Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Sinh học có đáp án năm 2020 - 2021

VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Sinh học có đáp án năm 2020 - 2021 bao gồm 3 đề khác nhau, có đầy đủ đáp án, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình ra đề, đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra Sinh học 7 khác nhau.

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 được giới thiệu trên VnDoc.com bao gồm các đề thi giữa kì 1 với đầy đủ các môn được sưu tầm từ các trường THCS trên cả nước, nhằm cung cấp cho các em nguồn tư liệu hữu ích để ôn thi giữa kì cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em học tốt.

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh 7 - Đề 1

I/ Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm.)

Hãy khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng nhất.

Câu 1/ Trùng roi sinh sản bằng cách: (0,25 điểm)

A. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.

B. phân đôi theo chiều doc cơ thể.

C. phân đôi theo chiều bất kì cơ thể.

C. Cách sinh sản tiếp hợp.

Câu 2 Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là: (0,25 đ)

A. Trùng giày.

B. Trùng biến hình.

C. Trùng roi.

D. Tập đoàn vôn vốc.

Câu 3/ Thủy tức sinh sản vô tính theo hình thức: (0,25 đ)

A. Nẩy chồi và tái sinh.

B. Chỉ nẩy chồi.

C. Chỉ có tái sinh.

D. Phân đôi.

Câu 4/ Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là:

A. Hấp thu chất dinh dưỡng.

B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.

C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.

D. Giúp cơ thể di chuyển.

Câu 5 / Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi lối sống kí sinh: (0,25 đ)

A. Các nội quan tiêu biến.

B. Kích thước cơ thể to lớn.

C. Mắt lông bơi phát triển.

D. Giác bám phát triển.

Câu 6 / Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do: (0,25 đ)

A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.

B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.

C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.

D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.

Câu 7/ Nơi sống chủ yếu của giun kim là: (0,25 đ)

A. Ruột non của thú.

B. Ruột già của người.

C. Ruột cây lúa.

D. Máu của động vật.

Câu 8/ Nhóm giun được xếp cùng ngành với nhau là: (0,25 đ)

A. Giun đũa, giun kim, giun móc câu.

B. Giun đũa, giun dẹp, giun chỉ.

C. Sán lá gan, sán dây, giun rễ lúa.

C. Giun móc câu, sán bã trầu, giun kim.

Câu 9 / Điền chú thích vào hình cấu tạo ngoài của giun đất: (1 đ)

Đề thi giữa kì 1 Sinh học 7

II / Phần tự luận: (7 điểm)

Câu 1: Muỗi và bệnh sốt rét có liên quan gì? Tại sao miền núi thường mắc bệnh sốt rét cao, đề phòng bệnh sốt rét ta phải làm gì ? (1,5 điểm).

Câu 2: Trình bày vòng đời của sán lá gan, đề phòng bệnh giun sán ta phải làm gi ? (2,5 điểm).

Câu 3: Lối sống cộng sinh giữa hải quỳ và tôm có ý nghĩa gì ? (1,5 điểm)

Câu 4: Giun đất đào hang di chuyển trong đất giúp gì cho trồng trọt của nhà nông ? Tại sao nói giun đất là bạn của nhà nông ? (1,5 điểm).

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7 số 1

I / TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đúng

B

B

A

C

D

C

B

A

Câu 9

1.Vòng tơ mỗi đốt.

2. Lỗ sinh dục cái.

3. Lỗ sinh dục đực.

4. Đai sinh dục.

II/ Tự luận:

Câu 1 / Trùng sốt rét kí sinh trong tuyến nuớc bọt của muỗi Anôphen khi muỗi đốt người hút máu trùng theo vào máu kí sinh và sinh sản gây bệnh sốt rét. 1đ

Miền rừng núi khí hậu ẩm mưa nhiều, muỗi có điều kiện phát triển nhiều nên thường gây bệnh sốt rét.

Để phòng tránh bệnh sốt rét ta cần tiêu diệt muỗi, lăng quăng bằng cách khai thông cống rãnh, phát quang, thả cá ăn lăng quăng,thoa xịt thuốc diệt muỗi,ngũ mùng kể cả ban ngày. 1đ

Câu 2/ Sán lá gan kí sinh ở gan trâu, bò, trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông, ấu trùng chui vào ốc ruộng kí sinh sau một thời gian ra khỏi ốc ruộng thành ấu trùng có đuôi, ấu trùng vướn ở rau cỏ rụng đuôi thành kén trâu bò ăn cỏ có kén sán sẽ mắc bệnh sán lá gan.1,5đ

Đề phòng cần giử vệ sinh cá nhân ăn chín uống sôi, không ăn thịt tái, ăn rau sống phải rữa thật sạch phân chuồng trước khi đem bón phải ủ cho chết trứng giun sán giữ vệ sinh ăn uống cho vật nuôi.1,5 đ

Câu 3; Hải quỳ có lối sống cố định không di chuyển được, có tế bào gai chứa nọc độc làm các loài săn mồi không dám đến gần. 0,5 đ

Tôm có lối sống bơi lội tự do nhưng thường bị các loài khác ăn thịt như cá, mực,bach tuộc. 0,5đ

Tôm và hải quỳ sống cộng sinh cả hai cùng có lợi tôm giúp hải quỳ di chuyển. Hải quỳ giúp tôm xua đuổi kẻ thù 0,5 đ

Câu 4 / Giun đất đào hang di chuyển trong đất làm xáo trộn bề mặt của đất làm đất tơi xốp giúp rễ cây hô hấp. 0,5 đ

Giun đất ăn các mãnh vụn hữu cơ và đất thải ra thành chất mùn rất tốt cho cây trồng vì vậy ta có thể nói giun đất là bạn của nhà nông. 1 đ

Đề kiểm tra Sinh học 7 giữa kì 1 năm 2020 - Đề 2

Câu 1: Sán dây kí sinh ở đâu?

A. Ruột lợn

B. Gan trâu, bò

C. Máu người

D. Ruột non người, cơ bắp trâu bò

Câu 2: Giun kim ký sinh ở đâu?

A. Tá tràng ở người

B. Rễ lúa gây thối

C. Tuột già ở người, nhất là trẻ em

D. Ruột non ở người

Câu 3: Ghép nội dung ở cột A phù hợp với cột B

Cột A

Trả lời

Cột B

1.Trùng biến hình

A. Di chuyển bằng không có

2. Trùng sốt rét

B. Di chuyển bằng lông

3. Trùng roi

C. Di chuyển chân giả

4. Trùng giày

D. Di chuyển roi

Phần II: Tự luận (7đ)

Câu 1: Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui rúc vào được ống mật, và hậu quả sẽ như thế nào?

Câu 2: Nêu các biện pháp phòng tránh giun sán. Giun sán có tác hại như thế nào?

Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và trong của giun đất thích nghi với đời sống trong đất.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7 số 2

Phần I: Trắc nghiệm (mỗi câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3.

1

2

3

4

C

A

D

B

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1.

Học sinh nêu được

Điểm

Giun đũa chui vào được ống mật nhờ đặc điểm:

· Đầu rất nhỏ chỉ bằng đầu kim

· Cơ thể thon nhọn hai đầu

0.5đ

0.5đ

Hậu quả:

· Giun đũa chui vào ống mật, gây tắc ống dẫn mật,

· viêm túi mật, vàng da do ứ mật, gây đau bụng dữ dội.

0.5đ

0.5đ

Câu 2.

Học sinh nêu được những biểu hiện

Điểm

- Giun sán kí sinh hút chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho cơ thể vật chủ gầy, yếu, xanh xao, chậm phát triển.

1 đ

- Các biện pháp phòng tránh giun sán: vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường.

Câu 3.

Tên

Nôi sống: trong đất ẩm

0.2đ

Hoạt động kiếm ăn: ban đêm

0.2 đ

Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.

0.2đ

Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).

0.2đ

Chất nhày → da trơn.

0.2đ

Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

0.2đ

Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.

0.2đ

Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng, hầu, thực quản diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn.

0.2đ

Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.

