Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2024

Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2024 có đáp án được biên soạn nhằm giúp các em HS ôn luyện, củng cố kiến thức để chuẩn bị cho bài thi cuối kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

PHẦN ĐỀ THI

ĐỀ 1

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

Vịnh Hạ Long

Mỗi mùa, Vịnh Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên bến cảng vọng lại.

(theo Thi Sảnh)

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc nói về địa điểm du lịch nào?

A. Vịnh Hạ Long

B. Động Phong Nha

C. Đảo Phú Quốc

2. Mùa xuân ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài cá nào?

A. Cá ngừ, cá trích

B. Cá ngừ, cá vược

C. Cá ngừ, cá bạc má

3. Mùa thu ở Vịnh Hạ Long là mùa của loài hải sản nào?

A. Tôm tích

B. Tôm càng

C. Tôm he

4. Những từ nào sau đây được dùng để miêu tả gió mùa hè ở Vịnh Hạ Long?

A. êm ả, phần phật

B. êm ả, mạnh bạo

C. phần phật, nóng bức

5. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe - viết:

Bài ca về trái đất

Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh, bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!

B. Tập làm văn

Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu, kể về một lễ hội mà em từng tham gia.

  • Gợi ý:
  • Lễ hội đó là lễ hội gì? Được tổ chức ở đâu? Nhân dịp gì?
  • Nơi diễn ra lễ hội được trang trí như thế nào?
  • Không khí ở đó ra sao? Mọi người tham gia với tâm thế như thế nào?
  • Lễ hội diễn ra với những hoạt động nào? Em có tham gia hoạt động nào không?

- Sau khi kết thúc lễ hội, em có những cảm xúc gì?

ĐỀ 2

PHẦN 1. ĐỌC HIỂU

A. Đọc thầm:

Rừng trưa

Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời.

Trên các khoảng đất rộng và chung quanh những lùm cây thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh, không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở đã vội tàn nhanh trong nắng.

(theo Đoàn Giỏi)

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc miêu tả khung cảnh thiên nhiên ở nơi nào?

A. Rừng đước

B. Rừng khô

C. Rừng xà nu

D. Rừng thông

2. Từ nào sau đây đã được dùng để miêu tả vẻ đẹp của rừng khô?

A. Uy nghi tráng lệ

B. Uy nghi hùng vĩ

C. Hùng vĩ tráng lệ

D. Nhỏ bé uy nghi

3. Vỏ ở thân của những cây tràm có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu đen

C. Màu nâu

D. Màu trắng

4. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, tác giả ngửi thấy mùi hương gì?

A. Mùi lá úa

B. Mùi lá tràm bị hun nóng

C. Mùi lá tươi non

D. Mùi cỏ khô dưới gốc

5. Những bông hoa nhiệt đới trong bài đọc có đặc điểm gì?

A. Chỉ có một màu duy nhất là màu đỏ

B. Vừa lộng lẫy nở đã vội tàn

C. Mỗi lần hoa nở có thể nở rất lâu

D. Các bông hoa to như bàn tay của người lái đò

6. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

D. 4 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe - viết:

Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thường làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

(theo Nguyễn Thi)

B. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn kể về một trận thi đấu thể thao mà mình đã từng được xem hoặc tham gia.

ĐỀ 3

PHẦN 1. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

I. Đọc thầm:

Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa.

Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng, để vua hóng mát, ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhãn, có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng, và trước mũi thuyền là một đầu rồng như muốn bay lên.

theo Hà Ánh Minh

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài đọc miêu tả cảnh vào thời gian nào?

A. Sáng sớm

B. Giữa trưa

C. Tối

D. Đêm

2. Khi màn sương dày dần lên thì điều gì xảy ra?

A. Đất trời tối sầm đi

B. Cảnh vật rõ ràng hơn

C. Trời đất sáng trưng

D. Cảnh vật mờ dần đi

3. Màn sương buổi tối trong bài đọc có màu gì?

A. Trắng đục

B. Trắng tinh

C. Trắng muốt

D. Trắng bệch

4. Chiếc thuyền nào đã được nhắc đến trong bài đọc?

A. Thuyền đánh cá

B. Thuyền quân sự

C. Thuyền rồng

D. Thuyền nan

5. Phía trước mũi thuyền rồng có gì đặc biệt?

A. Có 1 đầu rồng

B. Có 1 con rồng

C. Có 9 đầu rồng

D. Có 9 con rồng

6. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

D. 4 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe - viết:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phẩn của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

theo Hồ Chí Minh

B. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn ngắn miêu tả cảnh một đêm trăng đẹp mà mình đã từng được quan sát.

ĐỀ 4

PHẦN 1. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

I. Đọc thầm:

Hà Nội

Hà Nội có chong chóng
Cứ tự quay trong nhà
Không cần trời nổi gió
Không cần bạn chạy xa.

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao.

Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay…

theo Trần Đăng Khoa

II. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Bài thơ nói về địa danh nào của nước ta?

A. Thủ đô Hà Nội

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Thành phố Đà Nẵng

D. Cố đô Huế

2. Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

A. Thể thơ năm chữ

B. Thể thơ bốn chữ

C. Thể thơ lục bát

D. Thể thơ tám chữ

3. Chong chóng ở Hà Nội có đặc điểm gì?

A. Tự quay trên đường

B. Tự quay trong nhà

C. Tự quay trên mái nhà

D. Tự quay trên dòng sông

4. Câu thơ “Bên hồ ngọn tháp bút - Viết thơ lên trời cao” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Lặp từ

D. Không có biện páp tu từ

5. Bài đọc có bao nhiêu hình ảnh so sánh? Viết rõ đó là hình ảnh nào?

A. 1 hình ảnh

B. 2 hình ảnh

C. 3 hình ảnh

D. 4 hình ảnh

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

….…………………………………………….….…………………………………………….….…………………

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe - viết:

Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.

theo Thi Sảnh

B. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn ngắn kể về một người lao động trí óc mà mình biết.

ĐỀ 5

PHẦN 1. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

A. Đọc thầm:

Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.

Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.

Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.

theo Nguyễn Tuân

B. Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng:

1. Tranh làng Hồ là tên của loại tranh nào ở nước ta?

A. Tranh làng Trống

B. Tranh Đông Hồ

C. Tranh Kim Hoàng

D. Tranh làng Sình

2. Chiếc quần hoa chanh trong các bộ tranh tố nữ, có nền màu gì?

A. Màu đen

B. Màu đỏ

C. Màu trắng

D. Màu tím

3. Màu đen trong tranh làng Hồ không được làm từ nguyên liệu gì?

A. Than rơm bếp

B. Than cói chiếu

C. Than lá tre

D. Than lá bàng

4. Các chất liệu tạo nên màu đen của tranh làng Hồ giúp gợi nhắc đến điều gì?

A. Gợi nhắc đến màn đêm

B. Gợi nhắc đến mùa thu

C. Gợi nhắc đến tình người

D. Gợi nhắc đến đồng quê

5. Màu trắng điệp đem đến đặc điểm gì cho khuôn mặt người trong tranh làng Hồ?

A. Tăng thêm vẻ đáng yêu

B. Tăng thêm vẻ thâm thúy

C. Tăng thêm độ trắng sáng

D. Tăng thêm vẻ tươi trong

6. Chủ ngữ câu “Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa” là gì?

A. Cái màu trắng

B. Màu trắng điệp

C. Màu trắng

D. Cái màu trắng điệp

PHẦN 2. VIẾT

A. Nghe - viết:

Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha.

theo Nguyễn Đình Thi

B. Tập làm văn

Em hãy viết một bài văn ngắn kể về thầy, cô giáo mà em yêu quý.

Để xem đáp án của trọn bộ đề thi, mời bạn tải tài liệu về máy!

--------------------------------------------------------------------------------------

Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều

Ngoài Bộ đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay khác như Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán; Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Anh mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm