Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 12 vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12

PHẦN I: LÍ THUYẾT

Nội dung 1: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí:

  • Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, ĐBSH, BTB và Vịnh Bắc Bộ.
  • Ý nghĩa:
    • Vùng giáp ĐBSH và BTB; giáp các nước Lào, Trung Quốc; có cửa ngõ thông ra biển, nằm trên hệ thống đường xuyên Á thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế với các nước và các vùng cả đường bộ lẫn đường biển.
    • Nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ chịu tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng này.
    • Có đường biên giới trên đất liền dài (với 2 điểm cực Bắc và điểm cực Tây), đường biên giới trên biển gây nhiều thách thức trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên đất liền và trên biển.

b. Lãnh thổ

  • Là vùng có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2, chiếm 30,5% diện tích cả nước)
  • Gồm 15 tỉnh, chia làm hai tiểu vùng:
    • Tây Bắc: (4 tỉnh) Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
    • Đông Bắc: (11 tỉnh) Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kan, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn.

c. Dân số: Hơn 12 triệu người, chiếm 14,2% số dân cả nước (2006)

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

a. Khoáng sản

* Tiềm năng và hiện trạng

  • Vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
  • Các khoáng sản chính:
    • Khoáng sản nhiên liệu: than, lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, được dùng chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện (Uông Bí, Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả...) và xuất khẩu.
    • Khoáng sản nguyên liệu: (tên, nơi phân bố và tình hình khai thác một số khoáng sản chính)
    • Kim loại;
    • Phi kim loại

* Khó khăn: việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao.

b. Thủy điện

* Tiềm năng: Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, riêng sông Đà gần 6 triệu kW.

* Hiện trạng: nguồn thủy năng lớn này đang được khai thác.

  • Tên các nhà máy thủy điện lớn (đã và đang xây dựng) và công suất.
  • Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

* Việc phát triển thủy điện sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhưng cần chú ý đến những thay đổi của môi trường.

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới

a. Tiềm năng

  • Đất: Phần lớn là đất feralit (ngoài ra còn đất phù sa cổ và đất phù sa)
  • Khí hậu: mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi.
  • TDMNBB có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

b. Hiện trạng

* Cây công nghiệp:

  • Đây là vùng chè lớn nhất cả nước.
  • Với các loại chè ngon nổi tiếng như Tân Cương, chè Tuyết, chè San...ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang.

* Cây dược liệu và rau quả

c. Khó khăn

  • Khả năng mở rộng diện tích và năng suất còn rất lớn nhưng gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông
  • Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

d. Phương hướng

  • Phát triển nông nghiệp hàng hóa
  • Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất

4. Chăn nuôi gia súc

  • Điều kiện phát triển: Nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và lấy sữa
  • Hiện trạng:
    • Đàn trâu: 1,7 triệu con chiếm hơn ½ đàn trâu của cả nước, chủ yếu lấy thịt.
    • Đàn bò: 900 nghìn con (16%), 2005. Bò sữa được nuôi tập trung ở các cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
  • Khó khăn:
    • Công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ
    • Các đồng cỏ cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

5. Kinh tế biển

  • Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
  • Du lịch biển
  • Giao thông vận tải biển
  • Khoáng sản

Nội dung 2: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí:

  • Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
  • Tiếp giáp: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Vịnh Bắc Bộ

b. Lãnh thổ

  • Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích cả nước)
  • Gồm 10 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh): TP Hà Nội, TP Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

2. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

a. Vị trí địa lí:

b. Tự nhiên

* Đất: Đất nông nghiệp chiến 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ là 70%, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

* Nước: Tài nguyên nước phong phú (nước mặt, nước ngầm, nước nòng, nước khoáng)

* Biển: Có khả năng xây dựng cảng biển, phát triển du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

* Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Kinh tế - xã hội

* Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở đô thị; người lao động có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú.

* Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện nước đảm bảo.

* Cơ sở vật chất – kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, phục vụ sản xuất và đời sống tương đối tốt.

* Thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

3. Các hạn chế chủ yếu của vùng

* Về dân số: Số dân đông nhất cả nước (18,2 triệu km2), mật độ dân số cao 1225 người/km2, gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (254 người/km2), năm 2006, gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm.

* Về tự nhiên

  • Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
  • Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú nhưng việc sử dụng chưa hợp lí, do khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp.
  • Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, do đó phần lớn nguyên liệu phải nhập từ vùng khác đến.

* Về kinh tế: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

a. Lý do tại sao ĐBSH phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành:

* Vai trò đặc biệt quan trọng của ĐBSH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

* Cơ cấu kinh tế của ĐBSH có nhiều hạn chế, chưa thật phù hợp với phát triển kinh tế hiện nay và trong tương lai

* Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội

b. Thực trạng

  • Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều chuyển biến.
  • Năm 2005 trong cơ cấu kinh tế, ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (16,8%), công nghiệp – xây dựng đứng thứ 2 (39,3%), dịch vụ cao nhất (43,9%).
  • Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tuy nhiên còn chậm.

c. Các định hướng chính:

* Định hướng chung: Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ), trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh hiệu quả gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

* Trong nội bộ từng ngành: trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triể nền công nghiệp hàng hóa.

  • Đối với KV I:
    • Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản
    • Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng của cây lương thực, và tăng dần tỉ trọng cây công nghiêp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
  • Đối với KV II: Quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực-hực phẩm, dệt may và da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử) để sử dụng hiệu quả tài nguyên và con người của vùng.
  • Đối với KV III: du lịch là một ngành tiềm năng; trong tương lai sẽ có vị trí xứng tầm trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục... cúng phát triển mạnh

Nội dung 3: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí

* Tiếp giáp: TDMNBB, ĐBSH, DHNTB, Lào và Biển Đông.

* Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác.

  • Cầu nối giữa ĐBSH, TB với DHNTB và Tây Nguyên
  • BTB liền kề với ĐBSH, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐBSH trong quá trình phát triển.
  • Cửa ngõ thông ra biển của trung, nam Lào và đông bắc Thái Lan.
  • Có vùng biển rộng thuận lợi phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.
  • Có một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở mối giao lưu với Lào và đông bắc Thái Lan, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế mở.

b. Lãnh thổ

  • Có lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc – Nam từ tỉnh Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên - Huế.
  • Diện tích là 51,4 nghìn km2 (15,6% diện tích cả nước)
  • Gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

2. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp.

a. lý do hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp: lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có núi đồi, đồng bằng, biển.

b. Ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp

  • Góp phần tạo ra cơ cấu ngành của vùng
  • Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian
  • Phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng về nông - lâm – ngư nghiệp để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của vùng được thể hiện như sau:
    • Vùng núi phía Tây: là rừng đầu nguồn
    • Vùng đồi trước núi: kết hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn
    • Vùng đồi thấp và đồng bằng ven biển: trồng cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi lợn, gia cầm
    • Vùng ven bờ biển và vùng ngập nước ven biển có rừng ngập mặn, rừng chắn cát và nuôi thủy sản

c. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

* Tiềm năng: Diện tích rừng chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, trầm hương...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

* Thực trạng

  • Hiện nay rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng sâu giáp biên giới Việt – Lào.
  • Rừng sản xuất chiếm khoảng 34% diện tích, khoảng 50% là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.
  • Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.
  • Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng:

d. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng ven biển

* Vùng đồi trước núi:

  • Có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Đàn trâu chiếm ¼ đàn trâu cả nước, đàn bò chiếm 1/5 đàn bò cả nước.
  • Đất badan (diện tích không lớn, nhưng màu mỡ) là nơi hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè).

* Ở đồng bằng:

  • Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm(lạc, mía, thuốc lá...), không thật thuận lợi cho cây lúa.
  • Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
  • Bình quân lương thực đầu người tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348kg/người).

e. Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

  • Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm.
  • Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.
  • Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn đang được phát triển khá mạnh.

3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa

* Tiềm năng: Công nghiệp phát triển dựa trên một số tàu nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông-lâm-thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.

* Thực trạng: Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn và một số nhà máy thủy điện. Tuy nhiên cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi sắp tới

* Giải pháp:

  • Ưu tiên phát triển cơ sở năng lượng (điện)
  • Các nhà máy điện: (sử dụng Atlat)

* Các trung tâm công nghiệp của vùng: (sử dụng Atlat)

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải.

  • Mạng lưới giao thông chủ yếu: QL1, đường sắt Thống Nhất, các tuyến đường ngang (7, 8, 9), đường Hồ Chí Minh.
  • Hàng loạt cửa khẩu được mở
  • Một số cảng nước sâu đang được đầu tư, xây dựng, hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây)
  • Các sân bay Phú Bài, Vinh, Đồng Hới, Thanh Hóa được nâng cấp.

Nội dung 4: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Khái quát chung

a. Vị trí địa lí

  • Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Biển Đông.
  • Ý nghĩa: thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với các vùng và các nước trong khu vực và trên thế gới.

b. Lãnh thổ

  • Diện tích 44,4 nghìn km2 (chiếm 13,4% diện tích cả nước)
  • Lãnh thổ hẹp ngang và kéo dài từ TP Đà Nẵng đến tỉnh Bình Thuận
  • Gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
  • Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa (huyện đảo thuộc TP. Đà Nẵng), Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa)

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

Tiềm năng

Thực trạng

Nghề cá

- Biển giàu hải sản đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

- Nghề khai thác hải sản rất phát triển với sản lượng đánh bắt lớn, đặc biệt là cá biển với nhiều loại cá quý (thu, ngừ, trích, nục, hồng…)

- Nuôi trồng thủy sản phát triển ở nhiều tỉnh nhất là Phú Yên và Khánh Hòa.

-Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú với một số đặc sản (nước mắm Phan Thiết…)

- Chú ý việc khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Du lịch biển

Có nhiều điểm du lịch như các bãi biển nổi tiếng (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né…)

- Hình thành các trung tâm du lịch hấp dẫn du khách (Nha Trang, Đà Nẵng)

- Phát triển du lịch gắn liền với du lịch đản và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác.

Dịch vụ hàng hải

- Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu

- Có các cảng tổng hợp: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Dung Quất.

- Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

- Mỏ dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) ngoài thềm lục địa ở DHNT.

- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi.

- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở đây.

- Hình thành các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh…

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a. Công nghiệp

* Tình hình phát triển:

- Đã hình thành các chuỗi trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, sau đó là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

- Các ngành chủ yếu: cơ khí, chế biến nông-lâm-thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất có sự đầu tư nước ngoài (Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội).

- Khó khăn: + hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

- Hướng giải quyết:

+ Sử dụng điện lưới quốc gia

+ Xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), quy mô tương đối lớn như Hàm Thuận – Đa Mi (Bình Thuận)…

+ Trong tương lai có nhà máy điện nguyên tử.

* Tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp: Công nghiệp của vùng phát triển rõ nét cùng với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các khu kinh tế.

b. Cơ sở hạ tầng

* Tình hình phát triển:

* Tầm quan trọng của vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng.

Nội dung 5: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

1. Khái quát chung

* Vị trí địa lí:

- Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Lào và Campuchia.

- Ý nghĩa:

* Lãnh thổ

- Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5%)

- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

- Toàn vùng là khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ với độ cao trung bình 600-800-1000m.

* Dân số: 4,9 triệu người(5,8%)

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

a. Điều kiện phát triển

- Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt phẳng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, nhưng do ảnh hưởng của độ cao nên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) khá thuận lợi.

b. Tình hình phát triển và phân bố một số cây công nghiệp chủ lực: cà phê, chè, cao su

- Một số cây chủ yếu:

Loại cây

Đặc điểm

Phân bố

Cà phê

- Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên

- Diện tích khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước (2006).

- Có 2 loại cà phê: cà phê chè và cà phê vối

- Đắc Lắc có diện tích trồng lớn nhất (259 nghìn ha, cà phê vối).

- Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng (cà phê chè)

Chè

- Chè búp được chế biến tại các nhà máy Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

- Lâm Đồng là tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước.

- Ngoài ra trồng ở Gia Lai.

Cao su

- Là vùng trồng lớn thứ 2 sau ĐNB.

- chủ yếu ở Gia Lai và Đắc Lắc

- Hình thức sản xuất:

+ Các vùng chuyên canh, tập trung nhiều lao động.

+ Mô hình vườn trồng cà phê, hồ tiêu… phát triển rộng rãi.

- Ý nghĩa: tạo ra mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên…

c. Khó khăn:

d. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên (SGK)

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Địa

    Xem thêm