Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Sách mới năm 2024 - 2025

Dưới đây VnDoc.com đã đăng tải Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh Diều cho năm học mới, sẽ giúp cho các thầy cô tham khảo để viết biên bản chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa đúng và đầy đủ nhất.

1. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Chân trời sáng tạo

1.1. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……

TỔ …..

CỘNG H XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi …. giờ … phút, ngày … tháng … năm 2024

Địa điểm:…

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: …

Số thành viên có mặt: …

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tác giả: NGUYỄN THỊ LY KHA – TRỊNH CAM LY (Đồng Chủ biên)

– VŨ THỊ ÂN – PHẠM THỊ KIM OANH

– TRẦN VĂN CHUNG – HOÀNG THỤY THANH TÂM

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương.

Các nội dung giáo dục về sự chia sẻ, về những nét đẹp của văn hoá, phong tục tập quán được bố trí, sắp xếp hài hoà gần như trùng với các dịp lễ tết, các hoạt động văn hoá, giáo dục. Các chủ điểm được lựa chọn xoay quanh các nội dung gần gũi, thân thuộc với học sinh: bản thân, gia đình, trường học – bạn bè, thiên nhiên, quê hương – đất nước – thế giới.

Chẳng hạn chủ đề GIA ĐÌNH được chú trọng khai thác sâu hơn thông qua chủ điểm Khung trời tuổi thơ, Chung sống yêu thương,… Và các chủ điểm như Cộng đồng gắn bó, Đất nước ngàn năm, Khúc ca hoà bình,… giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – THẾ GIỚI.

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,...).

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Chân trời sáng tạo thiết kế các hoạt động đa dạng, để HS có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét đẹp văn hoá của Việt Nam thông qua những hình ảnh, tranh minh hoạ sinh động, hấp dẫn, giúp HS bước đầu biết được các thông tin thú vị về những vùng đất của Việt Nam, và trong đó có những hình ảnh của chính địa phương.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Sách vừa có rất nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cũng như tạo cơ hội cho học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

1.4. Sách giáo khoa có giá thành hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách có giá thành phù hợp với kinh tế của người dân địa phương và có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

Sách được biên soạn theo nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

- Cách thiết kế bài học/ chủ điểm trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tạo điều kiện để giáo viên tổ chức dạy học và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho HS trên cùng một ngữ liệu nguồn: từ bài đọc, các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được rèn luyện và phát triển; liên kết các thể loại văn bản trong trục chủ điểm của bài học. Hoạt động tổ chức cho HS tiếp cận thể loại văn bản được tổ chức gắn kết với hoạt động tổ chức chiếm lĩnh nội dung của văn bản nhằm tạo liên kết về nội dung.

- Cách thiết kế bài học/ chủ điểm trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính sáng tạo của GV trong các hoạt động bài học. Sách vừa có rất nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cũng như tạo cơ hội cho học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động. GV có thể linh hoạt lựa chọn và kết hợp các hình thức tổ chức lớp phù hợp với nội dung của hoạt động như cá nhân, nhóm; đặc biệt GV có thể tổ chức hoạt động theo hướng cá thể hoá nhằm phát huy năng lực của từng nhóm đối tượng HS.

VD: Bài tập 3 trang 12, tập một: GV có thể tổ chức cho HS làm việc nhóm ba (trao đổi, thống nhất ý kiến, chia sẻ) bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, hoặc tổ chức thi đua Tiếp sức,...

Tiếng Việt 5

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo quan điểm giao tiếp và tích hợp, trên cở sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo.

- Quan điểm giao tiếp thể hiện:

+ Tập trung hình thành năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HS.

+ Tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có mục đích giao tiếp.

+ Dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh chân thực.

+ Công nhận, khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, kinh nghiệm xã hội của HS.

+ Ưu tiên dạy ý nghĩa ngôn từ hơn hình thức, cấu trúc ngôn ngữ.

- Quan điểm tích hợp thể hiện:

+ Tích hợp dạy 4 kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe.

+ Tích hợp dạy ngôn ngữ và văn chương.

+ Tích hợp dạy các giá trị văn hoá, giáo dục và phát triển nhân cách.

+ Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy.

+ Tích hợp dạy Tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác.

Các chủ điểm có nội dung gần gũi, thân thuộc với học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá.

- Bên cạnh đó, sách còn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh khi xây dựng nội dung các tuần ôn tập nhằm hỗ trợ cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá:

Tuần Ôn tập, đánh giá định kì được thiết kế theo từng tiết:

· Tiết 1: Ôn đọc thành tiếng và đọc hiểu văn bản với ngữ liệu mới

· Tiết 2: Ôn luyện từ và câu

· Tiết 3: Ôn luyện từ và câu

· Tiết 4: Ôn viết đoạn văn, bài văn

· Tiết 5: Ôn viết đoạn văn, bài văn

· Tiết 6 + 7: Đánh giá định kì

Hình thức ôn tập được thiết kế sinh động, học sinh được ôn tập thông qua các trò chơi ngôn ngữ, giúp việc ôn tập trở nên nhẹ nhàng hơn. Học sinh có cơ hội tiếp cận với văn bản mới, thông qua đó đánh giá các kiến thức, kĩ năng được rèn luyện trong suốt kì học.

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và GV tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chia thành hai tập:

+ Tập một gồm 4 chủ điểm, 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì 1 và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối học kì 1.

+ Tập hai gồm 4 chủ điểm, 1 tuần ôn tập, đánh giá giữa học kì 2 và 1 tuần ôn tập, đánh giá cuối năm học.

– Mỗi chủ điểm gồm 8 tuần học, mỗi tuần 7 tiết, mỗi buổi 1 – 2 tiết, có thể xếp vào giờ chính khoá của mỗi buổi sáng.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi HS.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Chân trời sáng tạo phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 5 với những hình ảnh minh hoạ sinh động và gần gũi.

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số HS ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi HS.

- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – bộ sách Chân trời sáng tạo chú trọng phát huy vai trò của kênh hình, đảm bảo cân đối, phù hợp với tâm sinh lí HS lớp 5, có tính thẩm mĩ cao, khơi gợi tính tưởng tượng, tính sáng tạo của HS, tạo hứng thú với HS khi tiếp cận bài học.

Tiếng Việt 5

Trong mỗi hoạt động Khởi động hay Khám phá và luyện tập, Vận dụng, các hoạt động được thiết kế sinh động, kết nối với văn bản đọc, tận dụng kênh hình để hỗ trợ, gợi ý thực hiện hoạt động giúp HS phát huy tối đa các năng lực và phẩm chất từng cá nhân HS.

Tiếng Việt 5

Các hoạt động được nhận diện bằng hệ thống logo sinh động, vừa thu hút sự chú ý vừa truyền cảm hứng sáng tạo cho các em HS.

Tiếng Việt 5

- Về kênh chữ, đội ngũ tác giả có sự chọn lọc khi biên soạn, kết hợp nhiều hình thức hỏi nhằm tạo sự thú vị cho HS. Chẳng hạn, đối với hệ thống câu hỏi dành cho học sinh, bên cạnh câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm được chú ý khai thác với nhiều hình thức: trắc nghiệm lựa chọn, trắc nghiệm Đúng – Sai, trắc nghiệm ghép nối cặp đôi, trắc nghiệm trả lời ngắn,...

Tiếng Việt 5

- Kênh chữ và kênh hình được thiết cân đối, hài hoà, phù hợp với năng lực HS và đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho HS trong các bài học.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp HS xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của HS.

Các hoạt động trong sách Tiếng Việt 5 - Chân trời sáng tạo được thiết kế phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức:

– Hoạt động Khởi động: Nêu, kể tên; nói; chia sẻ; trao đổi; giới thiệu; bày tỏ ý kiến; giải đố;...

– Hoạt động Khám phá và và luyện tập bao gồm:

+ Hoạt động đọc: Văn bản đọc được tuyển chọn kĩ lưỡng, nội dung đa dạng vùng miền, phù hợp với năng lực tiếp thu của HS lớp 5, đảm bảo cân đối về tỉ lệ giữa văn bản văn học và văn bản thông tin. Các văn bản hướng HS đến các vấn đề về những giá trị tốt đẹp của bản thân, lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn, tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước,... Bên cạnh các VB truyện, thơ và miêu tả, nhiều văn bản thông tin được đưa vào dưới dạng văn bản đa phương thức với ngôn từ dung dị, đảm bảo tính khách quan, trung thực của thể loại nhưng không khô khan.

+ Hoạt động Đọc mở rộng với các yêu cầu tìm đọc văn bản, ghi chép thông tin, chia sẻ sau đọc, hỗ trợ HS thực hiện một trong các yêu cầu cần đạt mới của kĩ năng đọc đồng thời tăng thêm vốn ngữ, vốn sống cho các em. Nhóm tác giả tuân thủ yêu cầu cần đạt của chương trình, kĩ năng nghe ghi và nói có sử dụng phương tiện hỗ trợ cũng đặc biệt được chú trọng.

+ Hoạt động Viết kĩ thuật: Do yêu cầu của chương trình, nội dung viết kĩ thuật chỉ gồm viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự tôn kính và viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Hai yêu cầu này được tích hợp trong các nội dung Luyện từ và câu.

– Hoạt động Viết được thiết kế thành hai nhóm bài:

+ Nhóm bài luyện viết đoạn văn: Thông thường, mỗi kiểu bài được dạy theo quy trình 4 bước:

· Nhận diện thể loại

· Tìm ý

· Viết đoạn văn và đánh giá đoạn viết

+ Nhóm bài luyện viết bài văn: Thông thường, mỗi kiểu bài được dạy theo các bước:

· Nhận diện thể loại

· Quan sát và tìm ý

· Lập dàn ý

· Viết đoạn mở bài

· Viết đoạn thân bài

· Viết đoạn kết bài

· Viết bài văn hoàn chỉnh

· Trả bài viết

Mỗi kiểu bài văn học sinh được luyện tập với 2 đề bài, riêng phần Viết bài văn kể chuyện sáng tạo, học sinh được luyện tập với 3 đề bài.

+ Hình thức tổ chức nhận diện thể loại đa dạng, đoạn – bài sử dụng để hướng dẫn học sinh nhận diện thể loại thường có cấu trúc rõ ràng, diễn đạt gãy gọn, trong sáng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Đặc biệt, nhóm tác giả luôn chú trọng hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý hoặc gợi ý bằng sơ đồ tư duy đơn giản dạng hình ảnh giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ.

2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

Sách được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hỗ trợ học liệu điện tử một cách tối đa trên website hanhtrangso.nxbgd.vn, qua đó hỗ trợ tích cực và truyền cảm hứng sáng tạo cho việc học tập của học sinh và hoạt động giảng dạy của giáo viên.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

Sách Tiếng Việt 5 – Chân trời sáng tạo có nội dung đa dạng, nhiều hình thức, GV có thể tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập,...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Sách Tiếng Việt 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Hệ thống tranh khởi động, tranh minh hoạ bài học đẹp, khổ lớn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học.

KẾT LUẬN

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /…… (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Chân trời sáng tạo do Nguyễn Thị Ly Kha và Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

1.2. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Toán

TRƯỜNG TH ……

TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng .. năm 2024

Địa điểm: ……

Tổng số thành viên: …

Tổng số thành viên: ….

Số thành viên có mặt: ….

Thành viên vắng mặt: Không

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: Toán 5 (Chân trời sáng tạo)

Tác giả: Trần Nam Dũng (Tổng chủ biên) – Khúc Thành Chính (Chủ biên)

Đinh Thị Xuân Dung – Nguyễn Kính Đức – Đậu Thị Huế

Đinh Thị Kim Lan – Huỳnh Thị Kim Trang

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Toán 5 – Chân trời sáng tạo

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đ ặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương

1.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương.

– Kế thừa các ưu điểm của những SGK trước đây.

– Các nội dung gần gũi phù hợp với mọi đối tượng HS ở các vùng, miền trên cả nước.

– Từ ngữ đại trà, thích hợp mọi vùng miền

– HS có thể sử dụng đồ dùng học tập khác nhau hoặc sử dụng những đồ vật trong cuộc sống làm đồ dùng học tập (hòn sỏi, chiếc lá, …).

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,...).

– SGK Toán 5 – Chân trời sáng tạo thiết kế các hoạt động đa dạng để HS có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét đẹp văn hoá của Việt Nam thông qua những hình ảnh, tranh minh hoạ sinh động, hấp dẫn, giúp HS bước đầu biết được các thông tin thú vị về những vùng đất của Việt Nam, và trong đó có những hình ảnh của chính địa phương.

– Những hình ảnh thực tế ở phần Khởi động của mỗi bài, các mục Hoạt động thực tế, Đất nước em, … với những nội dung mang tính gợi ý, hội đồng sư phạm có thể thay thế bởi các nội dung phù hợp với địa phương mình.

Ví dụ: Dùng các hình ảnh thực tế của địa phương như là cây trái, vật nuôi, … để thay thế các hình ảnh trong SGK.

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Sách vừa có rất nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho giáo viên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cũng như tạo cơ hội cho học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

1 . 4 . Sách giáo khoa có giá thành hợp l í , phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách viết theo bài không chừa chỗ cho HS viết, vẽ vào nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, GV; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

SGK Toán 5 – Chân trời sáng tạo được biên soạn sát với chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, vì vậy phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương.

2.1.1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

– Cấu trúc của các bài không bị bó hẹp trong 1 tiết, mỗi bài có thể là 1, 2 hoặc nhiều tiết tạo điều kiện để GV chủ động phân phối thời gian dạy tùy thuộc nội dung và đối tượng HS.

– Gợi ý cho GV phát triển các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt dạy học kiến tạo.

2.1.2. SGK có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

– Các bài trong SGK thường xuyên xuất hiện các nội dung liên quan đến Tìm hiểu tự nhiên, xã hội và các môn học khác. Đặc biệt các bài Thực hành và trải nghiệm và các mục Khám phá, Hoạt động thực tế, Đất nước em, … đã minh chứng một cách rõ ràng cho câu hỏi “Học Toán để làm gì?”.

2.1.3. Nội dung S GK đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Trang 86, 87, 88, tập hai, Bài 93: Ôn tập phép nhân, phép chia (tiếp theo): Các bài luyện tập phong phú về mặt nội dung: hệ thống hoá, đánh giá kiến thức, kĩ năng cơ bản (bài 1), nhiều bài đòi hỏi tính vận dụng (từ bài 2 đến bài 7, Đất nước em) và có những bài mở rộng giúp HS phát triển năng lực ở mức độ cao dành cho HS giỏi (Vui học, Thử thách). Các bài tập này phong phú về mặt hình thức: tự luận, trắc nghiệm.

2.1.4. Cấu trúc SGK thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Cấu trúc chương rành mạch theo các chủ đề lấy các vòng số làm cơ sở có quy định số tiết kèm theo mỗi bài tạo điều kiện cho việc sinh hoạt chuyên môn của tổ/ nhóm để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi HS.

SGK Toán 5 – Chân trời sáng tạo phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS lớp 5.

2.2.1 SGK được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa, có tính thẩm mỹ cao.

Sách Toán 5 – Chân trời sáng tạo được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi: Khởi động – Khám phá, hình thành kiến thức – Thực hành, Luyện tập, Vận dụng (Phù hợp với công văn 2345/BGDĐT-GDTH)

– Cách tiếp cận của SGK phù hợp với xu hướng giáo dục của thế giới ngày nay. Hình ảnh sinh động, màu sắc tươi tắn ở từng trang sách tạo hứng thú cho học sinh.

– Hình thức thể hiện: màu sắc, hình ảnh gần gũi với học sinh, các tình huống được chuyển tải khéo léo bằng hình ảnh dễ dàng lôi cuốn HS vào hoạt động học tập.

Ví dụ: Trang 55, 64, tập một.

2.2.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong SGK được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

– Nội dung các bài học được cấu trúc nhằm dành thời gian thích đáng cho việc dạy khái niệm, tạo mối liên hệ giữa các khái niệm, đảm bảo cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.

– Mỗi bài học, ưu tiên để học sinh tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng. Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán.

Ví dụ: Trang 91, 92, 93 tập một.

– SGK cung cấp các giải pháp khác nhau, HS có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với sở thích, năng lực để thực hiện nhiệm vụ học tập, kích thích học sinh tư duy sáng tạo.

Ví dụ: Trang 11, tập hai, Bài 58: Tìm giá trị phần trăm của một số: HS có thể tìm kết quả bằng các cách khác nhau (sử dụng kiến thức tìm phân số của một số, sử dụng ý nghĩa của phân số).

– Với quan điểm: HS Tiểu học tiếp nhận kiến thức theo cách “mưa dầm thấm đất”, bộ SGK chủ trương giới thiệu các nội dung toán theo cách thức: “lát nền” – các kiến thức, kĩ năng
bộ phận thường được giới thiệu sớm (trước khi chính thức giới thiệu nội dung chính) nhằm mục đích:

• Tạo điều kiện để các kiến thức, kĩ năng được lặp lại nhiều lần.

• Tạo nhiều cơ hội để HS làm quen và thực hành, hình thành các ý tưởng. Khi chính thức học nội dung đó, các ý tưởng sẽ được kết nối một cách hoàn chỉnh. Lúc này, bài học mang tính hệ thống và hoàn thiện các kiến thức, kĩ năng đã học.

Ví dụ: Trang 17, 18, 19, tập một, Bài 5: Tỉ số: Các kĩ năng viết tỉ số, vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số được lặp lại nhiều lần tạo điều kiện chuẩn bị cho việc học giải toán “Tổng – Tỉ”, “Hiệu – Tỉ”.

– Các nội dung thể hiện trong SGK tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học giáo dục của các nước tiên tiến.

2.2.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong SGK có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

– SGK cung cấp nhiều nội dung, giúp HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến các kiến thức,
kĩ năng đã học.

– Đặc biệt, bộ sách mang tính nhân văn cao vì đã tạo điều kiện để HS có ý thức quan tâm tới đất nước, gia đình, trường học, …

– Đặc biệt, mặc dù là một cuốn sách Toán, SGK tạo điều kiện để các em tìm hiểu về quê hương đất nước và bước đầu biết quan tâm, chia sẻ qua hoạt động Đất nước em.

Ví dụ: Trang 11, tập một

Trang 25, tập một

2.2.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

– SGK cung cấp đầy đủ các nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học định hướng phát triển năng lực, phẩm chất tích hợp phù hợp với xu thế chung của giáo dục toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang ở ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – Cách mạng công nghiệp 4.0.

– Mỗi đơn vị kiến thức đều được hình thành qua việc sử dụng các phẩm chất và năng lực đặc thù, ngược lại quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng đòi hỏi khả năng tổng hợp các phẩm chất và năng lực.

– Bộ sách tiếp cận người học theo “cách học sinh học toán” – phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân, quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”.

– Mỗi bài học ưu tiên để HS tiếp cận, tìm tòi, khám phá, không áp đặt khiên cưỡng. Các hoạt động trong bài học tập trung vào việc hiểu được tại sao làm như vậy, không chỉ dừng lại ở việc tính toán.

Ví dụ: Trang 26, tập hai, Bài 65: Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

2.2.5. SGK, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

SGK Chân trời sáng tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các Website:

taphuan.nxbgd.vn

hanhtrangso.nxbgd.vn

www.chantroisangtao.vn

2.3. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

– SGK Toán 5– Chân trời sáng tạo sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu), thiết bị dạy học hiện có.

– Ngoài ra sách Toán 5 cố ý đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

2.4. Kênh phân phối, phát hành SGK kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXBGDVN toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /…… (100%)

– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa TOÁN 5 – Chân trời sáng tạo do Trần Nam Dũng (Tổng Chủ biên) – Khúc Thành Chính (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

2. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Kết nối tri thức

2.1. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Toán

TRƯỜNG TH ……
TỔ …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi …. giờ ……… phút ngày ……… tháng … năm 2024

Địa điểm:......................................................................

Tổng số thành viên:...........................................

Tổng số thành viên:............................................

Số thành viên có mặt:..........................................

Thành viên vắng mặt:...........................................

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

TÊN SÁCH: TOÁN 5 – Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng,
Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh

Tiêu chí (Theo TT 27/2023/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Môn Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.

1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

Nội dung sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đáp ứng tốt tiêu chí này.

Nội dung sử dụng tình huống gần gũi với HS, giúp HS tìm hiểu quy định giao thông, trường lớp,…

1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

Nội dung sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đáp ứng tốt tiêu chí này.

Nhiều hoạt động cho HS trải nghiệm, tương tác với gia đình, cộng đồng,…

1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Nội dung sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đáp ứng tốt tiêu chí này.

Hoạt động trong sách mang tính mở, GV có thể thay thế nội dung phù hợp với địa phương.

