Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc

Địa hình vùng núi Đông Bắc có những đặc điểm nổi bật gì? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Khái quát về khu vực Đông Bắc Bộ

Vùng đông bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.

Đông Bắc Bộ gồm có 09 tỉnh: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Đông Bắc Bộ trên 5,661 triệu ha (tỷ lệ 8,9% so với tổng diện tích cả nước), dân số khoảng 9.140.142 dân (tỷ lệ 15,2% so với tổng dân số cả nước).

Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo Tuy là vùng đồi núi thấp nhưng địa hình ở đây cũng rất đa dạng. Đặc biệt địa hình các-xtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi. Tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang… Cao nhất miền là khu vực nền cổ thượng nguồn sông Chày, ở đây có nhiều ngọn núi cao trên 2000m và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang.

Ảnh hưởng địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền. Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa lũ và mùa cạn rất rõ rệt.

Miền bắc và đông bắc bắc bộ cũng là vùng có nguồn khoáng sản lớn nhất cả nước.Một số khoáng sản với trữ lượng lớn trong vùng như: Than, sắt, thiếc, apatit, bô xít, đồng, …

Các sông thường có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, hàm lượng phù sa tương đối lớn, hai mùa lũ và mùa cạn rất rõ rệt.

Miền bắc và đông bắc bắc bộ cũng là vùng có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng thu hút khách du lịch gần xa như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, núi Mẫu Sơn, các vườn quốc gia: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì…

Tuy nhiên miền bắc và đông bắc bắc bộ là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, hạn hán…

2. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là gì?

Như đã trình bày ở trên thì có thể thấy rằng địa hình vùng Đông Bắc chủ yếu là đồi núi. Tuy nhiên nét nổi bật của vùng núi Đông Bắc là đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, vùng chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

Vùng có địa hình các-xtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi. Tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang… Cao nhất miền là khu vực nền cổ thượng nguồn sông Chày, ở đây có nhiều ngọn núi cao trên 2000m và tạo thành những sơn nguyên hiểm trở như Đồng Văn, Hà Giang.

3. Tìm hiểu về các khu vực địa hình đồi núi nước ta

Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc:

– Phạm vi đồi núi khu vực Đông Bắc: Nằm ở phía Đông của thung lũng Sông Hồng.

– Hướng núi: Hướng vòng cung là hướng chủ đạo của địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc.

– Đặc điểm chính:

+ Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc gồm 4 cánh cung: Cánh cung Sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều. Những cánh cung này mở ra về phía Bắc và phía Đông và chụm lại tại Tam Đảo.

+ Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc có núi thấp chiếm diện tích là chủ yếu, tuy nhiên cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m, ví dụ: khu vực thượng nguồn sông Chảy.

+ Địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc:

– Phạm vi đồi núi khu vực Tây Bắc: Đồi núi khu vực Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

– Hướng của địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc: Hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là sự khác biệt giữa địa hình đồi núi khu vực Đông Bắc và địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc.

– Đặc điểm chính:

+ Địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc là địa hình cao nhất cả nước.

+ Địa hình đồi núi khu vực Tây Bắc gồm 3 dải địa hình chủ đạo: Ở phía Tây là các dãy núi có độ cao trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao; Phía Đông là địa danh dãy Hoàng Liên Sơn, là khu vực địa hình cao nhất ở lãnh thổ nước ta, trên đó có đỉnh Phan – Xi – Păng; Còn ở khu vực trung tâm là các dãy núi cùng với các thung lũng sông cùng hướng sông như: Sông Đà, Sông Mã.

Khu vực địa hình đồi núi Trường Sơn Bắc:

– Phạm vi khu vực đồi núi Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã.

– Hướng địa hình đồi núi Trường Sơn Bắc: Chủ yếu là hướng Tây Bắc – Đông Nam.

– Đặc điểm chính:

+ Địa hình đồi núi khu vực Trường Sơn Bắc chạy song song và so le nhau.

+ Địa hình đồi núi Trường Sơn Bắc có đặc điểm thấp ở giữa và cao ở hai đầu. Thấp ở vùng núi đá vôi, cao ở vùng núi Tây Nghệ An và cao ở Thừa Thiên Huế.

Khu vực địa hình đồi núi Trường Sơn Nam:

– Phạm vi khu vực đồi núi Trường Sơn Nam: Từ phía Nam dãy Bạch Mã.

– Hướng địa hình đồi núi Trường Sơn Nam: Địa hình đồi núi Trường Sơn Nam có hướng chủ đạo là hướng vòng cung

– Đặc điểm chính:

+ Khu vực đồi núi Trường Sơn Nam có khối núi và cao nguyên đồ sộ

+ Địa hình đồi núi bất đối xứng giữa hai sườn Đông – Tây.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái quát về khu vực Đông Bắc Bộ, những đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Bắc... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lơp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm