Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Hóa học 8 bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiết 2)

Giáo án Hóa học 8 bài 28

Giáo án Hóa học 8 bài 28: Không khí - Sự cháy (Tiết 2) là tài liệu tham khảo hay, giúp học sinh nắm được sự cháy và sự oxi hoá; biết và hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy. Mời quý thầy cô tham khảo!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 43: Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (T2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết được:

  • Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng.
  • Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
  • Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

2. Kĩ năng

  • Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất. - Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy.

3. Thái độ

  • Có ý thức sử dụng nhiên liệu hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ

  • GV:
    • Chuẩn bị một số câu hỏi thực tế có liên quan.
    • Tranh ảnh về sự oxi hóa và sự cháy.
  • HS:
    • Xem trước nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP

  • Thảo luận nhóm – đàm thoại – tìm hiểu SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (6’)

  • HS1: Hãy nêu thành phần của không khí?
  • HS2: Làm sao để bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm?

2. Bài mới

Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những đám cháy. Vậy thì, sự cháy là gì? Sự oxi hoá là gì? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy ra sao?

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hoá chậm (15’)

- GV: Giới thiệu một số phản ứng là sự cháy, sự oxi hóa chậm.

+ Gaz cháy.

+ Sắt trong không khí sẽ bị gỉ.

- GV: Yêu cầu HS hãy lấy 1 vài ví dụ về sự cháy, 1 ví dụ về sự oxi hoá chậm.

- GV đặt câu hỏi:

1. Sự cháy là gì?

2. Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?

3. Sự oxi hoá chậm là gì?

4. Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau?

- GV: Giới thiệu về sự tự bốc cháy và cách phòng tránh hiện tượng tự bốc cháy trong thực tế.

- HS: Chú ý lắng nghe.

- HS: Lấy ví dụ:

+ Sự cháy: Củi cháy, gaz cháy...

+ Sự oxi hóa chậm: Sự oxi hóa thức ăn trong cơ thể....

- HS: Trả lời.

4. Giống: Đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Khác: Phát sáng và không phát sáng.

- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.

IV. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HÓA CHẬM

- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.

VD: Gaz cháy, than cháy, củi cháy…….

- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

VD: Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ…..

Hoạt động 2. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy (15’)

- GV: Ta để cồn, gỗ, than trong không khí chúng không tự bốc cháy được. Vậy các chất trên muốn cháy được phải có điều kiện gì?

- GV hỏi: Đối với bếp than nếu đóng cửa lò thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?

- GV: Vậy điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?

- GV: Trong phòng thí nghiệm, muốn tắt ngọn lửa đèn cồn em thường làm thế nào? Tại sao?

- GV hỏi: Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào?

- GV hỏi: Trong thực tế để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào?

- HS: Suy nghĩ và trả lời: Muốn gỗ, than, cháy được phải đốt các vật đó.

- HS: Nếu đóng cửa lò than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi.

- HS: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. Và phải có đủ oxi cho sự cháy.

- HS: Lấy nắp đậy lên ngọn lửa đèn cồn, để ngăn cách oxi với ngọn lửa.

- HS trả lời: Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; Cách li chất cháy với oxi.

- HS: Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta thường phun nước, phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn vật cháy với không khí, hoặc trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa đối với những đám cháy nhỏ.

V. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH SỰ CHÁY VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẬP TẮT SỰ CHÁY

1. Các điều kiện phát sinh sự cháy

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

2. Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp sau

- Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

V. CỦNG CỐ (8’)

Bài tập 1: Để có 5,6 lít khí Oxi (đktc) để làm thí nghiệm. Theo em cần phải lấy khối lượng kali pemanganat KMnO4 là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 96%.

Bài tập 2: Đốt cháy 51,2 g Cu trong oxi, sau phản ứng thu được 48 g CuO.

a. Viết phương trình.

b. Tính hiệu suất phản ứng?

Bài tập 3: Người ta đốt 11,2 lít SO2 (đktc) ở nhiệt độ 4500C có xúc tác V2O5, sau phản ứng thu được SO3.

a. Viết phương trình.

b. Tính khối lượng SO3, biết H = 80%.

VI. DẶN DÒ (1')

  • Bài tập về nhà: 3, 4, 5, 6, 7 SGK/99.
  • Chuẩn bị trước bài luyện tập 5.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 8

    Xem thêm