Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2023-2024

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 là tài liệu ôn thi, kiểm tra kiến thức lớp 2 mà các bậc phụ huynh, giáo viên có thể tham khảo để làm tài liệu ôn tập cuối học kì 1 cho con em mình.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

a) Đọc văn bản (3 điểm)

Học sinh đọc bài “Một tiết học vui” trang 60 sách Tiếng Việt tập 1 Cánh diều

b) Trả lời câu hỏi (1 điểm)

Câu hỏi: Theo em, vì sao các bạn thấy tiết học rất vui?

Kiểm tra đọc hiểu ( 4 điểm)

1. Đọc bài thơ:

Lên cao

Kìa anh thợ điện lên cao!

Chào anh, gió hát rì rào hàng dương.

Líu lo chim hót yêu thương

Từng đôi sà xuống, lượn vòng quanh anh

Trời xanh xanh, đất xanh xanh

Bóng anh đứng giữa mênh mông đất trời

Mắc muôn dòng điện sáng ngời

Về nơi xóm vắng, về nơi thị thành

Mai sau em lớn bằng anh

Em đi mắc điện sáng quanh địa cầu.

(Võ Văn Trực)

2. Đọc hiểu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Khi anh thợ điện lên cao có những vật gì quanh anh? (0,5 điểm)

A. Hàng dương gió mát, chim ca líu lo

B. Bầu trời và mặt đất

C. Cả A và B đều đúng.

2) Những con chim trong bài thơ làm gì? (0,5 điểm)

A. Bay đi bay lại

B. Hót líu lo, sà xuống và lượn vòng quanh

C. Kêu chiếp chiếp

3) Anh thợ điện mắc điện để đưa điện về những đâu? (0,5 điểm)

A. Vùng núi cao hẻo lánh, nơi chưa có điện

B. Vùng đồng bằng và các thành phố lớn

C. Cả A và B đều đúng

4) Từ “sà xuống” thuộc loại từ nào? (0,5 điểm)

A. Từ chỉ sự vật

B. Từ chỉ hoạt động

C. Từ chỉ đặc điểm

5) Mai sau lớn lên bằng anh, bạn nhỏ trong bài thơ sẽ làm gì? (1 điểm)

….…………………………………………………………………………………………

6) Nội dung của bài thơ “Lên cao”: (1 điểm)

….…………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………

Kiểm tra luyện từ và câu (2 điểm)

1. Điền tiếng có chứa th, g hay ghvào chỗ trống (0,5 điểm)

Con ……. thích ăn củ cà rốt.

Cái ……… dùng để ngồi.

Đoàn tàu đang đi vào nhà ……

2. Nối câu ở cột A với mẫu câu hỏi ở cột B sao cho phù hợp: (0,5 điểm)

A

B

Em là học sinh lớp 2.

Thế nào?

Mẹ đi chợ mua đồ ăn.

Là gì?

Chiếc cặp tóc màu đỏ.

Làm gì?

3. Đặt 2 - 3 câu chỉ sự vật chứa những tiếng có ở bài tập 1 mà em tìm được: (1 điểm)

….…………………………………………………………………………………………KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Kiểm tra chính tả (4 điểm)

Nhìn - viết:

Bạn của Nai Nhỏ

Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn.

Biết bạn của con khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn.

Kiểm tra tập làm văn (6 điểm)

Viết 4 - 5 câu về một đồ vật em yêu thích theo gợi ý:

Gợi ý:

- Em muốn tả đồ vật nào?

- Đồ vật ấy ở đâu?

- Đặc điểm của đồ vật ấy ?

- Lợi ích của đồ vật ấy ?

- Tình cảm của em đối với đồ vật ấy?

….…………………………………………………………………………………………

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

Sáng kiến của bé Hà

Ở lớp cũng như ở nhà, bé Hà được coi là một cây sáng kiến.

Một hôm, Hà hỏi bố:

- Bố ơi, sao không có ngày của ông bà, bố nhỉ?

