Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 23

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 23, với nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tập tốt môn Lịch sử. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 23 Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn toàn miền nam (1973-1975) vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm bài 23 môn Lịch sử lớp 12 bài khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền nam như tình hình nước ta sau hiệp định Pari, tình hình chung của miền Bắc, tình hình miền Nam sau hiệp đinh Pari... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn toàn miền nam (1973-1975)

Câu 1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari?

A. Hoà bình dã trở lại trên Miền Bắc.

B. Quân Mĩ và quân chư hầu đã rút khởi Miền Nam.

C. So sánh lực lượng ở Miền Nam có lợi cho cách mạng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Sau hai năm 1973 – 1974, tình hình chung ở miền Bắc như thế nào?

A. Miền Bắc đã hoàn thành các nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Miền Nam.

B. Miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục sau chiến tranh, kinh tế bước đầu có phát triển.

C. Miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai.

D. Miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ III.

Câu 3. Những năm nào được đánh giá kinh tế miền Đắc đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1954 đến 1975)?

A.Năm 1963, 1967.

B. Năm 1964, 1971.

C.Năm 1963, 1970.

D. Năm 1965, 1970.

Câu 4.Trong 2 năm 1973 - 1974, miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến như thế nào?

A. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu...

B. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam 57.000 bộ đội.

C. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phung, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật.

D. Miền Bắc đã đưa vào Miền Nam hơn 4,6 tấn đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn xăng dầu...

Câu 5. Tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973?

A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.

B. 2 vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự lớn cho nguỵ.

C. Quân ngụy tiến hành các cuộc hành quân "xoá bỏ hình thái da báo"... nên lại một số địa bàn quan trọng chứng ta đã bị mất đất, mất dân.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã họp vào khi nào?

A. Tháng 7/1973.

B. Tháng 3/1973.

C. Tháng 7/1972.

D. Tháng 12/1972.

Câu 7. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau: “Trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường ... phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao".

A. Chiến tranh cách mạng.

B. Cách mạng bạo lực.

C. Cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 8. Hình thức đấu tranh của cách mạng Miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973 có gì khác so với thời kì sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954?

A. Sau khi kí Hiệp định Pari 1973, Miền Nam không có đấu tranh quân sự.

B. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Mĩén Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị.

C. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

D. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam vừa đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tránh ngoại giao.

Câu 9. Thái độ của Mĩ sau khi mất Phước Long (6 - 1 - 1975)?

A. Phản ứng mạnh.

B. Phản ứng mang tính chất thăm dò.

C. Phản ứng yếu ớt.

D. Không phản ứng gì.

Câu 10. Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để ta khẳng định điều gì?

A. Thế và lực của Quân đội Sài Gòn dã suy yếu rõ rệt.

B. Khả năng quay lại của Quân đội Mĩ không còn nữa.

C. Khả năng có thể tiến hành giải phóng Miền Nam có thể tiến hành với nhịp độ nhanh hơn, mạnh hơn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 11. Chiến dịch Tây Nguyên đã diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975.

B. Từ ngày 10/3 đến ngày 24/3/1975.

C. Từ ngày 10/3 đến ngày 20/3/1975.

D. Từ ngày 4/3 đến ngày 20/3/1975.

Câu 12. Ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên?

A. Là chiến thắng lớn, có ý nghĩa quyết định nhất cho cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

B. Là chiến thẳng lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.

C. Là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử quan trọng - mở ra thời kì quân ta thực hiện các cuộc Tiến công chiến lược năm để giải phóng Miền Nam.

D. Chiến thắng này đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đoạn mới - tiến hành Tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.

Câu 13. Quyết định của chính quyền Sài Gòn sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột?

A. Quyết tâm tử thủ Tây Nguyên.

B. Chấp nhận bỏ Buôn Ma Thuột để bảo vệ các vùng còn lại của Tây Nguyên.

C. Rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Chấp nhận rút bỏ vùng Bắc Tây Nguyên để về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 14. Khi nào tỉnh Thừa Thiên - Huế được giải phóng?

A. Ngày 21 - 3 - 1975.

B. Ngày 26 - 3 - 1975.

C. Ngày 19-3- 1975.

D. Ngày 29-3- 1975.

Câu 15. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975.

B. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975.

C. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975.

D. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975.

Câu 16. Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A.Từ ngày 16/4 đến ngày 30/4/1975.

B. Từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975.

C. Từ ngày 9/4 đến ngày 30/4/1975.

D. Từ ngày 21/4 đến ngày 30/4/1975.

Câu 17. Ai là Tổng thống cuối cùng của Chính phủ Sài Gòn?

A. Nguyễn Vãn Thiệu.

B. Nguyễn Cao Kì.

C. Trần Văn Hương.

D. Dương Văn Minh.

Câu 18. Ai là người đầu liên cắm lá cờ trên nóc Dinh Độc lập ngày 30/4/1975?

A. Đãng Toàn.

B. Bùi Quang Thận.

C. Nguyễn Văn Tập.

D. Hoàng Đăng Vinh.

Câu 19. Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là một cuộc đụng đầu lịch sử?

A. Vì đây là cuộc đấu tranh của một dân tộc nhược tiểu chống lại một đế quốc số 1 thế giới.

B. Vì đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đứng về phía Mĩ - một đại diện cho chủ nghĩa đế quốc.

C. Vì đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại.

D. Vì đây là một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đầu tiên giành thắng lợi.

Câu 20. Sau chiến thắng Tây Nguyên, ngày 25/3/1975, Trung ương đã họp và ra nghị quyết khẳng định: "Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng Miền Nam trước ... ".

A. Trước mùa đông 1975.

B. Trước mùa khô 1975.

C. Trước mùa thu 1975.

D. Trước mùa mua 1975.

Câu 21. Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri?

A. Rút nhỏ giọt quân Mĩ về nước.

B. Để lại quân đồng minh ở lại chiến đấu ở miền Nam.

C. Giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự.

D. Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh.

Câu 22. Điều nào sau đây chứng tỏ chính quyền, quân đội Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pa-ri?

A. Tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", mở những cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm" vùng giải phóng.

B. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.

C. Nhận viện trợ quân sự của Mĩ.

D. Lập Bộ chỉ huy quân sự.

Câu 23. Cuối 1974 đầu 11975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông - Xuân trọng tâm là đâu?

A. Đồng bằng Nam bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.

C. Trung bộ và Khu V.

D. Mặt trận Trị - Thiên.

Câu 24. Thắng lợi tiêu biểu nhất trong các hoạt động quân sự Đông - Xuân 1974 - 1975 là:

A. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào.

B. Đánh bại cuộc hành quân "Lam Son 719" của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

C. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

D. Chiến dịch Tây Nguyên.

Câu 25. Sau Hiệp định Pa-ri, so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đối. Điều nào sau đây không đúng?

A. Quân Mĩ và Đồng minh rút về nước, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa.

B. Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế, tài chính tăng gấp đôi.

C. Miền Bấc hoà bình có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng chi viện cho miền Nam.

D. Miền Nam vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.

Câu 26. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973 đến 1 - 1975 quân dân ta đã:

A. Kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm".

B. Bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng.

C. Giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

D. Giải phóng Buôn Ma Thuột.

Câu 27. Kế hoạch giải phóng miền Nam được bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra trong 2 năm, đó là 2 năm nào?

A. 1972 - 1973. B. 1973 - 1974.

C. 1975 - 1976. D. 1976- 1977.

Câu 28. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam khẳng định tính đúng đắn và linh hoạt trong lãnh đạo của Đảng thể hiện ở điểm nào?

A. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

B. Năm 1976, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

C. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thi lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

D. Tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh

Câu 29. Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

A. Quân Mĩ và quân Đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy mất chỗ dựa.

B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.

C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

D. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 30. Bất kì trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng miền Nam cũng là con đường bạo lực, ngoài ra không có đường nào khác. Hãy nêu xuất xứ câu nói trên.

A. Trong Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (1 - 1959).

B. Trong Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7 - 1973).

C. Trong Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7 - 10 - 973).

D. Trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18 - 12 - 1974 đến 8 - 1 - 1975).

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Câu12345678
Đáp ándbbcdabd
Câu9101112131415
Đáp áncdadcba
Câu1617181920212223
Đáp ánbdbcddab
Câu24252627282930
Đáp áncbacdba

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 23. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm