Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Đáp án Cuộc thi viết tìm hiểu Bộ luật Hình sự

VnDoc.com mời các bạn tham khảo đáp án Cuộc thi viết tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trong bài viết này.

Đáp án câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu bộ luật dân sự 2015

Bài dự thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017

Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu bộ luật Dân sự, bộ luật Tố tụng dân sự, bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015

Tìm hiểu luật hình sự

TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017 VÀ BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Câu 1: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được kết cấu như thế nào? Bộ luật này bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung bao nhiêu tội phạm, bỏ hình phạt tử hình ở những tội nào so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009?

Hướng dẫn trả lời:

Kết cấu của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

- Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015. (Luật số: 100/2015/QH13)

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật số: 12/2017/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/6/2017.

- Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thì Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 hết hiệu lực.

- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều.

+ Phần thứ nhất: Những quy định chung gồm 12 chương (từ chương 1 đến chương 12) và 107 điều.

+ Phần thứ hai: Các tội phạm gồm 14 chương (từ chương 13 đến chương 26) và 318 điều với 314 tội danh.

+ Phần thứ ba: Điều khoản thi hành gồm 01 điều (Điều 426).

Vấn đề bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung tội phạm, bỏ hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì 11 tội danh sau đây bị bãi bỏ:

+ Tội hoạt động phỉ: Điều 83;

+ Tội tảo hôn: Điều 148 (một phần nội dung);

+Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật: Điều 149;

+ Tội kinh doanh trái phép: Điều 159;

+ Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Điều 165;

+ Tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế: Điều 167;

+ Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Điều 170;

+ Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng: Điều 178;

+ Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính: Điều 269;

+ Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên: Điều 319;

+ Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới: Điều 320.

- Sửa đổi 266 tội danh.

- Bổ sung 34 tội danh mới tại các điều: 147, 154, 167, 187, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 217a, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 224, 230, 234, 238, 285, 291, 293, 294, 297, 301, 302, 336, 348, 388, 391, 393 và 418 (Học viên có thể nêu cụ thể tên tội danh).

- Bỏ hình phạt tử hình ở 7 tội danh: cướp tài sản (Điều 168); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); chống mệnh lệnh (Điều 394); đầu hàng địch (Điều 399).

Câu 2: Đồng chí trình bày các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về chủ thể của tội phạm. So với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì chủ thể của tội phạm có những điểm khác biệt nào?

Hướng dẫn trả lời:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đang còn sống, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một trong các tội được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự.

- Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về chủ thể của tội phạm bao gồm các nội dung liên quan đến:

+ Cơ sở của trách nhiệm hình sự:

Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau: Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

+ Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội:

Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

* Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự có quy định khác.

* Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự.

+ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự:

Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

+ Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:

Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

* Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

* Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

* Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

* Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

Theo Điều 76 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì pháp nhân thương mại chỉ bị truy cứu về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật Hình sự.

- So với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì chủ thể của tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có một số điểm khác biệt sau:

+ Chủ thể của tội phạm không chỉ là cá nhân mà còn có thể là pháp nhân thương mại.

+ Quy định chặt chẽ hơn về tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 16 tuổi trở lên.

+ Thu hẹp phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong 28 tội danh đã được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Câu 3: Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định có những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nào? có những điểm nào mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009?

Hướng dẫn trả lời:

- Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại Chương 4 của Bộ luật Hình sự năm 2015 bao gồm:

Điều 20. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

  1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

  1. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Điều 23. Tình thế cấp thiết

  1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

  1. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

  1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
  2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 25. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 26. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 421 (Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược), khoản 2 Điều 422 (Tội chống loài người) và khoản 2 Điều 423 (Tội phạm chiến tranh) của Bộ luật Hình sự.

- So với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có một số điểm mới như sau:

+ Kết cấu thành một chương riêng trong Bộ luật Hình sự về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

+ Bổ sung 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

+ Thay đổi trong cách xây dựng các khái niệm: phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.

Câu 4: Chương trình học phần Luật Hình sự tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay nghiên cứu những tội nào, quy định tại các điều nào trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017? Phân tích dấu hiệu pháp lý đặc trưng của 05 tội mà đồng chí thấy ấn tượng nhất.

Hướng dẫn trả lời:

- Chương trình học phần Luật Hình sự tại trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay nghiên cứu những tội sau:

  1. Tội giết người (Điều 123)
  2. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127)
  3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)
  4. Tội hiếp dâm (Điều 141)
  5. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157)
  6. Tội cướp tài sản (Điều 168)
  7. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
  8. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
  9. Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
  10. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)
  11. Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)
  12. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
  13. Tội khủng bố (Điều 299)
  14. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 308)
  15. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318)
  16. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 330)
  17. Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn (Điều 376)
  18. Tội che giấu tội phạm (Điều 389)
  19. Tội buôn lậu (Điều 188)
  20. Tội tham ô tài sản (Điều 353)
  21. Tội nhận hối lộ (Điều 354)
  22. Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248)
  23. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249)
  24. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250)
  25. Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
  26. Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252)
  27. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235)
  28. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240)

- Phân tích dấu hiệu pháp lý đặc trưng của 05 tội mà đồng chí thấy ấn tượng nhất (Học viên tự phân tích 05 tội danh).

Câu 5: Trình bày những điểm mới cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 so với Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 về chương các tội phạm về ma túy.

Hướng dẫn trả lời:

Các tội phạm về ma túy được quy định tại chương 20, từ Điều 247 đến Điều 259 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, so với Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có một số điểm mới cơ bản sau:

  1. Quy định cụ thể hơn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và định lượng đối tượng tác động, hậu quả do tội phạm gây ra; đồng thời phân hóa trách nhiệm giữa các hành vi phạm tội đảm bảo tính công bằng trong việc xử lý tội phạm. Như vậy đã tạo thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể:

- Quy định rõ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tại 05 điều luật (Điều 249, 250, 252, 257 và 258), bổ sung để làm rõ hành vi “chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” ở Điều 256, bổ sung và sắp xếp lại cho phù hợp với quy trình quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần ở Điều 259.

- Quy định rõ các trường hợp cụ thể nếu người thực hiện hành vi phạm tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay tại khoản 1 của 07 điều luật (Điều 247, 249, 250, 252, 253, 254, 259).

- Quy định rõ mức tối thiểu chất ma túy mà người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào 06 điều luật (Điều 247, 249, 250, 252, 253, 254).

Đây là điểm mới nhất trong Chương này, theo đó, việc xử lý giải quyết các vụ liên quan đến ma túy chỉ căn cứ theo quy định của BLHS, không phải theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch nữa.

  1. Sửa đổi, bổ sung hoặc tách một số điều luật của BLHS 1999

- Có 7 điều luật được sửa đổi, bổ sung (Điều 247, 248, 253, 254, 255, 256, 259).

- Có 06 điều luật được tách ra từ Điều 194, Điều 200 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 là:

Tách Điều 194 04 tội danh độc lập:

* Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249);

* Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250);

* Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251);

* Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252).

Tách Điều 200 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thành Điều 257 (Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy), 258 (Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy).

  1. Thay đổi đơn vị đo trọng lượng thành khối lượng cho đúng với đơn vị đo lường theo quy định của pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan của Nhà nước ta.
  2. Về hình phạt chính và hình phạt bổ sung

- Bỏ hình phạt tử hình đối với 02 tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội chiếm chất ma túy. Hình phạt cao nhất đối với các tội phạm này theo quy định của Điều 249 và Điều 252 BLHS năm 2015 là tù chung thân.

- Mức hình phạt tù được quy định thấp hơn ở một số tội phạm thuộc các điều luật (Điều 249, 252, 258, 259).

- Hình phạt bổ sung bằng tiền:

+ Có 02 điều quy định nâng mức khởi điểm hình phạt bổ sung lên

* Từ 1 triệu đồng (ở Điều 192 BLHS 1999) lên 5 triệu đồng ở Điều 247

* Từ 5 triệu đồng (ở Điều 201 BLHS 1999) lên 10 triệu đồng ở Điều 259

+ Có 11 điều luật giữ nguyên:

* Từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng là các điều: 248, 249, 250, 251, 252, 254

* Từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng là Điều 253

* Từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng là Điều 255

* Từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng là Điều 256

* Từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng là các điều: 257, 258

- Sắp xếp lại các tình tiết tại khoản quy định hình phạt bổ sung tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255 về nội dung “cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm” lên trước “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

- Đưa quy định việc miễn trách nhiệm hình sự vào một trường hợp cụ thể (khoản 4 Điều 247).

  1. Bổ sung thêm tên một số ma túy thường gặp trực tiếp vào điều luật:

- Bổ sung “cây cô ca, cây cần sa” vào Điều 247.

- Bổ sung 03 chất ma túy ở thể rắn là “Methamphetamine, Amphetamine, MDMA” vào các điểm, khoản của các điều: 248, 249, 250, 251, 252.

- Bổ sung thêm: “rễ, thân, cành cây cần sa” vào các điểm khoản của các điều: 249, 250, 251, 252.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Câu 6: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được kết cấu như thế nào? Bộ luật này có hiệu lực khi nào và xác định hiệu lực dựa vào văn bản nào?

