tự thiêu?
A. Nhà Trắng.
B. Lầu Ngũ Giác.
C. Trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ.
D. Tòa nhà Quốc hội.
Câu 3 (0,5 điểm). Hành động của Mo-ri-xơn có ý nghĩa gì?
A. Phản đối việc tăng thuế.
B. Phản đối chính sách giáo dục của Mĩ.
C. Phản đối sự bất công trong xã hội.
D. Phản đối chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam.
...
3. Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
3.1 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 1
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Có những dấu câu
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hồng Phương)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
B. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
C. Đánh mất khả năng học hỏi.
D. Trở thành một người không có cảm xúc.
Câu 2. Khi bị mất dấu câu, anh ta đã làm gì?
A. Tự trách mình.
B. Đổ lỗi cho bạn.
C. Đổ lỗi cho tất cả.
D. Không đổ lỗi cho người khác.
Câu 3. Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?
A. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
B. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
C. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
D. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.
Câu 4. Câu “Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.” cho ta thấy anh ta là một người:
A. Không có giá trị, sống một cuộc đời vô nghĩa.
B. Nghèo khổ, mất hết tiền bạc, của cải.
C. Cô đơn, không còn ai thân thích.
D. Hào phóng, sẵn sàng cho mọi thứ.
Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu 6. Từ “tư duy” cùng nghĩa với từ:
A. học hỏi
B. suy nghĩ
C. tranh luận
D. tư cách
Câu 7. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.
B. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa.
C. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác.
D. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết.
Câu 8. Hai câu sau được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản.”
A. Lặp từ ngữ
B. Dùng từ ngữ nối
C. Thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
Câu 9. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau :
a. Trong khu vườn mùa xuân, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc và chim chóc đua nhau hót vang.
b. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển, xóm lưới cũng ngập trong nắng đó.
Câu 10. Em hãy đóng vai là một dấu câu bất kì (dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm,……), nói 2-3 câu về tầm quan trọng của mình.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong đó có những chi tiết sáng tạo.
3.2 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè dập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
Câu 1 (0,5 điểm). Hình ảnh nào được dùng để miêu tả cây chuối con lúc ban đầu?
A. Thân bằng cột hiên
B. Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác
C. Các tàu lá ngả ra như những cái quạt lớn
D. Cổ cây mập tròn
Câu 2 (0,5 điểm). Điều gì cho thấy cây chuối đã "thành mẹ"?
A. Thân cây to bằng cột hiên
B. Các tàu lá ngả ra mọi phía
C. Có dăm cây chuối bé xíu mọc xung quanh
D. Hoa chuối ngoi lên đến ngọn
Câu 3 (0,5 điểm). Hoa chuối được ví von như thế nào trong bài đọc trên?
A. Như ngọn lửa nhỏ.
B. Như một mầm lửa non.
C. Như ngọn đuốc.
D. Như ánh nắng.
Câu 4 (0,5 điểm). Cây chuối mẹ đã làm gì để bảo vệ con của mình?
A. Đuổi những con vật khác ra xa.
B. Che chắn cho con khỏi nắng mưa.
C. Ngả hoa sang một bên để tránh đè lên con.
D. Dành hết thức ăn cho con.
Câu 5 (0,5 điểm). Từ nào được sử dụng để miêu tả sự trưởng thành của cây chuối mẹ?
A. Nhỏ bé.
B. Xanh lơ.
C. Đĩnh đạc.
D. Lấp ló.
Câu 6 (0,5 điểm). Bài văn muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
A. Cây chuối rất quan trọng đối với cuộc sống con người.
B. Cần chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên.
C. Cây cối có khả năng sinh sôi, nảy nở.
D. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.
(Theo Tiếng Việt 1, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Trăng ơi … từ đâu đến” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 86) Từ đầu cho đến… Bạn nào đá lên trời.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc nơi em ở.
3.3 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 3
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Vịnh Hạ Long
Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.
Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
(Theo Thi Sảnh)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả, màu sắc chủ đạo của Vịnh Hạ Long là gì?
A. Màu vàng của cát.
B. Màu trắng của mây.
C. Màu xanh của thiên nhiên.
D. Màu đen của đá.
Câu 2 (0,5 điểm). Màu xanh của Hạ Long được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Chỉ có một màu xanh duy nhất.
B. Xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời.
C. Thay đổi theo từng mùa rõ rệt.
D. Chỉ có vào mùa hè.
Câu 3 (0,5 điểm). Gió ở Hạ Long vào mùa hè được miêu tả như thế nào?
A. Lúc nào cũng mạnh mẽ.
B. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.
C. Chỉ mang hơi nóng của đất liền.
D. Hoàn toàn tĩnh lặng.
Câu 4 (0,5 điểm). Mùa nào được tác giả cho là quyến rũ nhất ở Hạ Long?
A. Mùa xuân.
B. Mùa thu.
C. Tất cả các mùa.
D. Mùa hè.
Câu 5 (0,5 điểm). Tác giả miêu tả ngọn gió mùa hè ở Hạ Long như thế nào?
A. Luôn mạnh mẽ.
B. Rất yên tĩnh.
C. Lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt.
D. Lúc nào cũng nhẹ nhàng.
...
3.4 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 4
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Cây mây đầu ngõ
Cây mây đầu ngõ Mọc từng bụi nhỏ Gai góc đầy mình Quả mọc linh tinh Thành chùm trĩu nặng. Những ngày trời nắng Mẹ thường chặt mây Tước một rổ đầy Thân mây tước nhỏ Đem phơi khô nó Đan giỏ, đan nia. | Tuổi thơ thấm thía Trốn ở bụi mây Gai mây chọc đầy Xước da, xước áo. Mẹ về, mếu máo Sợ bị mắng to Nhưng mẹ lại lo Hơn là trách mắng. Mây giờ ít lắm Bụi rậm ngày xưa Giờ thành tường gạch Vừa cao vừa sạch Hết buổi ban trưa Đi tìm nhau nữa Nhớ hoài muôn thuở Một thời tuổi thơ. |
Câu 1 (0,5 điểm). Cây mây trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Cao lớn, thẳng tắp.
B. Nhỏ bé, yếu ớt.
C. Gai góc, nhiều quả.
D. Mềm mại, dễ uốn.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao mẹ thường chặt cây mây?
A. Để bán lấy tiền.
B. Để đan giỏ, đan nia.
C. Để làm đồ chơi cho trẻ con.
D. Để làm hàng rào.
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ lại sợ bị mẹ mắng?
A. Vì buổi trưa trốn mẹ đi chơi cùng các bạn.
B. Vì đã chặt cây mây của mẹ để làm đồ chơi.
C. Vì bị gai mây chọc đầy người xước da, xước áo.
D. Vì ngã vào bụi mây bị gai mây chọc xước da, xước áo.
Câu 4 (0,5 điểm). Bụi mây ở đầu ngõ ngày xưa và bây giờ khác nhau như thế nào?
A. Ngày xưa mây mọc thành từng bụi nhỏ, bây giờ mây mọc thành từng bụi to.
B. Ngày xưa quả mây mọc linh tinh, bây giờ quả mây mọc thành từng chùm.
C. Ngày xưa mây mọc thưa thớt, bây giờ mây mọc thành từng bụi.
D. Ngày xưa mây mọc nhiều thành từng bụi, bây giờ mây mọc ít.
...
3.5 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 5
...
Trên đây là một phần tài liệu.
Mời các bạn Tải về để lấy trọn bộ 15 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 đầy đủ và chi tiết.
- Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 5
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 1
- Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 Số 1
- Bộ đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5 Số 2
- Bộ đề thi học kì 2 Công nghệ lớp 5
- Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lý lớp 5
- Các dạng Toán trong đề thi học kì 2
- Bộ đề thi môn Tiếng Việt (đọc - hiểu)