Thấy bố ngạc nhiên, Hà bèn giải thích:

- Con đã có ngày 1 tháng 6. Bố là công nhân, có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày lễ nào cả.

Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm làm "ngày ông bà", vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo sức khỏe cho các cụ già.

Ngày lập đông đến gần. Hà suy nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì biếu ông bà.

Bố khẽ nói vào tai Hà điều gì đó. Hà ngả đầu vào vai bố:

- Con sẽ cố gắng, bố ạ.

Đến ngày lập đông, các cô, các chú đều về chúc thọ ông bà. Ông bà cảm động lắm. Bà bảo:

- Con cháu đông vui, hiếu thảo thế này, ông bà sẽ sống lâu trăm tuổi.

Ông thì ôm lấy bé Hà, nói:

- Món quà ông thích nhất hôm nay là chùm điểm mười của cháu đấy.

(Theo Hồ Phương)

Em hãy đọc văn bản sau, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau.

Câu 1. Bé Hà có sáng kiến gì? (M1 0.5đ)

a. Chọn ngày sinh nhật cho ông bà.

b. Chọn ngày lễ cho ông bà.

c. Chọn ngày mừng tuổi cho ông bà.

d. Chọn ngày tết cho ông bà.

Câu 2. Hai bố con bàn nhau lấy nào làm ngày ông bà. (M1 0.5 đ)

a. Ngày lập xuân.

b. Ngày lập Hạ.

c. Ngày lập đông.

d. Ngày lập thu.

Câu 3. Món quà Hà tặng ông bà là gì? (M1 0.5 đ)

a. Một chú gấu bông.

b. Một chùm bóng bay.

c. Một chùm điểm mười.

d. Một bó hoa do Hà trồng.

Câu 4 . Theo em ngày lễ ông bà được gọi là ngày gì? (M2 0,5 đ)

a. Ngày quốc tế thiếu nhi

b. Ngày Quốc tế lao động

c. Ngày Nhà giáo Việt Nam

d. Ngày quốc tế người cao tuổi.

Câu 5. Vì sao chọn ngày lập đông làm ngày lễ cho ông bà (.M21đ)

................................................................................................................................................

Câu 6. Qua bài đọc này em thấy bé Hà là một người cháu như thế nào? (M3 1đ)

................................................................................................................................................

Câu 7 . Điền âm gh hay âm g vào câu sau M1 0.5đ

Con đường..ồ ....ề và …ập …ềnh rất khó đi.

Câu 8 . Xác định từ loại trong câu sau.M2 0.5 đ

Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//

Từ chỉ …... /……../………../……………//

Câu 9. Em hãy điền dấu phẩy và dấu chấm vào câu sau cho phù hợp.M3 1đ

Mỗi sáng sơm em đều phụ mẹ quét dọn phơi đồ rồi mới đi học

II. TIẾNG VIỆT VIẾT

Bài viết 1: 4đ

Bà nội, bà ngoại

Tết, cháu về quê nội
Biết là bà ngoại mong
Theo mẹ sang bên ngoại

Lại thương bà nội trông.
Hai bà hai nguồn sông
Cho phù sa đời cháu
Hai miền quê yêu dấu
Cháu nhớ về thiết tha.

Nguyễn Hoàng Sơn

Gợi ý biểu điểm

  • Viết đúng tốc độ đủ số lượng chữ 1đ
  • Sai không quá 5 lỗi 1đ.
  • Bài viết sạch sẽ, không dập xóa. 1đ
  • Chữ viết đẹp 0.5 đ đúng mẫu chữ 0.5 đ

Bài viết 2

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) Kể về bà em. Theo các gợi ý sau

1. Em muốn viết về bà nội hay bà ngoại? Bà em bao nhiêu tuổi làm nghề gi?

2. Hình dáng và tính tình bà thế nào?

3. Tình cảm của bà đối với em và mọi người xung quanh như thế nào?

4. Em sẽ làm gì để luôn là đứa cháu ngoan hiếu thảo?

  • Viết được đủ 4 ý, có đầy đủ dấu câu 4đ
  • Biết sáng tạo thêm từ và câu cho đoạn văn (Tùy mức độ sáng tạo) 1 đ
  • Bài viết sạch sẽ trình bày đúng quy cách 0.5đ Chữ viết đúng mẫu 0.5đ

Ma trận kiến thức chung

Cấu trúc hoạt động môn học

Mạch kiến thức

Mức độ cần đạt

Nhận biết (M1)

Hiểu (M2)

Vận dụng (M3)

Đọc Thành tiếng

Đọc lưu loat các bài đọc từ tuần 1 đến tuần 16

Tốc độ …50 chữ trong 15 phút

Trả lời được câu hỏi trong nội dung đoạn đọc

Nêu được nội dung đoạn vừa đọc

Đọc hiểu

Vận dụng và trả lời các câu hỏi trong bài đọc

Chọn ý đúng

Điền được câu trả lời đúng của bài đoc

Nêu được nội dung hoặc ý nghĩa

Luyện tập

Quy tắc viết. Nhận diện từ, quy tắc dùng câu đặt câu

Nhận biết được từ chỉ sự vật, hoạt động, dặc điểm

Phân biệt câu kiểu ai là gì, ai lam gì, ai thé nào?

Nhận biết mẫu câu để đặt câu và đặt được câu hỏi cho bộ phận câu.

Đặt dấu phẩy dấu chấm thích hợp

Viết (Chính tả)

Nghe viết

Viết đủ số chữ

Đúng tốc đọ tối đa

Nghe viết đoạn văn hoặc thơ khoảng 45 chữ trong 15 phút

Bài viết 2

TLV

Viết về cô, mẹ, Ông, bà việc làm tốt, kể về một đồ vật yêu thích

Biết trả lời theo gợi ý

Dùng câu hợp lý

Viết được đoạn văn ngắn 4 – 6 câu theo gợi ý.

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 - Phần đọc

Cấu trúc

Kỹ năng đánh giá Mạch kiến thức

Nội dung từng câu theo mức độ

Trắc nghiệm

Tự luận

Tỉ lệ điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 1

Mức 2

Mức 3

theo nội dung

1.

ĐỌC THÀNH TIẾNG (4đ)

Đọc đoạn văn/bài ngắn hoặc bài thơ

từ 40-60 tiếng/1 phút

Số câu

1

Số điểm

3.0

3.0

Trả lời câu hỏi

Trả lời câu hỏi về nội dung trong đoạn đọc

Số câu

1

. Số điểm

1.0

1.0

2.

ĐỌC HIỂU (4đ)

Đọc hiểu TLCH

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc

Số câu

2

Số điểm

1.0

1.0

Đọc hiểu TLCH

Trả lời câu hỏi về nội dung trong bài đọc.

Số câu

2

Số điểm

1.0

1.0

Đọc hiểu TLCH

Chon và viết lại câu trả lời đúng

Số câu

1

Số điểm

1.0

1.0

Tự luận (câu hỏi bài luyện tập

Nêu nội dung hoặc ý nghĩa bài đọc.

Số câu

1

Số điểm

1.0

1.0

3.

LUYỆN TÂP TỪ VÀ BÀI TẬP (2đ)

Quy tắc chính tả

Điền âm hoặc vần vào ….

Số câu

1

Số điểm

0.5

0.5

Nhận diện từ ngữ

Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm

Số câu

1

Số điểm

0.5

0.5

Quy tắc câu.

Đặt câu; đặt câu hỏi; Điền dấu câu.

Số câu

1

Số điểm

1.0

TỔNG CÂU

3

3

3

2

11

TỔNG ĐIỂM

1.5

1.5

3.0

4.0

10

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 - Phần Viết

CẤU TRÚC

MẠCH KIẾN THỨC

Câu số

NỘI DUNG

TRẮC NGHIỆM

TỰ LUẬN

Tỷ lệ điểm

M1

M2

M3

M1

M2

M3

BÀI VIẾT 1 (chính tả 4đ)

Viết đoạn văn hoặc thơ trong chương trình đã học

1

Viết 45 – 45 chữ trong 15ph không sai quá 5 lỗi

4

BÀI VIẾT 2 (Tập làm văn 6 đ)

Viết về cô; mẹ; ông bà

1

Viết đoạn văn ngắn 4-6 câu theo gợi ý.

6

6

Tổng câu

2

4

6

10.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC

...............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

NĂM HỌC.......

ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI

(Thời gian làm bài: 40 phút)

Họ và tên: .................................... Lớp 2.................

Điểm

Nhận xét của giáo viên

............................................................

............................................................

Đọc bài sau:

SUẤT CƠM PHẦN BÀ

Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách liễn cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi:

Bà ơi, bà đói lắm phải không?

Bà cụ cười:

Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa?

Chúng cháu ăn rồi.

Bà cụ nhìn vào liễn cơm, hỏi:

Các cháu có ăn được thịt không?

Đứa nhỏ nói:

Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi.

Bà cụ quát yêu: “Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi.” Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đầy, đặt lên một miếng thịt nạc to đưa cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em “Xin bà đi!” Bà đưa cái liễn còn ít cơm cho đứa anh.

Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái liễn, vừa mếu máo:

Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

Bà cụ cười như khóc:

Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à!

Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc.

(Theo Nguyễn Khải)

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà?

a. Bà ơi, cháu thương bà lắm.

b. Bà ơi, bà đói lắm phải không?

c. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà?

d. Bà không ăn nữa ạ?

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình?

a. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

b. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to.

c. Phần cơm còn lại trong liễn sau khi hai đứa cháu đã ăn xong.

d. Một bát cơm với đầy rau và thịt.

3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm khi hai đứa cháu mang đến?

a. Vì bà cụ đã ăn quà rồi.

b. Vì bà bị ốm.

c. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

d. Vì bà không muốn ăn.

4. Vì sao tác giả đã khóc?

a. Vì trời buốt lạnh.

b. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già.

c. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

d. Vì thương bà cụ.

5. Chi tiết nào trong câu chuyện khiến em cảm động nhất? Vì sao? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời.

Mỗi lời nói, việc làm của ba bà cháu trong câu chuyện đều làm cho em cảm động. Nhưng chi tiết khiến em cảm động nhất là:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

6. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi để điền vào chỗ chấm

Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn ... Thấy vậy Lan ngạc nhiên:

Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ....

Con chó vừa mới tha mất dép của ông ... Ông tìm mãi mà không thấy....

Vô lí! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ....

7. Nối tên gọi từng đồ vật ở cột bên trái với tác dụng của nó ở cột bên phải

Tiếng Việt lớp 2 kì 1

8. Chọn từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (trông, nhặt rau, ru, bế, bón, đặt.)

Mẹ đi thăm bà, Bình ở nhà ...... em giúp mẹ. Bình ...... em ra sân chơi, ...... cho em bé ăn. Em bé buồn ngủ, Bình ...... em lên võng, hát ...... em ngủ. Bé ngủ rồi, Bình lại ...... để chuẩn bị cho mẹ về nấu cơm chiều. Làm được nhiều việc, Bình cảm thấy rất vui.

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC

..............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

NĂM HỌC.........

CHÍNH TẢ - TẬP LÀM VĂN

(Thời gian làm bài: 40 phút)

Họ và tên: .................................................... Lớp 2.................

Điểm

Nhận xét của giáo viên

.......................................................................

.......................................................................

.......................................................................

I. Chính tả: Nghe - viết (15 phút)

Bài viết: Bà nội, bà ngoại (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 105)

Viết khổ thơ 1, 2.

II. Tập làm văn (25 phút)

Đề bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Gợi ý:

a) Đồ dùng học tập tên là gì?

Được làm bằng chất liệu gì?

b) Đặc điểm nổi bật về hình dáng và màu sắc của đồ dùng học tập ấy?

c) Đồ dùng học tập ấy có tác dụng đối với việc học tập của em như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với đồ dùng học tập ấy như thế nào?

>> Xem thêm: Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 năm 2023-2024 theo Thông tư 27 sách Cánh Diều

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 - Đề 1

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm)

a) Đọc văn bản (4 điểm)

Học sinh đọc bài “Yêu lắm trường ơi!” trang 55 sách Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức.

b) Trả lời câu hỏi (2 điểm)

Câu hỏi:

- Bạn nhỏ yêu thương những gì ở trường, lớp của mình?

- Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?

II Kiểm tra đọc hiểu ( 4 điểm)

1.Đọc văn bản:

Cánh diều

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh bướm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng đến phát dại nhìn lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè … như gọi thấp xuống vì những sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi,… người lớn về dần, bỏ mặt chúng tôi với bầu trời, một tấm thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn trăng, sao và những cánh diều.

theo TẠ DUY ANH

2. Đọc hiểu văn bản: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Cánh diều trong bài đọc được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mềm mại như những cánh bướm

B. Thanh sạch không hề vu lợi

C. Cả A và B đều đúng.

2) Trong khi người lớn chạy thì đám mục đồng làm gì? (0, 5 điểm)

A. Sướng đến phát dại nhìn lên trời

B. Gọi thấp xuống vì những sao sớm

C. Chạy về dần

3) Vào ban đêm, bãi thả diều như thế nào? (0,5 điểm)

A. Huyền ảo như có cảm giác diều đang trôi.

B. Người lớn thì rong diều, trẻ con thì sướng đến phát dại

C. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng

4) Câu “Chúng tôi chỉ còn có trăng” trả lời cho câu hỏi nào dưới đây? (0, 5 điểm)

A. Chúng tôi là gì?

B. Chúng tôi làm gì?

C. Chúng tôi thế nào?

5) Nội dung của bài đọc là gì? (1 điểm)

….…………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………

Luyện từ và câu (1 điểm)

1. Gạch chân dưới từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn văn sau: (0, 5 điểm)

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh bướm, thanh sạch vì không hề vụ lợi.

2.Viết tiếp các câu sau theo mẫu Ai làm gì? (0, 5 điểm)

Mẹ……………………………………………………………………………………

Chị……………………………………………………………………………………

Em bé………………………………………………………………………………

KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Kiểm tra chính tả (4 điểm)

Nhìn - viết:

Cái trống trường em

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

Kiểm tra bài tập chính tả (2 điểm)

1. Điền vào chỗ trống ng hay ngh và giải câu đố sau: (1 điểm)

a)

….….ề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày?

(Là nghề……………………………..)

b)

Ai …..ười đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

(Là nghề……………………)

2. Chọn tiếng trong ngoặc đơn để điền vào từng chỗ trống sao cho thích hợp: (1 điểm)

Chú Quảng ………. (kể, ke) cho tôi nghe cách đánh cá đèn. Lạ lùng thật đó, …………… (chẳng, chẵng) cần ………..… (lưỡi,lưởi) câu ……………..(chẳng, chằng) cần mồi, ……………..(chỉ, chĩ) dùng ánh sáng để ………………… (nhử, nhữ) cá. Người ta đốt đèn ………………(giữa, giửa) biển.

Kiểm tra tập làm văn (4 điểm)

Viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn theo gợi ý:

Gợi ý:

- Em đã tham gia hoạt động gì cùng các bạn? (học tập, vui chơi,….)

- Hoạt động đó diễn ra ở đâu? Có những bạn nào cùng tham gia?

- Em và các bạn đã làm những việc gì?

- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

….……………………………………………………………………………………………………

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 - Đề 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……..
Họ và tên: .................................
Lớp 2………….

KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN TIẾNG VIỆT

Thời gian: 35 phút

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

2. Đọc hiểu:

Đọc thầm bài:

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)

a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.

c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.

d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

a. Chăm viết chữ cái

b. Chăm đọc sách

c. Chăm xếp các chữ cái.

d. Chăm tìm chữ cái.

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………

(nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.

a. Chữ A

b. Khai trường

c. Vui sướng.

d. Mơ ước.

II. KIỂM TRA VIẾT:

1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập của em.

Gợi ý:

  • Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
  • Nó có đặc điểm gì?
  • Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
  • Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

>> Chi tiết: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích (45 mẫu)

Ma trận đề thi:

Mạch KT - KN

Các thành tố năng lực

Yêu cầu cần đạt

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Đọc thầm câu hỏi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về nội dung bài đọc.

Số câu

1

1

1

1

Câu số

1

2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

Tổng

Số câu

1

1

1

1

3

1

Số điểm

1

1

1

1

3

1

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 - Đề 3

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức

Tên nội dung,

các mạch kiến thức

CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Mức 1

(Nhận biết)

Mức 2

(Thông hiểu)

Mức 3

(Vận dụng)

Kiểm tra đọc

Đọc thành tiếng

-Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn.

- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn, ngắt nghỉ hợp lí sau dấu phẩy, dấu chấm…

- Đọc trôi chảy, ngắt nghỉ hợp lí các văn bản ngoài bài, đảm bảo tốc độ 60 tiếng/ phút

Đọc - hiểu

- Đọc thầm và bước đầu nhận biết được các hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong văn bản.

- Hiểu nội dung văn bản và trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung văn bản

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý

- Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích vì sao.

- Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm; câu giới thiệu, câu nêu hoạt động câu nêu đặc điểm có trong văn bản.

- Biết cách sử dụng dấu phẩy để tách các bộ phận đồng chức.

Kiểm tra viết

Nghe- viết

Nghe – viết đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 chữ, trong 15 phút.

- Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, đúng cỡ chữ.

- Viết đúng chính tả, viết sạch sẽ, sai không quá 3 lỗi.

Bài tập

Điền vào chỗ trống các chữ ghi âm đầu đã bị lược bỏ là các âm dễ lẫn như: l/n, s/x/, ch/tr, k/c, ng/ngh, g/gh. r/d/gi

Viết đoạn văn

Viết đoạn văn từ 3-4 câu theo chủ đề đã học.

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I

Năm học 2023-2024

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 2

(Thời gian làm bài: 50 phút không kể giao đề)

Họ và tên: …………………………………...... Lớp: 2A..................

Trường Tiểu học..........................................

Duyệt đề

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

....................................................................................................

.........................................................................................................

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên cho HS bắt thăm bài đọc và đọc văn bản có độ dài từ 60-70 chữ trong sách TV lớp 2 tập 1 và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc.

1. Đọc hiểu (2 điểm)

II. Đọc thầm văn bản sau:

CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ

Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!". Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ - cánh đồng của bố.

Theo Nguyễn Ngọc Thuần

2. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (M1- 0,5đ) Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?

A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.

B. Ngày bạn nhỏ chào đời.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Câu 2: (M1- 0,5đ) Ban đêm người bố đã thức để làm gì?

A. Làm ruộng.

B. Để bế bạn nhỏ ngủ.

C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ.

Câu 3: (M2- 0,5đ) Câu “Bố tôi to khoẻ lắm.” được viết theo theo mẫu câu nào?

A. Câu nêu đặc điểm.

B. Câu nêu hoạt động.

C. Câu giới thiệu.

Câu 4: (M3- 0,5đ) Đặt một câu nêu hoạt động để nói về tình cảm của người bố dành cho con.

III. Viết

1. Nghe- viết (2,5 đ) Cây xấu hổ (Sách TV lớp 2 tập 1 trang 31; từ Nhưng những cây cỏ đến vội bay đi)

Cây xấu hổ

................................................................................................

Bài tập (0,5 đ). Điền r/d/gi vào chỗ chấm

.....a vào

.....a đình

...ành dụm

2. Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.

G :

- Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

- Nó có đặc điểm gì?

- Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

- Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

>> 08 đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 theo Thông tư 27 sách Kết nối

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

1

Đọc hiểu văn bản:

- Biết trả lời được một số câu hỏi trong nội dung bài đọc. Liên hệ được với bản thân, thực tiễn bài học.

- Hiểu nội dung bài đọc.

Số câu

03

01

0

04

Câu số

1, 2, 3

4

0

Số điểm

1.5đ

0.5đ

2

Kiến thức Tiếng Việt:

- Biết xác định mẫu câu và đặt câu hỏi kiểu câu Để làm gì?

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

Số câu

0

01

01

02

Câu số

0

5

6

Số điểm

0.5đ

0.5đ

Tổng

Số câu

03

02

01

06

Số điểm

1.5đ

0.5đ

KIỂM TRA ĐỌC (6 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

a) Đọc văn bản (2 điểm)

Học sinh đọc bài “Con lợn đất” trang 53 sách Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

b) Trả lời câu hỏi (1 điểm)

Câu hỏi:

- Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?

- Bạn nhỏ có mong muốn điều gì khi nuôi lợn đất?

Kiểm tra đọc hiểu ( 2 điểm)

Đọc văn bản:

CÁI TRỐNG

Trống trông mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục như cái chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại. Tang trống được ghép lại bằng những mảnh gỗ rắn chắc. Ngang lưng trống quấn hai vành đai to, có móc treo. Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu to. Hai đầu trống được đóng chi chít những chiếc đinh tre ghim chặt tang trống với mặt trống. Mặt trống căng phẳng phiu, nhẵn bóng, sờ tay vào mát rượi.

theo: NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Đọc hiểu văn bản: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Thân trống được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Trông cái trống rất oai vệ

B. Thân trống tròn trùng trục như cái chum đỏ

C. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại

2) Mặt trống được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Được bịt kín bằng hai miếng da trâu to tướng

B. Đóng chi chít những chiếc đinh tre ở hai đầu trống

C. Mặt tróng phẳng phiu, nhẵn bóng sờ tay vào mát rượi.

3) Bộ phận nào của trống được đóng chi chít những chiếc đinh tre? (0,5 điểm)

A. Bụng trống

B. Hai mặt trống

C. Hai đầu trống

4) Nội dung của bài đọc “Cái trống” là? (0,5 điểm)

….……………………………………………………………………………………………………………Kiểm tra luyện từ và câu (1 điểm)

1. Điền 2-3 từ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động thích hợp của mỗi con vật:(0,5 điểm)

Con trâu:…………………………………………………………………………….

Con chó:……………………………………………………………………………..

Con rùa:………………………………………………………………………………

Con thỏ:……………………………………………………………………………….

2. Đặt 2 câu kiểu “Ai thế nào?” nói về những người thân trong gia đình em. (0,5 điểm)

….…………………………………………………………………………………………………….

….…………………………………………………………………………………………………….

KIỂM TRA VIẾT (4 điểm)

1. Kiểm tra chính tả (2 điểm)

Nhìn - viết:

Chiếc bút mực

Trong lớp, chỉ có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực.Lan vui lắm, nhưng em bỗng oà lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.

Kiểm tra tập làm văn (2 điểm)

Viết 4 - 5 câu tả chiếc chiếc bút theo gợi ý:

Gợi ý:

- Giới thiệu cây bút của em (do ai tặng, nhân dịp gì…)

- Tả đặc điểm của cây bút (hình dáng, màu sắc, chất liệu, họa tiết, kích thước…)

- Tác dụng của cây bút (viết, vẽ,…)

- Suy nghĩ, nhận xét của em về cây bút

….…………………………………………………………………………………………………….

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

Trường Tiểu học
Họ và tên:…………………………
Lớp: 2….

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I NĂM 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt
Khối: 2
Thời gian: 35 phút

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

II. Đọc – hiểu

Chuyện của thước kẻ

Trong cặp sách, thước kẻ làm bạn với bút mực và bút chì. Chúng sống cùng nhau rất vui vẻ. Mỗi hình vẽ đẹp, mỗi đường kẻ thẳng tắp là niềm vui chung của cả ba.

Nhưng ít lâu sau, thước kẻ nghĩ bút mực và bút chì phải nhờ đến mình mới làm được việc. Nó thấy mình giỏi quá, ngực cứ ưỡn mãi lên. Thấy đường kẻ bị cong, bút mực nói với bút chì:

- Hình như thước kẻ hơi cong thì phải?

Nghe vậy, thước kẻ thản nhiên đáp:

- Tôi vẫn thẳng mà. Lỗi tại hai bạn đấy!

Bút mực bèn cầm một cái gương đến bên thước kẻ và nói:

- Bạn soi thử xem nhé!

Thước kẻ cao giọng:

- Đó không phải là tôi!

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

Nói xong, nó bỏ đi và lạc vào bụi cỏ ven đường.

Một bác thợ mộc trông thấy thước kẻ liền nhặt về uốn lại cho thẳng. Thước kẻ cảm ơn bác thợ mộc tồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì. Từ đó, chúng lại hòa thuận, chăm chỉ như xưa.

Theo Nguyễn Kiên

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Ban đầu, thước kẻ chung sống với các bạn như thế nào?

A. vui vẻ

B. lạnh nhạt

C. kiêu căng

Câu 2. Vì sao thước kẻ bị cong?

A. Vì bị uốn cong.

B. Vì đi lạc vào bãi cỏ.

C. Vì kiêu căng cứ ưỡn ngực lên mãi.

Câu 3. Sau khi được bác thợ mộc uốn thẳng, thước kẻ làm gì?

A. Thước kẻ bỏ đi.

B. Thước kẻ đã cảm ơn bác thợ mộc rồi quay về xin lỗi bút mực, bút chì.

C. Thước kẻ đã ở lại với bác thợ mộc.

Câu 4. Nêu đúng ý nghĩa của bài đọc?

A. Khuyên chúng ta nên giúp đỡ bạn bè.

B. Khuyên chúng ta không được kiêu căng.

C. Khuyên chúng ta nên chăm sóc bản thân.

Câu 5. Điền dấu câu phù hợp vào ô trống:

Cái thước kẻ màu tím của bạn nào nhỉ ☐

Câu 6. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:

Em dùng thước kẻ để vẽ đoạn thẳng.

……………………………………………………………………………………

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Mỗi người một vẻ (SGK/ trang 126)

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 4- 5 câu giới thiệu về một đồ dùng học tập theo gợi ý.

  • Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?
  • Đồ vật đó có những bộ phận nào?
  • Đồ vật đó giúp ích gì cho em?

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG TH

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Tiếng Việt– lớp 2. Năm học: .........

(Thời gian làm bài: 40 phút)

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ĐI HỌC ĐỀU

Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

Tùng...Tùng...! Tu...ù...ùng...

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: "Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt".

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. "Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!". Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?

A. Các bạn học sinh

B. Bạn Sơn

C. Học sinh và giáo viên

Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?

A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.

Câu 3. Vì sao cần đi học đều?

A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?

A. Sơn rất chăm học

B. Sơn đến lớp đúng giờ.

C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.

Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?

A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.

B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.

C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.

Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 6 từ

B. Viết

Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm

để.... ành; ....ành chiến thắng

tranh.....ành; đọc...ành mạch

Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ:................................................................................

b. chăm ngoan:.........................................................................

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

- Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….

- Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………

Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà

Câu 5. (Tập làm văn)

Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.

Đáp án có trong file tải về.

Mời bạn đọc tải về Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 để xem đầy đủ đề thi

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra, các bạn tham khảo luyện tập, củng cố các dạng bài tập Toán 2 Tiếng Việt lớp 2 để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 2 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc chi tiết và liên tục cập nhật cho các thầy cô, các bậc phụ huynh cho con em mình ôn tập.

Đề thi học kì 1 lớp 2 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
462
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

    Xem thêm
    Đây là tài liệu cao cấp chỉ dành cho thành viên VnDoc ProPlus: Tải tất cả tài liệu có trên VnDoc, làm trắc nghiệm không giới hạn! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 Đây là Tài liệu chỉ dành cho Thành viên VnDoc ProPlus.