1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài.

– Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

– SGK có nội dung chính xác đảm bảo tính ổn định, không tạo cơ hội để HS viết vào sách. Do đó sách có thể sử dụng lâu dài.

2. Tiêu chí 2: phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương:

2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

– Cấu trúc mỗi bài trong sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống thường gồm các phần: Phần Khám phá giúp HS tìm hiểu kiến thức mới, phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản, phần Trò chơi giúp HS thực hành, củng cố kiến thức và phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao. Điều này giúp GV dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho HS.

– Các nội dung của cuốn sách được lồng ghép nhiều hoạt động, trò chơi toán học giúp GV cùng HS có thể trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

– Ví dụ:

+ Toán 5 tập một: Trò chơi Cầu thang – Cầu trượt, trang 52; Trò chơi Tính nhanh – Giành ô, trang 125; + Toán 5 tập hai: Trò chơi Đường đua, trang 59

2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đảm bảo:

– Tích hợp nội môn: Nhiều nội dung lồng ghép giữa ba mạch kiến thức nhằm giúp HS củng cố các kiến thức, kĩ năng toán học một cách vững chắc. Ví dụ:

+ Toán 5 tập một: Bài tập 2, trang 17; Bài tập 4, trang 22; ...

+ Toán 5 tập hai: Bài tập 4, trang 20; Bài tập 1, trang 126; ...

– Tích hợp liên môn: Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, văn hoá, đạo đức, khoa học và công nghệ được lồng ghép không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết, vốn sống cho các em. Ví dụ:

+ Toán 5 tập một: Bài tập 1, trang 7; Bài tập 4, trang 46; Bài tập 1, trang 55; Bài tập 1, trang 58;....

+ Toán 5 tập hai: Bài tập 1, 4 trang 27; Bài tập 2, trang 55;...

2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có giới thiệu hệ thống các bài tập thực hành, luyện tập phong phú, đa dạng nhằm định hướng, hỗ trợ đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Ví dụ:

– Toán 5 tập một: Bài 35. Ôn tập chung, trang 135 – 138.

+ Toán 5 tập hai: Bài 75. Ôn tập chung, trang 128 – 134;…

2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống được thiết kế theo chủ đề/bài học, mỗi bài học có thể gồm nhiều tiết học (thay vì 1 tiết học như SGK CT hiện hành). Tuỳ vào thực tế địa phương, các cán bộ quản lí giáo dục, GV chủ động, linh hoạt để tự điều chỉnh số tiết của các chủ đề/bài học để triển khai dạy học hiệu quả.

2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lý lứa tuổi học sinh:

2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

– Sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều hơn với cuốn sách, bao gồm: Việt, Nam, Mai, Mi và Rô-bốt.

– Nội dung trong sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống luôn gắn với thực tiễn nhằm giúp HS thấy sự gần gũi của toán học với cuộc sống hằng ngày, hiểu được ý nghĩa của việc học toán.

2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

– Nhiều nội dung trong sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống luôn gắn với thực tiễn nhằm giúp HS thấy sự gần gũi của toán học với cuộc sống hằng ngày, hiểu được ý nghĩa của việc học toán. Ví dụ: Bài tập 4, trang 10; Bài tập 3 trang 19;... (Toán 5 tập một); Khám phá, trang 25; Bài tập 3, trang 29;... (Toán 5 tập hai).

– Công tác minh hoạ trong sách Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đặc biệt được chú trọng. Nhiều hình minh hoạ trong sách được thiết kế có bối cảnh, đảm bảo nội dung toán học, có tính lôgic và thẩm mĩ cao, đồng thời còn ẩn chứa nhiều nội dung giáo dục. Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với bối cảnh, vùng miền,... đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng. Ví dụ:

+ Toán 5 tập một: Khám phá, trang 20, 42,...

+ Toán 5 tập hai: Khám phá, trang 15, 30,...

2.2.4. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Cùng với Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống là vở bài tập và học liệu điện tử trên website hanhtrangso.nxbgd.vn sẽ hỗ trợ tối đa cho HS học tích cực, hiệu quả.

2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

SGK Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống với cách thể hiện nội dung rất thú vị, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh đẹp mắt, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

SGK Toán 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

KẾT LUẬN:

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

- Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Toán 5 thuộc bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống do nhóm tác giả Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Lê Anh Vinh (Chủ biên), Nguyễn Áng, Vũ Văn Dương, Nguyễn Minh Hải, Hoàng Quế Hường, Bùi Bá Mạnh để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

2.2. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……

TỔ …..

CỘNG H XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN

NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT

NĂM HỌC 2024 - 2025

* Thời gian: ... giờ ngày ... tháng ….. năm 2024

* Địa điểm: Phòng giáo viên – Trường Tiểu học ...........................................

Thành phần tham dự:

Chủ trì:..................................... Chức vụ: ...................................

Thư kí: .................................... Chức vụ: ...................................

Các thành phần khác:

...........................................................................................................................

* Nội dung:

1. Chủ toạ cuộc họp –.............................................................– phổ biến

- Các căn cứ để lựa chọn SGK:

Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Quyết định số …../QĐ-BGDĐT ngày……. tháng 01 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

Kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa năm học 2024 – 2025 số .........../KH-SGDĐT ngày ................. của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Công văn số …./SGDĐT-………của Sở Giáo dục và Đào tạo ………………. về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

2. Nội dung thảo luận

Căn cứ theo danh mục SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và tiêu chí lựa chọn sách, tổ chuyên môn nhận xét nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, như sau:

Tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa Tiếng Việt 5Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với HS. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mĩ cao.

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, Kết nối tri thức với cuộc sống, phát huy tốt vai trò của kênh hình, kênh chữ:

– Tranh ảnh được đầu tư công phu, có tính thẩm mĩ cao, đặc biệt là có nhiều tranh tràn trang, gây hứng thú cho HS và hỗ trợ hiệu quả hoạt động luyện tập,

– Sách thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng, bên cạnh câu hỏi tự luận có câu hỏi trắc nghiệm với nhiều hình thức: trắc nghiệm 3 hoặc 4 lựa chọn, trắc nghiệm ghép nối cặp đôi,... Đặc biệt, các phương án lựa chọn cho nhiều câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế bằng hình ảnh sinh động, gắn với nội dung bài đọc, gây hứng thú cho HS khi tìm hiểu bài đọc.

– Các hoạt động khởi động, luyện tập, vận dụng được thiết kế sinh động, kết nối với văn bản đọc, kết hợp hài hòa với kênh hình giúp HS phát triển tốt các năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của chương trình.

– Hệ thống logo đánh dấu các hoạt động rất khoa học và có tính thẩm mĩ, vừa thu hút sự chú ý vừa truyền cảm hứng sáng tạo cho HS.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy HS học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích HS tư duy sáng tạo, độc lập.

– Các bài học được thiết kế theo cách tạo cơ hội cho HS tăng cường tham gia những hoạt động giao tiếp tự nhiên. Một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt và văn học thuộc chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe.

– Hệ thống ngữ liệu tươi mới, đặc sắc, được lựa chọn kĩ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, giúp các em có hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành giao tiếp, bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp với các biểu hiện cụ thể như: yêu quý cuộc sống, tôn trọng sự khác biệt, có hứng thú khám phá, trải nghiệm, sáng tạo, ước mơ; có lòng yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước; bước đầu có ý thức quan tâm, tìm hiểu, chia sẻ các giá trị văn hóa của thế giới;…

̶ Hệ thống chủ điểm được sắp xếp hợp lí:

+ Tập một có 4 chủ điểm: Thế giới tuổi thơ (4 tuần), Thiên nhiên kì thú (4 tuần), Trên con đường học tập (4 tuần), Nghệ thuật muôn màu (4 tuần).

+ Tập hai có 4 chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống (4 tuần), Hương sắc trăm miền (4 tuần), Tiếp bước cha ông (4 tuần), Thế giới của chúng ta (3 tuần).

̶ Cấu trúc bài học mỗi tuần được phát triển từ Tiếng Việt 4:

Bài thứ nhất học trong 3 tiết:

+ Tiết 1: Đọc.

+ Tiết 2: Luyện từ và câu.

+ Tiết 3: Viết đoạn, bài.

Bài thứ hai học trong 4 tiết:

+ Tiết 1 và 2: Đọc và luyện tập theo văn bản đọc.

+ Tiết 3: Viết đoạn, bài.

+ Tiết 4: Nói và nghe hoặc Đọc mở rộng.

Các hoạt động đều được phân bổ 1 tiết trừ hoạt động Đọc ở bài 4 tiết có thời gian là 2 tiết vì có thêm Luyện tập theo VB đọc. Nhờ đó, GV rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch dạy học và triển khai kế hoạch trên thực tế.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, được thiết kế theo hướng mở để phát huy năng lực người đọc.

Hoạt động đọc bao gồm khởi động, đọc thành tiếng và đọc hiểu. Câu hỏi đọc hiểu được thiết kế đa dạng, theo các mức độ yêu cầu khác nhau về đọc hiểu nêu trong Chương trình Tiếng Việt lớp 5. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu cho mỗi VB thường gồm có 3 nhóm: nhận biết; suy luận, phân tích; đánh giá, vận dụng. Đối với VB đọc là thơ, đôi khi có yêu cầu học thuộc lòng một số khổ thơ .

Hoạt động viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chương trình viết đoạn văn và bài văn. Quy trình viết được hướng dẫn rất cụ thể, chặt chẽ và sắp xếp hợp lí trong các bài học để tạo sự kết nối, tác động qua lại giữa các mạch đọc – viết – nói và nghe. Trước khi thực hành viết, HS được tìm hiểu để nhận biết đặc điểm của kiểu bài và cách viết bài thuộc kiểu đó. Tương tự Tiếng Việt 4, trong Tiếng Việt 5, các kĩ năng liên quan đến chính tả được rèn luyện theo cách lồng ghép vào những nội dung khác của bài học, đặc biệt là ở phần viết bài.

Hoạt động nói và nghe được thực hành theo 2 hình thức: 1) giới thiệu (di tích, địa điểm tham quan, địa chỉ vui chơi,…); 2) thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt. Dù là giới thiệu hay thảo luận thì nội dung cũng có sự kết nối chặt chẽ với chủ điểm của bài học, đặc biệt là với nội dung của phần Đọc mở rộng ở trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho HS vận dụng những gì đã đọc vào thực hành nói và nghe. Phần Đọc mở rộng được sắp xếp vào vị trí phân bố luân phiên với Nói và nghe, như vậy cứ 4 tuần có một tiết Đọc mở rộng, tương tự với Tiếng Việt 4.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp HS vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

̶ Hoạt động Khởi động được thiết kế phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, khơi gợi được kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm ngôn ngữ của HS liên quan tới văn bản đọc một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

– Hoạt động luyện từ và câu được triển khai có tính hệ thống, khoa học, kết nối chặt chẽ với các bài học trong tuần và phù hợp với HS lớp 5; phục vụ trực tiếp và hiệu quả cho hoạt động viết bài. Ở lớp 5, kiến thức tiếng Việt có nhiều nội dung nâng cao đáng kể so với lớp 4, nhất là về ngữ pháp và liên kết đoạn văn; cụ thể: về từ loại, HS được học đại từ, kết từ; về câu, có câu đơn và câu ghép; về đoạn văn, có liên kết giữa các câu trong đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết. Tuy vậy, Tiếng Việt 5 chủ trương dạy những kiến thức này ở mức đơn giản nhất và chú trọng đến việc giúp HS vận dụng để thực hành tiếng Việt. Một số kiến thức tiếng Việt khác như nghĩa của thành ngữ; từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa; cách dùng từ điển để tra cứu nghĩa của từ, cách dùng từ; dấu câu (dấu gạch ngang, dấu gạch nối); biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ;... cũng được đưa vào bài học theo nguyên tắc chú trọng đến tính ứng dụng và thực hành. Mỗi tuần, có 1 tiết Luyện từ và câu, ngoài ra còn có 0,5 tiết luyện tập theo văn bản đọc hướng vào luyện tập, củng cố kiến thức về từ và câu, đặc biệt là giúp HS mở rộng vốn từ phù hợp chủ điểm.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với GV

2.1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

̶ Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ dạy. SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tạo điều kiện để GV tổ chức dạy học và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho HS trên cùng một ngữ liệu nguồn: từ bài đọc, các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được rèn luyện và phát triển; các văn bản thuộc những thể loại khác nhau được liên kết trong cùng một chủ điểm.

̶ Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực: Sách vừa có nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho GV trong quá trình tổ chức dạy học cũng như tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động; GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo các quan điểm cơ bản sau:

- Quan điểm giao tiếp thể hiện:

+ Tập trung phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HS.

+ Tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có mục đích giao tiếp cụ thể.

+ Dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh thực tế.

+ Chú trọng khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, kinh nghiệm xã hội của HS.

+ Ưu tiên dạy học ý nghĩa, chức năng của ngôn từ hơn hình thức, cấu trúc ngôn ngữ.

- Quan điểm tích hợp thể hiện:

+ Tích hợp dạy học 4 kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe.

+ Tích hợp dạy học ngôn ngữ và văn học.

+ Tích hợp dạy học các giá trị văn hoá, giáo dục và phát triển nhân cách.

+ Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy.

+ Tích hợp dạy học tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho GV trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS.

– Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá. Nhiều bài tập HS có thể hoàn thành theo khả năng của các em.

– Bên cạnh đó, sách còn tạo điều kiện thuận lợi cho GV lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS khi xây dựng nội dung các tuần ôn tập nhằm hỗ trợ cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá:

+ Tuần Ôn tập giữa học kì được thiết kế theo từng tiết:

Ÿ Từ tiết 1 – 5 ôn đọc văn bản, luyện từ và câu, viết đoạn.

Ÿ Tiết 6 – 7: Đề tham khảo để đánh giá giữa kì, gồm có phần Đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu) và phần Viết (viết đoạn, viết bài).

Hình thức ôn tập được thiết kế sinh động, HS được ôn tập thông qua các câu hỏi, bài tập vừa sức, giúp việc ôn tập trở nên nhẹ nhàng hơn.

+ Tuần Ôn tập cuối học kì cũng được thiết kế theo từng tiết, gồm 5 tiết ôn tập và 2 tiết đánh giá cuối học kì (có đề tham khảo).

Cả ôn giữa kì và ôn cuối kì, HS có cơ hội tiếp cận với các văn bản mới, thông qua đó đánh giá những kiến thức, kĩ năng mà các em được rèn luyện qua từng giai đoạn học tập.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

̶ Tiếng Việt 5 được thiết kế thành 2 tập:

+ Tập một dành cho học kì I (18 tuần) tập hai dành cho học kì II (17 tuần), mỗi tuần có 7 tiết, gồm 32 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần Ôn tập giữa học kì và 1 tuần Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1.

+ Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần Ôn tập giữa học kì và 1 tuần Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2.

̶ Ở cả hai tập, cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và bảng tra cứu tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các bài học tương ứng với tập một, hai.

Cách thiết kế này nhất quán với Tiếng Việt 4 nên các thầy cô rất thuận lợi trong việc sử dụng Tiếng Việt 5 để tổ chức dạy học.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng HS và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung các bài học có kế thừa một phần Tiếng Việt 5 cũ (chương trình 2006), ngôn ngữ đảm bảo tính chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân. Các nội dung giáo dục về văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử,… được sắp xếp hài hoà, có tính đến sự đa dạng của các vùng miền trên đất nước ta. Các chủ điểm được lựa chọn xoay quanh các nội dung gần gũi, thân thuộc với HS: bản thân và bạn bè, thế giới tự nhiên, con đường học tập, thế giới nghệ thuật, quê hương – đất nước, thế giới; phù hợp với nhiều nhóm đối tượng HS khác nhau.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/ nhóm chuyên môn, GV bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Sách vừa có nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho GV trong quá trình tổ chức, hướng dẫn HS học tập cũng như tạo cơ hội cho tham gia các hoạt động đa dạng; tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, GV bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách có giá thành phù hợp.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ GV và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiến hành tập huấn hỗ trợ đội ngũ GV và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng ngay từ năm học.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Sách được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cung cấp đầy đủ học liệu điện tử kèm theo trên website hanhtrangso.nxbgd.vn, qua đó hỗ trợ tích cực và truyền cảm hứng sáng tạo cho việc học tập của HS và hoạt động dạy học của GV.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

Sách Tiếng Việt 5Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Hệ thống tranh khởi động, tranh minh họa bài học đẹp, khổ lớn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..).

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..).

Sách cùng với sách giáo khoa Tiếng Việt 5 là Vở bài tập dành cho các em HS; Sách GV; Phân phối chương trình; Ma trận kiến thức kĩ năng, Thiết kế bài dạy, hệ thống Video Clip minh họa cho các kiểu bài Đọc, Viết, Nói và nghe, Luyện từ và câu,...

4.5. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

3. Kết luận

- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)

Căn cứ vào các ý kiến trên và kết quả bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa của các thành viên trong buổi họp, trường Tiểu học .........................thống nhất đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 5 để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo là:

Tên sách

Tên tác giả

Tên

bộ sách

Nhà

xuất bản

Tiếng Việt 5

Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm.

Kết nối tri thức với cuộc sống

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Biên bản kết thúc lúc ... giờ ... phút cùng ngày, được thông qua trước các thành viên trong buổi họp.

Chủ toạ

Thư kí

UBND TỈNH …………

HỘI ĐỒNG LỰA CHỌN SGK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………., ngày....... tháng ... năm ...

2.3. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học

Lớp: 5

Thư ký Hội đồng thông qua Tổng hợp đánh giá lựa chọn SGK ………….:

Tên sách

Chân trời sáng tạo

Kết nối tri thức với cuộc sống

Cánh diều

Tác giả

Vũ Văn Hùng (Tổng CB kiêm CB), Phan Thanh Hà (đồng CB) - Hà Thị Lan Hương - Ngô Diệu Nga - Nguyễn Thị Hồng Liên - Đào Thị Sen

Nhà xuất bản

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Nhà xuất bản Đại học sư phạm

Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương

Ưu điểm

Ưu điểm

Ưu điểm

1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền... trên địa bàn

- Nội dung sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền, ... trên địa bàn.

- Nội dung các bài học không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, vùng miền, có sự xuất hiện bình đẳng của các nhân vật, con người của Việt Nam; các nội dung, hình ảnh của nam, nữ có tần suất xuất hiện phù hợp; thể hiện cách nhìn tích cực, khách quan, bình đẳng về phẩm chất trí tuệ và thiên chức của các giới.

2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

- Nội dung sách thể hiện không chỉ kênh chữ mà kênh hình hết sức đa dạng, hiện đại phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp...).

3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Cấu trúc sách giáo khoa bao gồm các thành phần cơ bản: phần chủ đề, bài học, giải thích thuật ngữ, mục lục.

Cấu trúc bài học đảm bảo các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương.

Hạn chế

Hạn chế

Hạn chế

1

Cho đến nay, bản mẫu không bắt gặp một sơ sót, hạn chế nào.

2

3

Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

Ưu điểm

Ưu điểm

Ưu điểm

1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương, thể hiện qua các minh chứng:

Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.

Sách giáo khoa phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương, thể hiện qua các minh chứng: định hướng cách thức tổ chức dạy học, định hướng về phương pháp và đánh giá trong tổ chức dạy học.

Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh:

- Phần mở đầu của bài học có giới thiệu mục tiêu/ yêu cầu cần đạt, nêu vấn đề liên quan đến bài học. Điều này giúp lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm hiểu, khám phá, vận dụng kiến thức mới.

- Phần kiến thức mới được thể hiện thông qua kênh chữ, kênh hình, logo hoạt động học tập nhằm cung cấp thông tin để HS dựa vào đó xử lí thông tin thực hiện các hoạt động/nhiệm vụ học tập một cách chủ động.

- Phần luyện tập, vận dụng bao gồm các yêu cầu luyện tập theo hình thức cá nhân, cặp đôi, nhóm phối hợp, câu hỏi đáp ứng mục tiêu/yêu cầu cần đạt của bài, các yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để HS có định hướng tự thực hiện ở nhà.

- Phần chốt kiến thức ở sau mỗi bài giúp GV, HS xác định được rõ ràng, tường minh kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài .

2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giữa lĩnh vực tri thức về vật lí, hóa học, sinh học, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống.

3. Nội dung sách giáo khoa giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

Nội dung sách giáo khoa có hệ thống các câu hỏi, định hướng trong các hoạt động dạy học, từ đó giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Kiến thức được lựa chọn để đưa vào sách giáo khoa ở mức độ tinh giản một cách hợp lí, đảm bảo tính đặc trưng, đại diện, có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh.

4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh.

Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả.

Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm.

Nội dung sách giáo khoa 5 được xây dựng có tính mở đảm bảo giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc điều chỉnh, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng thông qua các logo học tập, các lệnh học tập giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác. Các hoạt động trong bài học bảo đảm vừa là công cụ tổ chức dạy học tích cực, vừa là công cụ giúp học sinh tự luyện tập, khám phá kiến thức cả ở trên lớp và ngoài lớp học giúp hình thành các năng lực cho học sinh.

Sách giáo khoa có các học liệu điện tử đi kèm hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả

Sách giáo khoa được thiết kế phù hợp với những nơi có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau; sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương.

Sách giáo khoa phù hợp với thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ quy định: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm một cách đơn giả.

Hạn chế

Hạn chế

Hạn chế

1

2

3

4

2.4. Hội đồng thảo luận

1. KẾT QUẢ BỎ PHIẾU LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA

TT

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Tổng số thành viên : 15

Số thành viên đồng ý

Số thành viên không đồng ý

Ghi chú

1

…… (Chân trời sáng tạo)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

2

…… (Cánh Diều)

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

3

……. (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Vũ Văn Hùng (Tổng CB kiêm CB), Phan Thanh Hà (CB) - Hà Thị Lan Hương- Ngô Diệu Nga- Nguyễn Thị Hồng Liên - Đào Thị Sen

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

II. KẾT LUẬN)

Sau khi rà soát các bộ sách theo các tiêu chí tại Quyết định 751/QĐ-UBND, Hội đồng lựa chọn SGK môn ……. bỏ phiếu kín lựa chọn sách giáo khoa …… thuộc bộ …….., bộ sách của nhóm tác giả: Vũ Văn Hùng (tổng CB kiêm chủ biên) - Phan Thanh Hà (đồng chủ biên) để thực hiện trong năm học 2023 – 2024 và các năm tiếp theo với những lý do sau:

Về hình thức:

Sách được trình bày sáng sủa, khoa học, lôi cuốn, đẹp mắt.

Về nội dung:

Nội dung sách giáo khoa trình bày có tính logic, khoa học gần gũi với học sinh, gắn kết với đời sống và học tập của học sinh

Phương pháp dạy học:

Các định hướng và gợi ý về phương pháp dạy học đa dạng, mang tính mở

Phương tiện, đồ dùng dạy học:

Phương tiện và đồ dùng dạy học theo danh mục tối thiểu của Bộ và một số đồ dùng dễ kiếm nguyên liệu, dễ làm

Đánh giá, kiểm soát việc học của HS:

Hệ thống câu hỏi thực hành, luyện tập và vận dụng giúp đánh giá, kiểm soát việc học của học sinh

Cấu trúc, ngôn ngữ, hình thức trình bày:

Ngôn ngữ sử dụng trong sáng, dễ hiểu, hình thức về cơ bản đẹp, sáng sủa và rõ ràng.

SGK có giá phù hợp

Giá sách giáo khoa phù hợp với hầu hết điều kiện đời sống kinh tế của các thành phần trong xã hội.

Biên bản được thông qua trước Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa ………. vào hồi ……. ngày …../../... và được 100% thành viên Hội đồng nhất trí./.

Chủ tịch Hội đồng

Phó chủ tịch Hội đồng Thư kí Hội đồng

Chữ kí của các uỷ viên hội đồng

STT

Họ và tên

Ký tên

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

3. Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 Cánh diều

3.1. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Toán

TRƯỜNG TH: ……………

TỔ: ……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024- 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TOÁN 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả: Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) – Nguyễn Hoài Anh – Trần Thuý Ngà – Nguyễn Thị Thanh Sơn

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Toán 5 – Cánh diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Toán 5 – Cánh diều được biên soạn theo một cấu trúc hài hoà, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu Chủ đề là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát ý nghĩa của mỗi Chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mỹ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Sách bao gồm 4 chủ đề:

1) Ôn tập và bổ sung về số tự nhiên, phân số. Số thập phân.

2) Các phép tính với số thập phân.

3) Hình học và đo lường.

4) Thống kê và xác suất. Ôn tập cuối năm.

Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Mỗi bài học được tổ chức theo tiến trình hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 5. Cuối mỗi chủ đề học sinh được tham gia hoạt động thực hành và trải nghiệm thông qua bài “Em vui học Toán”.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Mỗi bài học trong sách Toán 5 thường bao gồm các thành phần cơ bản: Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Thực hành; Vận dụng và trải nghiệm. Các câu hỏi/nhiệm vụ trong phần mở đầu được thiết kế dựa trên mục tiêu bài học và vốn kiến thức đã có của học sinh, sẽ tạo ra một kênh dẫn nhập giúp học sinh hứng thú học tập, khám phá, tìm hiểu kiến thức mới. Sau đó, học sinh sẽ được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội và huy động, liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề trong phần Luyện tập, thực hành. Cuối cùng, học sinh được vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Toán 5 đều hướng đến hình thành năng lực toán học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Hầu hết các bài học trong SGK Toán 5 đều được thiết kế theo hướng kết nối giữa các hoạt động học lí thuyết với các hoạt động thực hành, luyện tập, ôn tập. Điều này giúp giáo viên chủ động hơn trong việc bố trí thời gian thực hiện bài học cũng như lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ để kiến thức phong phú, gắn Toán học với cuộc sống và Toán học với các môn học khác giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. Chẳng hạn: Hiểu thêm về thế giới tự nhiên; Hiểu thêm văn hoá và nghệ thuật, kiến trúc, thể thao và du lịch; Hiểu biết đầy đủ hơn về đời sống thực tế, về quê hương, đất nước; Giáo dục tài chính.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài, nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên trong sách giáo viên kèm theo có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Các dụng cụ học tập được giới thiệu trong sách giáo khoa đơn giản dễ làm, dễ dạy. Chẳng hạn: băng giấy, hộp giấy, mảnh bìa, v.v… có thể dùng để làm dụng cụ học tập.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Mọi hoạt động trong sách Toán 5 đều có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương, miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Toán 5 được thiết kế để tránh cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalog giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều được hỗ trợ tối đa về học liệu tại các Website:

https://hoc10.vn

https://chuongtrinhmoi.com

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. Ngoài ra sách Toán 5 đưa những đồ dùng dạy học dễ làm, dễ dạy, phù hợp với mọi vùng miền.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, chống loá mắt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của sách Cánh Diều toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

KẾT LUẬN:

Kết quả bỏ phiếu lựa chọn ........ / ........ (............%).

Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT bỏ phiếu tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Toán 5 (thuộc bộ sách Cánh Diều) của các tác giả Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên) – Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) – Nguyễn Hoài Anh – Trần Thuý Ngà – Nguyễn Thị Thanh Sơn để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo.

Tổ trưởng

Thư ký

Nguyễn Văn A

Nguyễn Văn B

3.2. Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TH: ………………..

TỔ: ……………………………...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 20...

Địa điểm:….….….….….….….….….….….….….….….….….…...

Tổng số thành viên: ….….….….….….….….….….….….….….….

Số thành viên có mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

Thành viên vắng mặt: ….….….….….….….….….….….….….…...

II. NỘI DUNG NHẬN XÉT

Tên sách: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU

Tác giả:

Tập một: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Chu Thị Thuỷ An – Vũ Trọng Đông – Nguyễn Khánh Hà – Đỗ Thu Hà – Đặng Kim Nga.

Tập hai: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) – Chu Thị Thuỷ An – Nguyễn Hoàng Mỹ Anh – Hoàng Hoà Bình – Nguyễn Khánh Hà – Trần Đức Hùng.

Tiêu chí (Theo TT 25/2020/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí

Minh chứng đáp ứng của SGK

Tiếng Việt 5 – Cánh Diều

1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh.

1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với học sinh.

Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hòa giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mỹ cao.

Sách giáo khoa Tiếng Việt – Cánh Diều được biên soạn theo một cấu trúc chặt chẽ, dễ đọc, dễ theo dõi. Mở đầu mỗi bài học lớn là hình ảnh nêu lên nội dung tổng quát, ý nghĩa của mỗi bài học, mỗi chủ đề, gây hứng thú cho người đọc. Trong mỗi bài học, các mục được bố trí hài hoà, kênh hình kênh chữ cân đối, có tính thẩm mĩ cao.

1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

Mở đầu mỗi chủ đề là một bức tranh sinh động, mang hơi thở cuộc sống, đồng thời gắn kết chặt chẽ với nội dung các tiết học. Mỗi bài học chính trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Cánh Diều có nội dung, cấu trúc khoa học giúp học sinh dễ dàng tiếp cận, phát huy tính chủ động, sáng tạo của bản thân. Từng bài học có cấu trúc chặt chẽ gồm các bước: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Đặc biệt phần Hoạt động Chia sẻ đưa ra những câu hỏi, những gợi ý giúp học sinh học tập tích cực, rèn kỹ năng hợp tác, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập.

1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

SGK Tiếng Việt 5 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

VD: Sách có nhiều bài tập lựa chọn trong các hoạt động đọc, viết, nói và nghe để GV và HS chọn theo đặc điểm, điều kiện của mỗi lớp và khả năng, sở thích của mỗi HS; có “phần mềm” gồm khoảng 50 tiết Góc sáng tạo, Trao đổi, Ôn tập để GV linh hoạt sử dụng thời gian dạy học.

1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 5 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

Ví dụ:

- Trong tất cả các hoạt động đọc, viết, nói và nghe đều có những CH giúp HS liên hệ với bản thân và cuộc sống. Mỗi bài học (mỗi chủ điểm học tập) đều có hoạt động Vận dụng, giúp học sinh ứng dụng những điều đã học để nhận thức, phát hiện và giải quyết những tình huống có thực trong đời sống.

- Khi học xong cách viết quảng cáo, viết báo cáo kết quả hoạt động… các em học sinh có thể tự viết được những thư mời quảng cáo hoạt động hay viết được báo cáo công việc của cá nhân, tập thể lớp,…

2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên.

2.1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

- Cấu trúc bài học phù hợp với quy trình hoạt động: Chia sẻ (Khởi động) – Khám phá – Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá giúp giáo viên: dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. Trong mỗi bước giáo viên có thể chọn bất cứ phương pháp hình thức thể hiện nào miễn là đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- Một bài học (2 tuần) gồm nhiều nội dung: Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo, Tự đánh giá. Không nhất thiết là việc thực hiện mỗi nội dung này đều phải bao gồm đủ 5 loại hoạt động. Mặt khác, trong một bài học cũng như trong mỗi nội dung học tập, các loại hoạt động có thể xen kẽ nhau, chứ không nhất thiết chỉ theo một trình tự nhất định.

2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Trong mỗi bài học, chủ đề kiến thức phong phú, gắn Tiếng Việt với cuộc sống và Tiếng Việt với các môn học khác. Câu hỏi đọc hiểu và bài tập từ ngữ, ngữ pháp có yêu cầu giải thích, suy luận, khái quát, tổng hợp và vận dụng vào thực tế nhiều hơn. Các bài tập viết đoạn văn, bài văn được sắp xếp theo quy trình viết; có nhiều bài tập viết đoạn văn, bài văn gắn với việc hình thành kĩ năng sống.

2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh được thể hiện trong các mục Luyện tập – Vận dụng – Tự đánh giá. Các mục này không bắt buộc học sinh phải nắm vững tất cả, mà tuỳ theo điều kiện của nhà trường và học sinh. Các mục Chia sẻ (Khởi động), Khám phá giáo viên có thể chọn tình huống thích hợp với học sinh, miễn là đáp ứng Yêu cầu cần đạt.

2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 được xây dựng theo bài học, không quy định bắt buộc giới hạn số tiết cho mỗi bài nên giáo viên, tổ chuyên môn có thể hoàn toàn chủ động giảng dạy, triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Tuy vậy, sách giáo viên vẫn có gợi ý số tiết cho mỗi bài để giáo viên tham khảo.

3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

- SGK Tiếng Việt 5 – Cánh Diều được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển NL ngôn ngữ (cụ thể là các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), NL văn học, các NL chung và các PC phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của HS lớp 5.

- Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung (một chủ điểm), trọn vẹn về các hoạt động học tập (đọc, viết, nói và nghe). Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh (HS) và điều kiện dạy, học thực tế tại tỉnh ta.

3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Cánh Diều không có chỗ cho học sinh viết, vẽ nên có thể sử dụng lâu dài. Giá sách đã được Bộ Tài chính duyệt và phù hợp với kinh tế của người dân địa phương.

4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học

4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Các video giới thiệu sách hợp tác với đội ngũ VTV, các tiết dạy minh hoạ, các catalogue giới thiệu, kết hợp giới thiệu trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ tới từng cán bộ và giáo viên trên khắp cả nước.

4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích như phim, sách giáo viên, sách điện tử, sách tham khảo.

SGK Cánh Diều tạo được hỗ trợ tối đa về học liệu tại Website: hoc10.vn

Ngoài ra, có 2 nhóm facebook để hỗ trợ GV và PHHS:

+ Nhóm Giáo viên Cánh Diều – Tiểu học: Trên trang mạng của nhóm, GV sẽ được tác giả SGK giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chương trình, SGK tiểu học; trao đổi kinh nghiệm, giáo án, tư liệu dạy học,…

+ Nhóm Đồng hành cùng con học sách cánh Diều (trên 15 000 thành viên). Trên trang mạng của nhóm, PHHS sẽ được tác giả SGK và GV giải đáp thắc mắc, hỗ trợ dạy con học.

4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí.

4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..)

Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ, ...)

2.4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Kênh phân phối của NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam toả khắp cả nước, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Trên đây, VnDoc đã gửi tới thầy cô Biên bản nhận xét và lựa chọn sách giáo khoa lớp 5. Ngoài ra, VnDoc.com còn có đầy đủ phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 các sách khác nhau như:

Bên cạnh đó, các thầy cô có thể tham khảo thêm: Đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học có kèm đáp án và bảng ma trận.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm