Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Phần 2)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Câu hỏi trắc nghiệm: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Phần 2). Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn giải Sinh học 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô cùng tham khảo.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Câu 21: Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó?

A. trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.

B. tham gia vào hình thành loài.

C. gián tiếp phân hóa các kiểu gen.

D. trực tiếp biến đổi kiểu hình của quần thể.

Câu 22. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là?

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.

B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hòa tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

Câu 23. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì?

A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.

B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.

C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.

D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.

Câu 24. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng?

A. làm giảm tính đa hình quần thể.

B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.

C. thay đổi tần số alen của quần thể.

D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.

Câu 25. Sau 50 năm ở thành phố Manxetơ bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu đen vì?

A. chúng bị nhuộm đen bởi bụi than.

B. chúng đột biến thành màu đen.

C. chọn lọc tự nhiên tăng cường đột biến màu đen.

D. bướm trắng đã bị chết hết.

Câu 26. Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm?

A. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc

B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc

C. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào

D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc

Câu 27. Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của?

A. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể bướm

B. chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy

C. sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường

D. sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm

Câu 28. Cách li sau hợp tử không phải là?

A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai.

C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.

D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 29. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho?

A. cách li trước hợp tử.

B. cách li sau hợp tử.

C. cách li tập tính.

D. cách li mùa vụ.

Câu 30. Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì?

A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.

B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.

C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.

D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 31: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là?

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Câu 32. Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?

A. Hai cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh

B. Hai cá thể đó không thể giao phối với nhau

C. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau

D. Hai cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí giống nhau

Câu 33. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?

A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể

B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới

Câu 34. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở?

A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ

B. kết quả của quá trình lai xa khác loài

C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì

D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần

Câu 35. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuối các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

Thứ tự chính xác là:

A. 5 → 1 → 4

B. 4 → 3 → 1

C. 3 → 1 → 4

D. 1 → 3 → 4

Câu 36. Trong hình thành loài bằng con đường địa lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì?

A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền

B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm

C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh

D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

Câu 37. Cách thức hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn và tồn tại của loài do?

A. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính

B. nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính

C. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản hữu tính

D. thụ tinh từ các giao tử lưỡng bội hoặc trong nguyên phân, NST nhân đôi mà không phân li; tồn tại chủ yếu bằng sinh sản vô tính

Câu 38. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n?

A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST.

B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.

C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.

D. có đặc điểm hình thái: kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.

Câu 39. Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ?

A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28

B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42

C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42

D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42

Câu 40. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tạo nên các kiểu gen giúp sinh vật thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.

D. Chọn lọc tự nhiên sàng lọc, giữ lại những biến dị có lợi.

Câu 41: Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh hơn quần thể sinh vật nhân thực?

A. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình

B. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen

D. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường

Câu 42. Sự đa dạng loài trong sinh giới là do?

A. đột biến

B. CLTN

C. sự tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài

D. biến dị tổ hợp

Câu 43. Một số loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân là?

A. do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.

B. sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.

C. có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên.

D. tất cả nguyên nhân nêu trên đều đúng.

Câu 44. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì?

A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.

D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.

Câu 45. Đồng quy tính trạng là kết quả của quá trình?

A. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo nhiều hướng.

B. CLTN trên nhiều đối tượng theo một hướng.

C. CLTN tiến hành trên 1 đối tượng theo 1 hướng.

D. Hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 46. Nguyên nhân chính của kiểu tiến hóa đồng quy?

A. một loài phân bố ở nhiều môi trường khác nhau.

B. các kiểu gen khác nhau nhưng đột biến như nhau.

C. môi trường của các loài ổn định rất lâu.

D. các sinh vật khác nguồn ở môi trường như nhau.

Câu 47. Đồng quy tính trạng là con đường tiến hóa mà?

A. các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau nhưng có kiểu hình tương tự

B. các loài có chung nguồn gốc nhưng có kiểu hình khác nhau

C. các loài có xu hướng tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết

D. các loài khác nhau nhưng thích nghi với điều kiện sống như nhau nên có cùng khu phân bố

Câu 48. Dấu hiệu của hướng tiến hóa kiên định sinh học là?

A. Tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết

B. Thích nghi cao với các điều kiện sống khắc nghiệt

C. Duy trì thích nghi ở mức nhất định

D. Duy trì thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể ổn định

Câu 49. Phân li tính trạng trong tiến hóa lớn dẫn đến kết quả là?

A. phân hóa quần thể gốc thành nhiều kiểu gen.

B. phân li thành các kiểu gen theo công thức xác định.

C. sự phân hóa thành nhiều giống do người tiến hành.

D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 50. Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về?

A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp

C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp

2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Bằng chứng và cơ chế tiến hóa

Câu21222324252627282930
Đáp ánAADBCCACDA
Câu31323334353637383940
Đáp ánBBCDACDCBA
Câu41424344454647484950
Đáp ánACBBBDADDA

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Câu hỏi trắc nghiệm: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Phần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Sinh 12

    Xem thêm