Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập được VnDoc.com sưu tầm và tổng hợp, là tài liệu học tập lớp 12 hay. Giải bài tập Công nghệ 12 sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức đã học trong bài, định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Chúc các em học tốt! Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 18 câu hỏi trong sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 12 bài ôn tập cuối năm. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được cách tính giá trị các điện áp, thấy được sự giống và khác nhau khi sử dụng điôt tiếp mặt và tirixto, có thể vẽ sơ đồ mạng điện sản xuất quy mô nhỏ, cách thay đổi trị số linh kiện, nguyên lí phát và thu thông tin trong các hệ thống thông tin và viễn thông, nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về tại đây nhé.

Câu 1 trang 115 SGK Công nghệ 12

Vẽ một mạch điện gồm nguồn điện Un và ba loại linh kiện R, L, C mắc nối tiếp. Hãy viết biểu thức điện áp trên các linh kiện đó là UR, UL, UC theo dòng điện I. Tính giá trị các điện áp đó khi dòng điện I ở các tần số:

f = 0

f = fCH

Trả lời:

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Nếu i = I0cosωt thì:

UR = IR

UL = IZL

UC = IZC

Trong cảm kháng Zl = Lω; ZC = 1/Cω

Khi f = 0 thì ZL = 0, ZC = 0, do đó I = 0 suy ra: UL = UR = UC = 0

Khi f = fCH thì ZL = ZC, do đó: Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Câu 2 trang 116 SGK Công nghệ 12

Làm thế nào để phân biệt được tranzito PNP và NPN? Hãy vẽ kí hiệu của hai loại tranzito đó.

Trả lời:

Chiều mũi tên ở trên ký hiệu của tranzito chỉ chiều dòng điện chạy qua tranzito:

  • từ cực E sang cực C ở tranzito PNP
  • từ cực C sang cực E ở tranzito NPNHoặc dùng phương pháp đo điện trở thuận ngược để tìm ra cực B và loại tranzito.

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Câu 3 trang 116 SGK Công nghệ 12

Nêu sự giống và khác nhau khi sử dụng điôt tiếp mặt và tirixto.

Trả lời:

  • Giống nhau: đều được dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
  • Khác nhau: điốt tiếp mặt không có điều khiển còn tirixto chỉnh lưu có điều khiển.

Câu 4 trang 116 SGK Công nghệ 12

Từ mạch nguồn chỉnh lưu có tụ lọc đang lấy ra điện một chiều dương +, nếu muốn đổi lại để lấy ra điện một chiều âm - thì phải làm thế nào?

Trả lời:

Muốn lấy ra điện áp một chiều dương, ta đổi chiều các điot lại, tức là mặc ngược dấu tất cả các điot, chiều dòng điện sẽ ngược từ dưới lên.

Câu 5 trang 116 SGK Công nghệ 12

Cần thay đổi trị số linh kiện nào để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại thuật toán ?

Trả lời:

Ta cần thay đổi một trong hai trị số của Rht và R1 để thay đổi hệ số khuyếch đại.

Câu 6 trang 116 SGK Công nghệ 12

Thay đổi trị số linh kiện nào để thay đối tần số nhấp nháy của đèn LED trong mạch tạo xung đa hài đối xứng?

Trả lời:

Để thay đổi tần số nhấp nháy của đèn LED trong mạch tạo xung đa hài đối xứng, ta thay đổi trị số của hai tụ điện C1 và C2 nghĩa là thay đổi dao động điện từ tự do trong mạch theo công thức chu kỳ T = √LC

Câu 7 trang 116 SGK Công nghệ 12

Hãy nêu nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu và mạch bảo vệ điện áp thấp.

Trả lời:

Khi thiết kế, chế tạo mạch điều khiển tín hiệu đơn giản thường có nguyên lí sau:

Nhận lệnh → Xử lí → Khuếch đại → Chấp hành

- Sau khi nhận lệnh báo hiệu từ một cảm biến, mạch điều khiển xử lý tín hiệu đã nhận, điều chế tín hiệu theo một nguyên tắc nào đó, rồi khuyếch đại đến một công suất cần thiết và đưa tới khối chấp hành. Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông , đèn… hopặc cắt điện khi điện áp gia đình vượt quá ngưỡng nguy hiểm trong mạch bbảo vệ điện áp thấp.

Câu 8 trang 116 SGK Công nghệ 12

Nêu các phương pháp điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều một pha. Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha (điều khiển quạt) bằng triac là phương pháp nào trong các phương pháp trên? Tại sao?

Trả lời:

  • Các phương pháp điều khiển tốc độ:
    • Thay đổi số vòng dây stato.
    • Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.
    • Điều khiển tần số dòng điện vào động cơ.
  • Mạch điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều một pha (điều khiển quạt) bằng triac là phương pháp Điều khiển điện áp đưa vào động cơ.

Câu 9 trang 116 SGK Công nghệ 12

Nêu nguyên lí phát và thu thông tin trong các hệ thống thông tin và viễn thông. Một máy tính muốn nhận thông tin từ trên mạng cần phải có thêm những thiết bị nào ?

Trả lời:

  • Phần phát thông tin:
    • Nguồn tín hiệu cần phát đi xa được khối xử lí thông tin gia công và khuếch đại. Sau đó chúng được điều chế, mã hóa và gửi vào môi trường truyền dẫn để truyền đi xa.
  • Phần thu thông tin:
    • Khối xử lí thông tin gia công và khuếch đại tín hiệu nhận được ở khối nhận thông tin. Sau đó chúng được biến đổi về dạng tín hiệu ban đầu nhờ khối giải điều chế, giải mã và hiển thị ở thiết bị đầu cuối.

Câu 10 trang 116 SGK Công nghệ 12

Làm thế nào để có thể truyền âm thanh đi xa được? Muốn thu tín hiệu âm thanh của các đài phát thanh phái theo nguyên lí nào?

Trả lời:

Muốn truyền sóng đi xa người ta sử dụng một thiết bị, đó là máy phát. Muốn thu âm thanh của các đài phát thanh ta phải có máy thu thanh (ta thường gọi là Đài hay Radio)

Để nghe được âm thanh, người ta phải thu sóng phát thanh, sóng này bao gồm cả cao tần (sóng mang) và âm tần (âm thanh), sau đó tách riêng âm tần (tách sóng), khuếch đại âm tần, công suất rồi đưa ra loa để ta nghe được.

Muốn truyền âm thanh đi xa, phải được biến đổi thành tín hiệu điện từ có tần số cao f ≥10kHz Phải điều chế tín hiệu vào sóng cao tần theo hai cách: điều chế biên độ (AM) và điều chế tần số (FM)

Điều chế biên độ: biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu truyền đi Điều chế tần số: tần số sóng mang biến đổi theo tín hiệu truyền đi Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về phương thức và điều chế

Câu 11 trang 116 SGK Công nghệ 12

Tại sao trong các máy thu hình lại có thể phát ra cả âm thanh và hình ảnh?

Trả lời:

Sóng truyền hình khác sóng phát thanh ở chỗ người ta "trộn lẫn" sóng mang (cao tần) với tín hiệu hình ảnh (thị tần) và tín hiệu âm thanh (âm tần) rồi truyền chúng đi xa.

Ở máy thu hình, người ta lại tách riêng tín hiệu hình ảnh (thị tần), và tín hiệu âm thanh (âm tần), sau đó khuếch đại chúng lên rồi đưa ra loa và màn hình để chúng ta xem được cả âm thanh và hình ảnh.

Câu 12 trang 116 SGK Công nghệ 12

Hãy vẽ sơ đồ hệ thống điện quốc gia và cho biết ở Việt Nam hiện nay lưới điện có các cấp điện áp nào?

Trả lời:

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Lưới điện có các cấp điện áp: 800KV; 500KV; 6KV; 0,4KV

Câu 13 trang 116 SGK Công nghệ 12

Một tải ba pha gồm 6 bóng đèn huỳnh quang 220 V - 36 w và 3 điện trở 380 V - 0,5 kW được đấu vào mạch ba pha bốn dây 380/220 V.

Hãy vẽ sơ đồ đấu các đèn và điện trở sao cho các đèn và điện trở làm việc định mức và công suất các pha bằng nhau.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Tải thứ nhất nối hình sao có dây trung tính nên ta có:

Id = Ip = P/U= 2Pđm = 2.36/200 = 0,33A

Tải thứ hai nối hình tam giác Id = √3 IP

Trong đó:

Ip = P/U = 0,5.103/380 = 1,32a

Id = √3 IP = √3.1,32 = 2,24A

Câu 14 trang 116 SGK Công nghệ 12

Hãy trình bày cấu tạo của máy biến áp ba pha và động cơ không đồng hộ ba pha. Giải thích tại sao lõi thép của máy biến áp và động cơ không được đúc thành khối mà phải ghép lại từ nhiều lá thép?

