Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Vật lý 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

VnDoc xin giới thiệu Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ hướng dẫn giải các bài tập trong sách bài tập môn Lý 9, trang 88, 89, 90, giúp các em học sinh luyện giải Lý 9 dễ dàng và học tập môn Vật lý lớp 9. Sau đây là tài liệu, mời các bạn tham khảo.

Bài 42-43.1 trang 87 SBT Vật lí 9

Đặt một điểm sáng S trước một thấu kính hội tụ và nằm trong khoảng tiêu cực (hình 42-43.1). Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính đã cho. S’ là ảnh thật hay ảnh ảo?

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Trả lời:

S’ tạo ra từ ảnh s là ảnh ảo (hình bên dưới)

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Bài 42-43.2 trang 87 SBT Vật lí 9

Hình 42-43.2 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, S là điểm sáng, S’ là ảnh của S tạo bởi thấu kính đó.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Trả lời:

a) S’ là ảnh thật.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

b) Vì điểm sáng S qua thấu kính cho ảnh thật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách:

  • Nối S với S' cắt trục chính của thấu kính tại O.
  • Dựng đường thẳng vuông góc với trục chính tại O. Đó là vị trí đặt thấu kính.
  • Từ S dựng tia tới SI song song với trục chính của thấu kính. Nối I với S’ cắt trục chính tại tiêu điểm F'. Lấy OF = OF’.

Bài 42-43.3 trang 87 SBT Vật lí 9

Trên hình 42-43.3 có vẽ trục chính Δ, quang tâm O, hai tiêu điểm F, F’ của một thấu kính, hai tia ló 1, 2 cho ảnh S’ của điểm sáng S.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ?

b. Bằng cách vẽ hãy xác định điểm sáng S.

Trả lời:

a) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ vì ảnh của điểm sáng đặt trước thấu kính là ảnh thật.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

b) Xác định điểm sáng s bằng cách vẽ như hình 43.5

  • Tia ló 1 đi qua tiêu điểm F’, vậy tia tới là tia đi song song với trục chính của thấu kính.
  • Tia ló 2 là tia đi song song với trục chính, vậy tia tới là tia đi qua tiêu điếm của thấu kính.

Bài 42-43.4 trang 88 SBT Vật lí 9

Hình 42-43.4 cho biết Δ là trục chính của một thấu kính, AB là vật sáng. A’B’ là ảnh của AB.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a. A’B’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao?

b. Vì sao em biết thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ?

c. Bằng cách vẽ, hãy xác định quang tâm O và tiêu điểm F, F’ của thấu kính trên.

Trả lời:

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật nên nó là ảnh ảo.

b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

c) Xác định quang tâm O, hai tiêu điểm F và F’ bằng cách vẽ như hình trên

  • B’ là ảnh của điểm B nên ta nối B’ với B cắt trục chính của thấu kính tại quang tâm O.
  • Từ O dựng đường thẳng vuông góc với trục chính, ta có vị trí đặt thấu kính.
  • Từ B dựng tia BI song song với trục chính của thấu kính. Nối IB' kéo dài cắt trục chính tại F'. Lấy OF = OF'.

Bài 42-43.5 trang 88 SBT Vật lí 9

Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f như hình 42-43.5. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d = 2f.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a. Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính đã cho.

b. Vận dụng kiến thức hình học, tính chiều cao h’ của ảnh theo h và tính khỏang cách d’ từ ảnh đến thấu kính theo d.

Trả lời:

a) Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh như hình dưới:

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

b)

Ta có h’ = h và d’ = s = 2f

- Xét 2 tam giác ∆OAB ~∆OA’B’(gg)

\Rightarrow {\dfrac{OA}{OA'}} = {\dfrac{AB}{A'B'}} (1)

- Xét 2 tam giác ∆F’OC ~ ∆F’A’B’ (gg)

\Rightarrow {\dfrac{OC}{A'B'}} = {\dfrac{\rm{OF'}}{F'A'}}  (2)

Mà OC = AB và F’A’ = OA’ – OF’

Từ (1) và (2), ta có:

{\dfrac{OA}{OA'}} = {\dfrac{OF'}{F'A'}} = {\dfrac{OF}{OA' - OF'}} \Rightarrow {\dfrac{2f}{OA'}} = \dfrac{f}{OA' - f} \Rightarrow d' = s = 2f

Thay phương trình (3) vào phương trình (1), ta được: h = h’, d = d'

Bài 42-43.6 trang 88 SBT Vật lí 9

Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d, e với một phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu có nội dung đúng.

a. Thấu kính hội tụ là thấu kính có

b. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở ngoài khỏang tiêu cự.

c. Một vật đặt trước thấu kính hội tụ ở trong khỏang tiêu cự.

d. Một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ.

e. Ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ

1. cho ảnh thật ngược chiều với vật.

2. cùng chiều và lớn hơn vật.

3. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

4. cho ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.

5. cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng đúng bằng tiêu cự.

Trả lời:

a -3, b - 1, c - 4, d - 5, e -2

Bài 42-43.7, 42-43.8, 42-43.9, 42-43.10, 42-43.11 trang 89, 90 SBT Vật lí 9

42-43.7 Thấu kính hội tụ có đặc điểm và tác dụng nào dưới đây?

A. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

B. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

C. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

Trả lời:

Chọn C. Có phần giữa dày hơn phần rìa cho phép thu được ảnh mặt trời

42-43.8 Chỉ ra câu sai. Chiếu một chum tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:

A. loe rộng dần ra.

B. thu nhỏ dần lại.

C. bị thắt lại.

D. gặp nhau tại một điểm.

Trả lời:

Chọn A. Loe rộng dần ra vì chùm tia tới song song với trục chính thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại một điểm nên đáp án A sai.

42-43.9 Chiếu một tia sáng vào một thấu kính hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ qua tiêu điểm nếu:

A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.

B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

C. tia tới song song với trục chính.

D. tia tới bất kì.

Trả lời:

Chọn C. Tia tới song song với trục chính vì khi chiếu như vậy thì tia ló ra khỏi thấu kính sẽ đi qua tiếp điểm.

42-43.10 Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:

A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.

B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.

C. tia tới song song với trục chính.

D. tia tới bất kì.

Trả lời:

Chọn B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính vì khi chiếu như vậy tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính.

42-43.11 Chỉ ra câu sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

A. Ta có thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.

B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hoặc nhỏ hơn cây nến.

C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Trả lời:

Chọn C. ảnh của cây nên trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo vì ảnh của một vật hứng được trên màn phải là ảnh thật, nếu là ảnh ảo sẽ không hứng được trên màn.

Bài 42-43.12 trang 90 SBT Vật lí 9

Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Thấu kính là một khối thủy tinh có hai mặt cầu hoặc

b. Có thể làm thấu kính bằng các vật liệu trong suốt như

c. Trục chính của thấu kính là một

d. Quang tâm của thấu kính là một điểm trong thấu kính mà

1. mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng.

2. đường thẳng vuông góc với mặt thấu kính mà một tia sáng truyền dọc theo đó sẽ không bị lệch hướng.

3. thủy tinh, nhựa trong, nước, thạch anh, muối ăn,…

4. một mặt cầu và một mặt phẳng.

Trả lời:

a - 4; b - 3; c -2; d -1

Bài 42-43.13 trang 90 SBT Vật lí 9

Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.

a. Vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ cho

b. Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ sẽ cho

c. Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ

d. Ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ

1. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.

2. luôn luôn lớn hơn vật.

3. ảnh thật.

4. ảnh ảo.

Trả lời:

a -3; b - 4; c - 1; d - 2

Bài tiếp theo: Giải SBT Vật lý lớp 9 bài 44 - 45: Thấu kính phân kì - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu học tập các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Đánh giá bài viết
28 43.684
Sắp xếp theo

    Giải SBT Vật Lý 9

    Xem thêm