Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép

Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu ghép là gì?

Câu ghép là hiện tượng khá phức tạp về mặt lý thuyết. Có rất nhiều cách định nghĩa câu ghép là gì. Theo Wikipedia thì có thể định nghĩa về câu ghép như sau: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ – Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên”.

Tại sách giáo khoa ngữ văn 8 tập một đưa ra định nghĩa về khái niệm câu ghép là gì như sau: “Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm chủ – vị (C-V) không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu”.

Có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau, khác nhau trong cách hiểu, khác nhau trong cách phân loại. Bên cạnh đó câu ghép ởi vì có từ 2 vế trở lên nên các vế trong cầu cần phải có sự liên kết với nhau một cách hợp lý. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ. Giải pháp được chọn trong sách giáo khoa nhằm tạo sự tiện lợi và hữu ích. Do đó theo sách giáo khoa câu ghép được hạn chế chỉ trong trường hợp:

+ Những câu ghép có hai cụm chủ vị đầy đủ và hai cụm chủ vị này nằm ngoài nhau, không bao chứa nhau.

+ Chọn các quan hệ từ nối vế câu thường gặp nhất và tìm hiểu kiểu quan hệ mà chúng có thể diễn đạt.

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

Ví dụ về câu ghép

Để làm rõ hơn về khái niệm câu ghép là gì bài viết xin đưa ra ví dụv câu ghép để độc giả dễ hình dung.

Ví dụ:

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

Các cách nối câu ghép

Thông thường trong câu ghép được nối với nhau bởi các cách:

+ Thứ nhất: Nối bằng từ ngữ nối

Ví dụ: Mình đọc hay tôi đọc.

Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

+ Thứ hai: Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm. Ví dụ: Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Ví dụ: Mưa rơi rào rào trên sân gạch, mưa đổ đồm độp trên phên nứa.

Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

+ Thứ ba: Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

Ví dụ: Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà

Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.

Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu ghép là gì? Ví dụ về câu ghép được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt vào giải bài tập Ngữ văn lớp 8. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8

    Xem thêm