Hướng dẫn trả lời:

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được kết cấu như sau:

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015. (Luật số: 101/2015/QH13)

- Bộ luật TTHS năm 2015 bao gồm 9 phần, 36 chương, 510 điều.

+ Phần thứ nhất: Những quy định chung gồm 8 chương, 142 điều.

+ Phần thứ hai: Khởi tố, điều tra vụ án hình sự gồm 9 chương, 93 điều.

+ Phần thứ ba: Truy tố gồm 2 chương, 14 điều.

+ Phần thứ tư: Xét xử gồm 3 chương, 113 điều.

+ Phần thứ năm: Một số quy định về thi hành bản án, quyết định của Tòa án gồm 2 chương, 7 điều.

+ Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật gồm 3 chương, 43 điều.

+ Phần thứ bảy: Thủ tục đặc biệt gồm 7 chương, 78 điều.

+ Phần thứ tám: Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm 2 chương, 18 điều.

+ Phần thứ chín: Điều khoản thi hành gồm 02 điều.

Hiệu lực thi hành và căn cứ xác định hiệu lực thi hành:

- Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 và kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, Bộ luật TTHS năm 2003 hết hiệu lực thi hành.

- Để xác định hiệu lực thi hành của Bộ luật TTHS năm 2015 căn cứ Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

Câu 7: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như thế nào về chủ thể của Luật Tố tụng hình sự?

Hướng dẫn trả lời:

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chủ thể của Luật Tố tụng hình sự như sau:

- Chủ thể của Luật Tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Người tham gia tố tụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật TTHS.

- Theo khoản 1, Điều 34 Bộ luật TTHS năm 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

- Theo khoản 2, Điều 34 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

- Theo khoản 1, Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2015 thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển; Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Theo khoản 1, Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm: a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương; Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTHS năm 2015.

- Theo Điều 55 Bộ luật TTHS năm 2015 thì người tham gia tố tụng hình sự bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015.

Câu 8: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như thế nào về chứng cứ và nguồn của chứng cứ? Bộ luật này bổ sung những nguồn chứng cứ nào so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003?

Hướng dẫn trả lời:

- Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chứng cứ và nguồn của chứng cứ như sau:

+ Theo Điều 86 Bộ luật TTHS năm 2015 thì Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

+ Theo Điều 87 Bộ luật TTHS năm 2015 thì nguồn của chứng cứ bao gồm: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

- So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thì Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung những nguồn chứng cứ sau:

+ Dữ liệu điện tử;

+ Kết luận định giá tài sản;

+ Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác.

Câu 9: Các biện pháp ngăn chặn được quy định như thế nào trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015? có những điểm nào mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003?

Hướng dẫn trả lời:

Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn như sau:

- Theo Điều 109 Bộ luật TTHS năm 2015 thì các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 110.

- Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

+ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện theo quy định tại Điều 110.

+ Bắt người phạm tội quả tang được quy định tại Điều 111.

+ Bắt người đang bị truy nã được quy định tại Điều 112.

+ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113.

+ Bắt người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện theo Điều 502.

- Tạm giữ được quy định tại Điều 117.

- Tạm giam được quy định tại Điều 119.

- Bảo lĩnh được quy định tại Điều 121.

- Đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122.

- Cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định tại Điều 123.

- Tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 124.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về các biện pháp ngăn chặn có một số điểm mới sau:

- Không quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp mà quy định giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

- Quy định bổ sung về trường hợp bắt người: Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

- Bổ sung biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

- Không quy định về việc đặt tài sản có giá trị để bảo đảm mà chỉ quy định về việc đặt tiền để bảo đảm.

- Bổ sung trường hợp bị can, bị cáo có thể bị tạm giam hoặc bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Câu 10: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về các hoạt động điều tra có những điểm nào mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003?

Hướng dẫn trả lời:

- Bổ sung biện pháp nhận biết giọng nói, định giá tài sản và quy định cụ thể thủ tục tiến hành các biện pháp này.

- Bổ sung quy định về thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử.

- Bổ sung các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

+ Quy định cụ thể các biện pháp được phép áp dụng bao gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử;

+ Quy định chặt chẽ các trường hợp áp dụng chỉ đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền và các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng;

+ Quy định về thẩm quyền áp dụng phải có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; về thời hạn áp dụng không quá 02 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra;

+ Quy định cho phép sử dụng làm chứng cứ đối với những thông tin, tài liệu thu thập từ biện pháp điều tra đặc biệt; đồng thời, quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu nhằm bảo vệ bí mật riêng tư của các cá nhân, tổ chức.

- Quy định cụ thể các hoạt động điều tra bắt buộc hoặc có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

BAN TỔ CHỨC

Đánh giá bài viết
22 48.784
Sắp xếp theo

    Bài thu hoạch

    Xem thêm