Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10 bài 3

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10 bài 3: Truyền thống đánh giặc và giữ nước của dân tộc Việt Nam được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 10 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

  • Hiểu được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.
  • Biết được các truyền thống ĐGGN của dân tộc Việt Nam.

2. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên

  • Nghiên cứu bài 1 trong SGK và SGV
  • Có thể sưu tầm một số tranh ảnh, về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

2. Học sinh.

  • Đọc trước bài
  • Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Họat động 1: Thủ tục lên lớp (thao trường) (8 phút).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Nhận lớp: (điểm danh, phổ biến yêu cầu giờ học).

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1 : Nêu các cuộc chiến tranh lật đỗ chế độ thực dân nửa phong kiến từ TK 19 đến 1945 ?

Câu 2: Từ ngày khi Đảng CSVN thành lập có bao nhiêu cộc khởi nghĩa? Kể tên?

Gv gọi 2 học sinh lên trả lời, học sinh còn lại nghe và nhận xét, bổ sung.

3. Phổ biến nội dung bài học:

Gv phổ biến nọi dung chương trình học THPT và nội dung của buổi học

- GV và HS làm thủ tục nhận lớp

Hs nghe.

Hs lên trả lời, hs còn lại nghe và bổ sung.

Hs nghe và hiểu.

Hoạt động 2: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.(32phút)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

- GV dẫn dắt, giới thiệu sự nội dung bài học à Nêu câu hỏi đối với từng nhóm

+ Nhóm 1: Tại sao trong lịch sử dân tộc ta quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ nước và nó trở thành một truyền thống, truyền thống đó được thể hiện như thế nào?

+ Nhóm 2: Dân tộc ta có truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều. Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về truyền thống này của dân tộc ta.

+ Nhóm 3: Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta sự tham gia của cả nước, toàn dân được tiến hành như thế nào?

+ Nhóm 4: Qua 3 truyền thống vừa học, em thấy mỗi truyền thống được thể hiện rõ nhất khi nào?

à Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm nghe và ghi câu hỏi của nhóm mình.

+ Nhóm 1: Tổ 1

+ Nhóm 2: Tổ 2

+ Nhóm 3: Tổ 3

+ Nhóm 4: Tổ 4

à Từng nhóm đọc sách giáo khoa, tìm ý và thảo luận thống nhất ý kiến.

- Đại diện của từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.

- HS nhóm khác lắng nghe và bổ sung

à Giáo viên nhận xét, kết luận, bổ sung cần thiết

Nhóm I:

- Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú....

- Phản ánh quy luật tồn tai, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc: “dựng nước đi đôi với giữ nước”.

- Thể hiện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta

Nhóm II:

Thể hiện khi so sánh tương quan lực lượng giũa ta với địch có sự chênh lêch nhau lớn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 10

    Xem thêm