Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội (tiết 3)

Giáo án môn GDCD lớp 12

Giáo án Giáo dục công dân lớp 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

Thế nào là bình đẳng trong lao động? Nội dung của bình đẳng trong HN & GĐ? Nêu ví dụ?

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong lao động?

3/ Khám phá

4/ Kết nối:

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Khái niệm quyền bình đẳng trong kinh doanh

GV hỏi:

1. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?

2. Kinh doanh là gì? Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?

3. Nhà nước ta thừa nhận doanh nghiệp NN giữ vai trò chủ đạo, tồn tại và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng của ngành KT có vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong KD không?

HS trả lời.

GV kết luận:

Hiện nay, nước ta đang XD và phát triển KTHH nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần KT đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động KD và bình đẳng trước PL.

Hoạt động 2: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong kinh doanh

GV hỏi:

1. Bình đẳng về quyền thể hiện ở những điểm nào?

2. Bình đẳng về nghĩa vụ thể hiện ở những điểm nào?

3. Việc thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh có ý nghĩa như thế nào trong xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta?

HS:

-Thảo luận nhóm

-Đại diện nhóm trình bày

-HS các nhóm khác nhận xét bổ sung

GV nhận xét, kết luận:

CD tự do lựa chọn loại hình DN để tổ chức KD. Dù lựa chọn loại hình ĐN nào đều có các quyền sau: tự chủ đăng kí KD trong những ngành, nghề mà PL không cấm; bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; bình đẳng trong lựa chọn loại hình tổ chức KD; bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình HĐSXKD

Nội dung kiến thức

III. Bình đẳng trong kinh doanh

1. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?

Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

­ Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình

­ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

­ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần KT khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ, trong quá trình hoạt động kinh doanh

5/Vận dụng:

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu em có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân thì em có quyền thực hiện ý định đó không? Vì sao?

6/Hướng dẫn về nhà:

  • Học bài
  • Học thuộc nội dung bài học.
  • Làm bài tập SGK: 6, 7, 9 trang 43, 44
  • Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..). Đọc trước bài 5.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 12

    Xem thêm