Trả lời:

* Máy biến áp ba pha:

a) Lõi thép:

Có 3 trụ từ và gông từ để khép kín mạch từ.

Lõi thép bằng các lá thép kĩ thuật điện mỏng hai mặt phủ sơn cách điện, ghép lại thành hình trụ.

b) Dây quấn:

  • Thường bằng đồng bọc cách điện quấn quanh trụ từ.
  • Có 3 dây quấn sơ cấp, kí hiệu: AX, BY, CZ và ba dây thứ cấp, kí hiệu ax, by, cz.

* Động cơ không đồng bộ ba pha:

Stato (phần tĩnh):

a) Lõi thép:

Gồm các lá thép KTĐ ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.

b) Dây quấn:

Là dây đồng được phủ sơn cách điện. Gồm: AX, BY, CZ

Roto (phần quay):

a) Lõi thép:

Làm bằng các lá thép KTĐ mặt ngoài xẻ rãnh, ở giữa có lỗ để lắp trục, ghép lại thành hình trụ.

b) Dây quấn:

Có hai kiểu :

  • Kiểu rôto lồng sóc
  • Kiểu roto dây quấn.

Lõi thép của máy biến áp và động cơ không được đúc thành khối mà phải ghép lại từ nhiều lá thép vì:

Khi có dòng điện chạy trong cuộn dây MBA sẽ sinh ra một từ trường biến đổi, từ trường này sinh ra trong lõi thép dòng điện Fucô (hay còn gọi là dòng điện xoáy, dòng điện quẩn)

Dòng điện Fucô luôn sinh ra một từ trường ngược chống lại nguyên nhân gây ra nó, đồng thời năng lượng của các dòng Fucô bị chuyển hóa thành nhiệt làm máy nhanh bị nóng. Do các nguyên nhân đó một phần năng lượng bị hao phí và làm giảm hiệu suất MBA.

Để hạn chế dòng Fucô phải tìm cách làm tăng điện trở của các lõi sắt.

Do đó, lõi sắt được dùng bằng nhiếu lá sắt mỏng, sơn cách điện ghép lại với nhau sao cho tạo thành các lát cắt song song với chiều của từ trường. Vì các lá thép lõi sắt có kích thước nhỏ, do đó có điện trở lớn. Dòng điện Fucô sẽ chỉ chạy trong từng lá mỏng. nên cường độ dòng điện Fucô trong các lá đó giảm đi.

Khoảng cách giữa các lá thép phải kín, không có không khí lọt vào để đảm bảo hiệu quả tối đa dẫn từ. Đồng thời không phát sinh tiếng kêu do các lá thép rung đập vào nhau.

Câu 15 trang 116 SGK Công nghệ 12

Hãy trình bày nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha. Tại sao lại có hệ số biến áp pha và hệ số biến áp dây?

Trả lời:

Nguyên lí làm việc của máy biến áp ba pha:

  • Dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ.
  • Hệ số biến áp pha:

 

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Với N1, N2 là số vòng dây 1 pha của sơ cấp và thứ cấp.

  • Hệ số biến áp dây:

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Câu 16 trang 116 SGK Công nghệ 12

Tại sao khi được cấp điện ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha quay được ?

Trả lời:

Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào 3 dây quấn stato, sẽ tạo ra từ trường quay P đôi cực, quay với tốc độ là n= 60f/p. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của dây quấn roto, cảm ứng các sức điện động. Vì dây quấn roto nối ngắn mạch nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng trong các thanh dẫn roto. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn mang dòng điện roto, kéo roto quay cùng chiều quay từ trường với tốc độ n.

Câu 18 trang 116 SGK Công nghệ 12

Vẽ sơ đồ mạng điện sản xuất quy mô nhỏ mà em biết.

Trả lời:

Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Công nghệ lớp 12 bài 30: Ôn tập. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết được tổng hợp lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa môn Công nghệ lớp 12 bài 30. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 12 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức về các môn Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12, Ngữ Văn lớp 12...

Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập:

Đánh giá bài viết
1 28.922
Sắp xếp theo

Giải bài tập Công nghệ 12

Xem thêm