0.2đ

Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

0.2đ

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh 7 - Đề 3

A/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào các chữ cái a,b,c, d mà em cho là đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trùng roi giống thực vật:

a) có điểm mắt

b) có nhân

c) có chất diệp lục

d) có xelulôrơ

Câu 2: Cơ quan di chuyển của trùng giày là:

a) lông bơi.

b) chân giả.

c) roi

d) roi và chân giả.

Câu 3: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:

a) trùng roi xanh

b) trùng biến hình

c) trùng giầy

d) trùng kiết lị

Câu 4: Trùng kiết lị dinh dưỡng bằng cách nào?

a) Ăn hồng cầu

b) Nuốt hồng cầu.

c) Chui vào hồng cầu

d) Phá hồng cầu.

Câu 5: Thủy tức có thần kinh dạng :

a) mạng lưới.

b) hạch

c) ống

d) chuỗi hạch

Câu 6: Thủy tức sinh sản vô tính bằng cách nào?

a) Ghép đôi.

b) Phân tính.

c) Mọc chồi.

d) Thụ ting trong.

Câu 7: Hình thức sinh sản không có ở giun đất là:

a) mọc chồi

b) ghép đôi

c) lưỡng tính.

d) hữu tính.

Câu 8: Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua đường nào?

a) Qua thức ăn.

b) Qua máu.

c) Chui qua da.

d) Qua muỗi.

Câu 9: Những đại diện nào thuộc ngành giun đốt?

a) Giun đũa, đỉa, giun đất.

b) Giun đất, rươi, đỉa, giun đỏ.

c) Đỉa, giun đất, giun chỉ.

d) Giun đỏ, rươi, giun móc câu.

Câu 10: Giun móc câu nguy hiểm vì k‎í sinh:

a) ở tá tràng.

b) ở ruột non.

c) ở ruột già.

d) ở cơ bắp.

Câu 11: Giun đũa không bị phân hủy bởi dịch tiêu hóa ở ruột non của người vì:

a) da có chất nhầy.

b) da trơn. c) da dày

d) có lớp vỏ cuticun.

Câu 12: Bộ phận nào của san hô dùng để trang trí?

a) Phần thịt của san hô.

b) Phần trong của san hô.

c) Phần khung xương đá vôi của san hô.

d) Phần ngoài của san hô.

B/ TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 (3 điểm)

a) Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?

b) Vì sao bệnh sốt rét lại hay xẩy ra ở vùng núi?

Câu 14 (2 điểm)

So với giun đũa ở giun đất xuất hiện cơ quan mới nào? Khi cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại sao có màu đỏ?

Câu 15 (2 điểm)

Các biện pháp phòng tránh giun sán ký sinh ở người? Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt như thế nào?

Hết

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học 7 số 3

A/ TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Khoanh đúng 01 ý được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án đúng

c

a

b

b

a

c

a

c

b

a

d

c

B/ TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm thành phần

Câu 13.

3 điểm

- Đặc điểm chung :

+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi

+ Cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

+ Đều có tế bào gai tự vệ và tấn công.

- Bệnh sôt rét xẩy ra vùng núi vì:

+ Vùng núi có nhiều rừng rậm là môi trường thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển.

+ Khi bị muỗi đốt sẽ truyền bệnh sốt rét cho người.

+ Một số dân tộc thiểu số hiểu biết về kiến thức phòng, tránh bệnh sốt rét còn hạn chế.

0, 5 điểm

0, 5 điểm

0,5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 14.

2 điểm

+ Giun đất xuất hiện cơ quan mới đó là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

+ Khi cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu hồng chảy ra đó là máu.

+ Máu có màu đỏ là do trong máu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 15.

2 điểm

- Cách phòng tránh:

+ Giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi, muỗi, rửa tay trước khi ăn.

+ Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống, tẩy giun sán định kỳ.

- Lợi ích của giun đất.

+ Làm đất tơi xốp, tạo điều kiện cho không khí len lỏi vào trong đất.

+ Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết của giun thải ra.

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Trên đây là Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Sinh học có đáp án năm 2020 - 2021. Mời các bạn tham khảo thêm: Sinh học lớp 7, Giải bài tập Sinh học 7, Giải Vở BT Sinh Học 7, Tài liệu học tập lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 1 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm