Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 là đề thi định kì cuối học kì 1 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 2 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết.

1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019 - 2020

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Sáng kiến của bé Hà (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 78).

- Đọc đoạn 3.

- Trả lời câu hỏi: Hà đã tặng ông bà món quà gì?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Thương ông (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 83).

- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:

1. Chân ông đau như thế nào?

a. Sưng, tấy.

b. Đi phải chống gậy.

c. Bước lên thềm rất khó.

d. Tất cả các ý trên.

2. Bé Việt làm gì để giúp và an ủi ông?

a. Đỡ ông lên thềm.

b. Bày cho ông nói câu “không đau … không đau …” để khỏi thấy đau.

c. Biếu ông cái kẹo.

d. Tất cả các ý trên.

3. Em có cảm nhận điều gì về bé Việt?

a. Việt nhỏ nhưng biết thương ông, biết giúp đỡ và an ủi ông khi ông đau.

b. Việt chăm làm, biết giúp đỡ bố mẹ.

c. Việt chưa biết giúp ông vì còn bé.

d. Việt thích đùa giỡn với mọi người.

4. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì?

a. Ông bước lên thềm.

b. Việt là đứa cháu ngoan.

c. Ông bị đau chân.

d. Việt rất vui vì ông đã khỏi đau chân.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Ông và cháu (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 89)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về ông, bà (hoặc người thân) của em.

2. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019 - 2020

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng

Hà đã tặng ông bà món quà là chùm điểm mười.

II. Đọc hiểu:

1. Chân ông đau: sưng, tấy, đi phải chống gậy, bước lên thềm rất khó => Đáp án d

2. Để giúp và an ủi ông, bé Việt đã Đỡ ông lên thềm, bày cho ông nói câu “không đau … không đau …” để khỏi thấy đau và biếu ông cái kẹo => Đáp án d

3. Cảm nhận về bé Việt: Việt nhỏ nhưng biết thương ông, biết giúp đỡ và an ủi ông khi ông đau => Đáp án a

4. Câu được cấu tạo theo mẫu Ai làm gì là Ông bước lên thềm => Đáp án a

B. Kiểm tra viết

II. Tập làm văn:

Viết đoạn văn kể về ông, bà (hoặc người thân) của em.

Bài văn mẫu lớp 2 kể về gia đình bài 1:

Mẹ em đã 43 tuổi rồi. Mẹ là người nội trợ. Mẹ luôn chăm sóc cho em từng li, từng tí. Khi em bị bệnh, mẹ thức suốt đêm để lo lắng cho em. Em rất yêu quý mẹ. Em hứa với mẹ em sẽ học thật giỏi để tặng mẹ thật nhiều điểm 10. Mẹ là người tuyệt vời nhất trên đời của em.

Bài văn mẫu lớp 2 kể về gia đình bài 2:

Bà nội của em năm nay đã 57 tuổi. Bà là người kinh doanh. Bà yêu quý em, chăm sóc em rất chu đáo. Mỗi khi em đi học về, bà đều nấu những món ăn ngon cho em. Mỗi buổi tối, khi em lạnh, bà đều đắp chăn cho em. Tình thương của bà dành cho em rất bao la, không gì có thể so sánh được.

Bài văn mẫu lớp 2 kể về gia đình bài 3:

Người em yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Tuy mẹ đã ngoài bốn mươi, nhưng trông mẹ rất trẻ đẹp. Nước da mẹ trắng hồng. Mẹ là người nội trợ trong gia đình. Mỗi sáng, mẹ đưa em đến trường. Sau đó mẹ đi chợ, nấu cơm cho cả gia đình. Mẹ nấu ăn rất ngon. Mẹ chăm sóc em từng li từng tí. Mẹ là người em yêu quý nhất, là niềm tin và lẽ sống của đời em.

Bài văn mẫu lớp 2 kể về gia đình bài 4:

Năm nay, mẹ em 41 tuổi. Mẹ là nhân viên hóa thực phẩm. Mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Mỗi khi em không hiểu bài, mẹ luôn tận tình giảng bài cho em hiểu. Vì thế, nhờ có mẹ mà em hiểu biết nhiều hơn. Em luôn kính trọng và yêu thương mẹ nhất trên đời. Em sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.

3. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra năm 2018-2019 môn Tiếng Việt 2

Đề 1

Tên các nội dung, chủ đề, mạch kiến thức

Các mức độ kiến thức

Tổng

Mức 1
(Nhận biết)

Mức 2
(Thông hiểu)

Mức 3
(Vận dụng)

Mức 4
(Vận dụng nâng cao)

Chủ đề 1.

Đọc hiểu văn bản

Câu số

Câu số

Câu số

Câu số

Số câu

2

2

1

5

Số điểm

1

2

1

4

Tỉ lệ %

10%

20%

10%

40%

Chủ đề 2.

Kiến thức Tiếng Tiệt

Số câu

1

1

2

Số điểm

1

1

2

Tỉ lệ %

10%

10%

20%

Tổng số câu

2

2

2

1

7

Tổng số điểm

1

2

2

1

6

Tỉ lệ %

10%

20%

20%

10%

60%

4. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 - Đề 1

PHÒNG GD&ĐT ………………………

Trường Tiểu học: .....................................

Họ và tên:………………………………..

Phân trường:……………………………..

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Tiếng Việt lớp 2

Thời gian: 60 phút

Điểm

Điểm đọc: ….

Điểm viết: ….

Điểm chung: …

Lời nhận xét của giáo viên

I. Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (4 điểm)

GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh theo các chủ điểm đã học.

2. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện bó đũa

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thông thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẽ ra thì yếu, hợp lị thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Theo Ngụ ngôn Việt Nam

* Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1: Lúc nhỏ, những người con sống như thế nào? (M1 – 0.5đ)

A. Hay gây gổ.

B. Hay va chạm.

C. Anh em không quan tâm đến nhau.

D. Sống rất hòa thuận.

Câu 2: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? (M1 – 0.5đ)

A. Tại vì họ chưa dùng hết sức để bẻ.

B. Tại vì không ai muốn bẻ cả.

C. Tại vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

D. Tại vì bó đũa được làm từ sắt.

Câu 3: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì ? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì? (M2 - 1đ)

A. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với bốn người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với một người con.

B. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con.

C. Mỗi chiếc đũa hay cả bó đũa đều được ngầm so sánh với một người con.

D. Mỗi chiếc đũa hay cả bó đũa đều được ngầm so sánh với bốn người con.

Câu 4: Người cha muốn khuyên bảo các con điều gì? (M2-1đ)

A. Các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

B. Các con cùng hợp sức lại để bẻ gãy bó đũa.

C. Các con sống không cần quan tâm đến nhau. Đèn nhà ai nhà nấy rạng.

D. Các con cần biết quan tâm đến nhau hơn.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? (M3 – 1đ)

.................................................................................................................…

.....................................................................................................................

Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhanh nhẹn” (M3 – 1đ)

.....................................................................................................................

Câu 7: Em đã làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ khi ở nhà? (M4 – 1đ)

.................................................................................................................…

.....................................................................................................................

II. Kiểm tra viết:

1. Chính tả: Nghe - viết: (4 điểm)

Bé Hoa

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

2. Tập làm văn: (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể về gia đình em.

Câu hỏi gợi ý:

a) Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?

b) Nói về từng người trong gia đình em.

c) Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

5. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 - Đề 1

I. Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói.(4 điểm)

Tùy theo mức độ đọc và trả lời của HS mà GV cho điểm theo quy định trong chuẩn KT- KN.

2. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm)

Câu 1– 0.5 điểm

Câu 2 – 0.5 điểm

Câu 3 – 1 điểm

Câu 4 – 1 điểm

D

C

B

A

Câu 5: (1 điểm)

- HS trả lời theo ý của mình.

Câu 6. (1 điểm)

- Chậm chạp

Câu 7. (1 điểm)

- HS trả lời theo ý của mình.

II. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Viết chính tả. (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu (1 điểm).

-Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi).(1 điểm)

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1 điểm)

2. Tập làm văn: (6 điểm)

- Nội dung (ý): 3 điểm

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

- Kĩ năng: 3 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

>>> Tham khảo thêm: Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2018 - 2019

6. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 - Đề 2

Huyện (thị xã, thành phố): ………………..

Họ và tên: ........................................................

Lớp:..................................................................

KIỂM TRA CUỐI KÌ I TIẾNG VIỆT 2

Năm học 2018 - 2019

Ngày kiểm tra: ......................................

Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

................................................................................................................

................................................................................................................

................................................................................................................

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Bài đọc: Hai anh em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 112)

– Đọc đoạn 1 và 2

II. Đọc thầm bài "Bé Hoa". Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (5 điểm)

Bé Hoa

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

Đêm nay, Hoa hát hết các bài hát mà mẹ vẫn chưa về. Từ ngày bố đi công tác xa, mẹ bận việc nhiều hơn. Em Nụ đã ngủ. Hoa lấy giấy bút, viết thư cho bố. Vặn to đèn, em ngồi trên ghế, nắn nót viết từng chữ:

Bố ạ,

Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Em ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài dài dài ấy, bố nhé!

(Theo Thanh Tâm)

Câu 1. (0.5 điểm) Em của Hoa tên gì?

A. Nụ

B. Hồng

C. Mai

D. Cúc

Câu 2. (0.5 điểm) Em Nụ đáng yêu như thế nào?

A. Làn da trắng

B. Khuôn mặt bầu bĩnh.

C. Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.

D. Tóc em buộc thành hai bím.

Câu 3. (0.5 điểm) Hoa đã làm gì giúp mẹ?

A. Nấu cơm, quét dọn nhà cửa giúp mẹ.

B. Quét sân giúp mẹ

C.Giặt quần áo giúp mẹ.

D. Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ.

Câu 4. (0.5 điểm) Trong thư gửi bố, Hoa nêu mong muốn gì?

A. Bao giờ bố về, bố mua cho con xe đạp.

B. Bao giờ bố về, bố mua nhiều quà cho Hoa.

C. Bao giờ bố về, bố cho con đi chơi chợ hoa.

D. Bao giờ bố về, bố dạy thêm bài hát khác cho Hoa.

Câu 5. (0.5 điểm) Bé Hoa gửi gì cho bố?

A. Bánh kẹo

B. Sách vở

C. Viết thư

D. Quần áo

Câu 6. (0.5 điểm) Câu chuyện Bé Hoa nói lên điều gì?

A. Hoa là một cô bé ham chơi.

B. Hoa là một cô bé xinh xắn.

C. Hoa là một cô bé yêu thương em và biết trông em giúp mẹ.

D. Mẹ Hoa có thêm em Nụ.

Câu 7. (0.5 điểm): Viết từ chỉ hoạt động vào chỗ trống trong câu sau đây cho thích hợp:

Thầy Linh..........môn Tự nhiên và Xã hội

Câu 8. (0.5 điểm) Em hãy chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

- (sông , xông): - ……..Tiền ; -………..hơi

- (sa, xa): -………sút ; - đường …......

Câu 9. (0.5 điểm) Đặt một câu với từ: siêng năng.

......................................................................................................

Câu 10. (0.5 điểm) Viết lại cho đúng tên của một bạn học sinh như sau:

Nguyễn hoài bảo

......................................................................................................

7. Đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 - Đề 2

Tổng câu trắc nghiệm: 6.

HS khoanh đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm

Câu Đáp án

1

A

2

C

3

D

4

D

5

C

6

C

II. Phần đáp án câu tự luận:

Tổng câu tự luận: 4.

Câu 7 (0.5 điểm)

dạy

Câu 8 (0.5 điểm)

sông Tiền; xông hơi; sa sút; đường xa

Câu 9 (0.5 điểm)

Bé Hoa rất siêng năng.

Câu 10 (0.5 điểm)

Nguyễn Hoài Bảo

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: 5 điểm

GV đọc cho học sinh viết bài chính tả “Bông hoa Niềm Vui”.

Bông hoa Niềm Vui

- Em hãy hái thêm hai bông nữa. Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.

Gợi ý làm bài:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai phụ âm đầu, vần, dấu thanh, chữ hoa, chữ thường): trừ 0,5 điểm.

2. Tập làm văn 5 điểm

Đề bài:

Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về con vật nuôi mà em thích, dựa theo các câu hỏi gợi ý dưới đây:

- Em thích con vật nuôi nào nhất?

- Con vật ấy có gì đẹp?

- Con vật ấy có ích lợi gì?

- Em yêu quý con vật đó như thế nào?

>>> Tham khảo thêm: Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22

Gợi ý làm bài:

Học sinh viết được từ 3 đến 5 câu theo gợi ý đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 5 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5).

Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 năm 2019 - 2020 các môn:

Sau những giờ học căng thẳng các bạn có thể tham khảo thêm:

Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2018 - 2019 theo Thông tư 22 dành cho các em học sinh tham khảo. Ngoài ra, các bạn tham khảo luyện tập, củng cố các dạng bài tập Toán 2 Tiếng Việt lớp 2 để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 2 lớp 2 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc chi tiết và liên tục cập nhật cho các thầy cô, các bậc phụ huynh cho con em mình ôn tập.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
38
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

    Xem thêm