Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Soái ca Sinh học Lớp 12

Cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo những phương thức nào?

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng.

a)

b) Cây 4n quả đỏ AAAA giao phấn với cây 4n quả vàng aaaa sẽ được F1. F1 có kiểu gen, kiểu hình và các loại giao tử như thế nào?

c) Viết sơ đồ lai đến F2, kiểu gen và kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?

2
2 Câu trả lời
  • Thỏ Bông
    Thỏ Bông

    a) Cây tứ bội quả đỏ thuần chủng AAAA có thể được hình thành theo các phương thức sau:

    - Nguyên phân: Lần phân bào đầu tiên của hợp tử các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li. Kết quả tạo ra bộ NST trong tế bào tăng lên gấp đôi: AA →→ AAAA

    - Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng sẽ tạo nên giao tử 2n ở cả bố và mẹ.

    Khi thụ tinh, các giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n sẽ cho ra hợp tử 4n.

    P: ♀AA × ♂AA

    Giao tử : AA AA

    Hợp tử: AAAA

    b) P: AAAA × aaaa

    quả đỏ quả vàng

    F1: Kiểu gen: AAaa

    Kiểu hình: quả đỏ

    Cây F1 cho các dạng giao tử sau: AA, Aa, aa, A, a, AAa, Aaa, AAaa, O. Chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là AA, Aa, aa.

    c) Do vậy, ta có sơ đồ lai là:

    F1 × F1 : AAaa × AAaa

    GP: 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa

    F2: 1/36 AAAA : 8/36 AAAa : 18/36 AAaa : 8/36 Aaaa : 1/36 aaaa

    Kiểu hình: 35 quả đỏ : 1 quả vàng

    Trả lời hay
    1 Trả lời 15/01/22
    • BuriBuriBiBi play mo ...
      BuriBuriBiBi play mo ...

      a. Cây cà chua tứ bội AAAA có thể được hình thành theo:

      - Gây đột biến ở nguyên phân từ cây 2n: Dùng các tác nhân gây đột biến tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (AA) làm cho các NST tự nhân đôi nhưng không phân li tạo tế bào 4n: AAAA.

      - Gây đột biến ở giảm phân và thụ tinh từ cây 2n: Dùng các tác nhân gây đột biến tác động vào giảm phân của bố và mẹ tạo giao tử 2n AA. Hai giao tử 2n AA của bố và mẹ kết hợp tạo hợp tử 4n AAAA.

      - Dùng phương pháp lai giữa các cây 4n với nhau.

      b. Sơ đồ lai:

      P: AAAA × aaaa

      GP: AA aa

      F1: AAaa


      (Quả đỏ)

      → F1 có các loại giao tử: AA, Aa, aa, AAa, Aaa, A, a, AAaa, O. Trong đó có 3 loại giao tử hữu thụ là: AA, Aa, aa.

      c. Sơ đồ lai:

      F1 × F1 : AAaa × AAaa

      GP: 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa 1/6 AA, 4/6 Aa, 1/6 aa

      F2: 1/36 AAAA : 8/36 AAAa : 18/36 AAaa : 8/36 Aaaa : 1/36 aaaa

      Kiểu hình: 35 quả đỏ : 1 quả vàng

      0 Trả lời 15/01/22

      Sinh học

      Xem thêm