Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
nam Phạm duy Văn học

bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú

Cảm nhận về .

3
3 Câu trả lời
  • Mèo Ú
    Mèo Ú

    1. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả Tố Hữu

    - Nêu hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung 6 câu thơ đầu tác phẩm

    2. Thân bài

    - Cảm nhận về nội dung câu thơ:

    + Hai câu thơ đầu: " Khi con tu hú gọi bầy - Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần." Miêu tả tiếng tu hú thông báo dấu hiệu chào hè

    + Hai câu thơ tiếp "Vườn râm dậy tiếng ve ngân, Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào" miêu tả một bức tranh thiên nhiên đầy đủ âm thanh và màu sắc.

    + Hai câu thơ "Trời xanh càng rộng càng cao" đưa ra hình ảnh của một bầu trời mênh mông, tạo nên sự rộng lớn và bất tận của không gian.

    - Hai câu thơ cuối "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không" thể hiện cánh diều tự do khoáng đạt giữa bầu trời không gian mùa hè, qua đó gửi gắm khát khao tự do, vượt khỏi ngục tù của tác giả.

    3. Kết bài

    - Kết luận, nêu cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật 6 câu thơ đầu:

    + Bức tranh về một mùa hè đầy sôi động và đầy màu sắc, nơi thiên nhiên và cuộc sống được đẩy lên một tầm cao mới.

    + Tình yêu và sự trân trọng của tác giả đối với thiên nhiên và sự sống.

    0 Trả lời 12/05/23
    • Gà Bông
      Gà Bông

      Nhà thơ Tố Hữu là người có ảnh hưởng rộng rãi đến nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có bài thơ “Khi con tu hú” rất tiêu biểu. Đây là bài thơ ông viết trong tù, hoàn cảnh tù ngục ngột ngạt, gông cùm nhưng không ngăn cản cản được Tố Hữu với tâm hồn lạc quan và khao khát tự do.

      Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” là một bức tranh về hiện thực được mở ra bằng cách lắng nghe hiện tại và nhớ về quá khứ.

      “Khi con tu hú gọi bầy

      Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”

      Tiếng của bầy tu hú gọi hè đã về theo quy luật tự nhiên. Chim gọi bầy như gọi mùa, mang đến không khí náo nức, náo nức cả đất trời và trái tim của con người. Tiếng tu hú đã làm cây cối hồi sinh, mọi cảnh vật như chuyển động, lúa chín dần, trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đưa cảm xúc vào câu thơ, sự vận động của cảnh vật là cái tài của nhà thơ, nó liên quan đến tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, cuộc đời của nhà văn.

      “Vườn râm dậy tiếng ve ngân…

      Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

      Mùa hè thật sinh động và đẹp đẽ với màu vàng của lúa, màu của hoa trái và tiếng nhịp tim rộn ràng chào đón mùa hè. Trong nhà giam, nhà thơ nhớ đến tiếng ve kêu, nhớ hình ảnh cánh đồng đầy ngô, khao khát một cuộc sống bình dị hàng ngày bên ngoài. Trong chốn lao tù tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời là một thứ xa xỉ đối với nhà thơ, nhưng nhà thơ đã tạo cho mình một bầu trời đẹp đến thế:

      “Trời xanh càng rộng càng cao…

      Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

      Hai câu thơ thể hiện mạn mẽ khát vọng được tự do, được bay bổng, được hòa nhập và du ngoạn cùng thiên nhiên của tác giả. Tiếng sáo diều cất lên rộn ràng, rộn ràng như nhịp tim của chàng trai mang trong tâm hồn tình yêu thiên nhiên, khát khao được sống giữa thiên nhiên đã giúp nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng và đầy màu sắc. Nhà thơ đã sử dụng các giác quan thính giác, khứu giác và thị giác để cảm nhận tất cả âm thanh, màu sắc và đặc điểm của mùa hè.

      Trong sáu dòng đầu của bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã dựng nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh về một mùa hè đầy sôi động và đầy màu sắc, nơi thiên nhiên và cuộc sống được đẩy lên một tầm cao mới. Qua đó, ông gửi gắm vào tác phẩm một tình yêu mãnh liệt và sự trân trọng đối với thiên nhiên và sự sống.

      0 Trả lời 12/05/23
      • Thần Rừng

        Văn học

        Xem thêm