Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án STEM lớp 3 bài 2: Bảng nhân, chia

Giáo án bài học STEM lớp 3 bài 2: Bảng nhân, chia

VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô tài liệu Giáo án bài dạy chương trình STEM lớp 3 bài 2 Bảng nhân, chia dưới đây. Tài liệu Giáo án bao gồm giáo án file word và bài giảng điện tử powerpoint chủ đề 2 trong chương trình Bài học STEM lớp 3.

BÀI 2: BẢNG NHÂN, CHIA

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Sau khi học xong Bảng nhân, chia 9 (môn Toán)

Bài 12: Bảng nhân 9, bảng chia 9 (tiết 2,3 ) – sách Toán 3 – KNTT

Bài: Em làm được những gì (sau bài Bảng chia 9) – sách Toán 3 – CTST

Bài: Luyện tập (tiếp theo) (trang 54, tập 1) – sách Toán 3 – CD

Mô tả bài học:

Tìm được kết quả của các phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4,… 9, phối hợp với các kĩ năng xé, cắt, dán… để thiết kế bảng nhân, chia tiện ích.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Toán học

– Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm.

– Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, vẽ, in, ghép, nặn, uốn,... trong thực hành, sáng tạo.

– Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

– Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản để làm bảng nhân, chia tiện ích.

– Sử dụng “bảng nhân, chia tiện ích” để tìm nhanh kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4,… 9.

– Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp.

– Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của nhóm.

– Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Các phiếu học tập.

– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm HS)

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy A4

1 tờ

2

Giấy bìa màu

2 tờ

3

Dập ghim

1 chiếc

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Thước kẻ

1 cái

2

Giấy A4, hoặc giấy ô li

1 tờ

3

Giấy bìa màu

2 tờ

4

Kéo

1 cái

5

Bút màu

1 hộp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

Chơi trò chơi “Ai lên cao hơn”

– GV phổ biến luật chơi:

– Chia lớp thành 2 đội: đội thỏ và đội cọp.

– Mỗi đội có 5 câu hỏi, nếu trả lời đúng được tiến lên 1 bước.

– Kết thúc 5 câu hỏi đội nào về đích trước đội đó chiến thắng.

– HS theo dõi.

– GV mời HS tham gia trò chơi “Ai lên cao hơn”.

GV chiếu câu hỏi cho mỗi đội trả lời. Đến lượt đội nào thì bấm vào ô số câu hỏi của đội đó. Nếu trả lời đúng thì bấm vào thỏ hoặc cọp để lên bậc.

– Hai đội chơi trò chơi.

– Kết thúc trò chơi, GV tuyên bố đội thắng cuộc.

Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết

– GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 11 sách Bài học STEM lớp 3 và cho biết:

a) Các bạn trong tranh tìm kết quả phép tính bằng cách nào?

– HS quan sát và trả lời:

Các bạn tìm kết quả bằng cách dò tìm phép tính đó trong các bảng nhân, chia đã học.

b) Có cách nào giúp các bạn tìm nhanh kết quả phép tính không?

– HS trả lời theo suy nghĩ.

– GV dẫn dắt: Việc học thuộc lòng tất cả các bảng nhân, bảng chia là không dễ dàng, đôi khi chúng ta quên một số phép tính và việc dò từng bảng để tìm kết quả khá mất thời gian. Liệu rằng có bảng nhân, bảng chia nào đó tiện ích hơn, dễ tìm kiếm kết quả các phép tính hơn không? Chúng mình cùng làm bảng nhân, chia tiện ích nhé!

– GV phát phiếu học tập số 1 cho HS và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1.

– HS trả lời:

Kết quả phép tính 3 x 7 là 21

Kết quả phép tính 9 x 5 là 45

Kết quả phép tính 63 : 9 là 9

Một số cách để tìm kết quả một phép tính nhân hoặc chia: Học thuộc bảng nhân, chia đã học; hoặc dò tìm phép tính trong bảng nhân, chia,…

– GV mời HS khác nhận xét.

– HS nhận xét bạn trả lời.

– GV nhận xét chuyển sang hoạt động sau.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Giới thiệu bảng nhân, chia

– GV cho HS quan sát bảng nhân, chia và giới thiệu cấu tạo của bảng nhân, chia:

Bảng gồm 11 cột và 9 hàng tạo thành các ô vuông. Bỏ đi ô đầu tiên:

Hàng thứ nhất ghi các số từ 1 đến 10.

Cột thứ nhất ghi các số từ 2 đến 9.

Các ô bên trong (không kể hàng 1 và cột 1) chứa các số là kết quả của các phép tính nhân, chia. Ví dụ, các ô ở hàng thứ hai tương ứng là các kết quả trong bảng nhân 2; các ô ở hàng thứ ba tương ứng là các kết quả trong bảng nhân 3…

– HS theo dõi.

– GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân, chia tìm kết quả của một số phép tính nhân, chia.

– HS theo dõi.

– GV yêu cầu HS sử dụng bảng nhân, chia để tìm kết quả phép tính 4 x 3 = ?

– HS sử dụng bảng nhân, chia để tìm kết quả:

+ Từ số 4 ở cột 1 theo chiều mũi tên dóng sang phải.

+ Từ số 3 ở hàng 1 theo chiều mũi tên dóng xuống.

+ Hai mũi tên gặp nhau ở số 12.

+ Ta có 4 x 3 = 12.

– Em hãy sử dụng bảng nhân, chia để tìm kết quả phép tính 42 : 6 = ?

– HS thực hiện:

+ Từ số 6 ở cột 1 theo chiều mũi tên dóng sang phải đến số 42.

+ Từ số 42 theo chiều mũi tên dóng lên 1 hàng gặp số 7.

+ Ta có 42 : 6 = 7.

– GV mời HS chia sẻ ưu điểm và tiện ích khi sử dụng bảng nhân, bảng chia này.

– HS chia sẻ.

(tìm nhanh được kết quả phép nhân, phép chia)

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2.

– HS quan sát bảng nhân, chia để trả lời câu hỏi.

1. Trong bảng nhân, chia:

· 32 có thể là số bị chia của phép chia

32 : 4 hoặc 32 : 8

· 70 có thể là số bị chia của phép chia 70 : 10 hoặc 70 : 7

· 72 có thể là tích của phép nhân:

9 x 8 hoặc 8 x 9

2. a) Kết quả của phép tính 54 : 6 là 9

b) Kết quả của phép tính 7 x 7 là 49

Hoạt động 3: Sử dụng bảng nhân, chia tìm kết quả các phép tính

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi sử dụng bảng nhân, chia để tìm kết quả của phép tính ở mục 3 trang 12 sách Bài học STEM 3.

– HS làm việc nhóm đôi, chia sẻ kết quả với bạn.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

– HS trình bày.

– GV yêu cầu HS nhóm khác theo dõi và nhận xét, góp ý cho bài của nhóm bạn.

– Nhóm khác theo dõi và nhận xét, góp ý cho nhóm bạn.

– GV đặt vấn đề: Chúng mình cùng suy nghĩ xem có cách nào để có thể sử dụng bảng nhân, chia này tìm kết quả nhanh hơn nữa không?

– HS thảo luận và trả lời.

(có thể làm thêm thanh trượt để tìm nhanh kết quả phép tính)

– GV chiếu hình ảnh minh hoạ bảng nhân, chia có thanh trượt.

– HS theo dõi.

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tâp số 3.

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 3 trước lớp.

– HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– GV mời HS nhận xét kết quả của bạn.

– HS nhận xét.

– GV tổng kết, đánh giá, nhắc HS chuẩn bị để giờ học sau làm bảng nhân, chia tiện ích.

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm bảng nhân chia tiện ích

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm bảng nhân, chia tiện ích

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm bảng nhân, chia tiện ích theo các tiêu chí:

ü Có thể sử dụng để tìm kết quả của các phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, 4, ..., 9.

ü Sản phẩm dễ sử dụng, chắc chắn, đảm bảo tính thẩm mĩ.

– HS thảo luận nhóm.

–HS theo dõi

– GV chiếu cho HS xem một vài ý tưởng (như trong sách Bài học STEM 3, trang 12)

–HS theo dõi

– GV mời đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng, GV có thể đặt các câu hỏi gợi ý:

+ Bảng nhân, chia tiện ích gồm những bộ phận nào?

+ Sử dụng vật liệu gì để làm từng bộ phận?

+ Cách làm từng bộ phận như thế nào?

+ Làm thế nào để gắn kết thanh trượt với bảng và phải đảm bảo sản phẩm chắc chắn?

+ Nhóm sẽ trang trí như thế nào?

+ …

–Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng làm bảng nhân chia tiện ích. Ví dụ:

+ Bảng nhân chia tiện ích gồm 2 bộ phận là Bảng nhân, chia, và thanh trượt.

+ Nhóm em sử dụng giấy kẻ ô li để làm bảng nhân, chia. Dùng giấy bìa màu để làm thanh trượt.

+ Để gắn kết thanh trượt với bảng, nhóm em sẽ làm mỗi thanh trượt có 2 mặt (mặt trước và mặt sau) được gắn với nhau ở 2 đầu và có thể luồn bảng vào trong. Để sản phẩm chắc chắn, chúng em sẽ đo và làm thanh trượt sao cho vừa với bảng…

– GV mời các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi, góp ý cho nhóm bạn.

– Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi, góp ý cho nhóm bạn.

b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm bảng nhân, chia tiện ích

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Lựa chọn ý tưởng làm sản phẩm cho nhóm mình.

+ Thảo luận đề xuất các giải pháp theo ý tưởng đã chọn.

– HS thảo luận, lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm sản phẩm trang trí cho nhóm mình.

– GV giao phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 4.

– GV mời đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập số 4.

– Đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập số 4.

– GV nhận xét và chuyển sang hoạt động sau.

Hoạt động 5: Làm bảng nhân, chia tiện ích

– GV yêu cầu các nhóm thảo luận lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án mình lựa chọn.

– Thảo luận nhóm lựa chọn dụng cụ, vật liệu.

– GV mời đại diện nhóm chia sẻ, lí giải phương án lựa chọn vật liệu để làm từng bộ phận của bảng.

– Các nhóm khác góp ý, đặt câu hỏi.

– Đại diện nhóm chia sẻ lí giải phương án lựa chọn vật liệu…

– Các nhóm tham khảo gợi ý trang 13 sách Bài học STEM 3. Sách gợi ý làm sản phẩm gồm những bước nào?

– HS trả lời: Sách gợi ý làm theo 3 bước:

Bước 1: làm bảng nhân, chia

Bước 2: làm thanh trượt

Bước 3: gắn thanh trượt vào bảng nhân, chia và hoàn thiện sản phẩm.

– GV mời HS thực hành làm bảng nhân, chia tiện ích theo giải pháp của nhóm.

– Các nhóm thực hành làm “bảng nhân chia tiện ích”.

– GV quan sát và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, gợi ý, hướng dẫn và đặt câu hỏi giúp HS nhận ra vấn đề cần giải quyết và tìm được giải pháp thích hợp cho nhóm.

– GV khuyến khích HS có nhiều ý tưởng sáng tạo, làm thử, chỉnh sửa sản phẩm và rút kinh nghiệm cho mỗi lần thực hiện. Chẳng hạn: để thanh trượt di chuyển dễ dàng thì có thể làm thế nào? Thử khắc phục nhược điểm này, nhóm đã cải tiến làm thế nào để hiệu quả hơn?

– GV nhắc HS sau khi làm xong sản phẩm thì kiểm tra điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí để hoàn thiện tốt nhất.

– HS kiểm tra điều chỉnh sản phẩm theo tiêu chí.

Hoạt động 6: Sử dụng bảng nhân, chia tiện ích

a) Giới thiệu sản phẩm

– GV tổ chức cho các nhóm giới thiệu sản phẩm “bảng nhân, chia tiện ích” của nhóm mình.

(GV khuyến khích HS trình bày rõ: sản phẩm gồm những bộ phần nào, cách làm, những lưu ý khi thực hiện, những khó khăn khi làm sản phẩm và cách khắc phục của nhóm)

– Đại diện nhóm trình bày, giới thiệu sản phẩm.

Ví dụ: khi chọn vật liệu: chúng em chọn vẽ bảng trên giấy A4 rồi dán lên bìa caton để sản phẩm được bền, dùng được nhiều lần. Đo chiều dài, chiều rộng của bảng nhân chia để cắt thanh trượt cho phù hợp tránh trường hợp thanh trượt rộng quá sẽ lỏng lẻo, dễ bị trượt ra ngoài hoặc thanh trượt ngắn hơn bảng sẽ không di chuyển được…

– GV mời các nhóm khác nhận xét, góp ý giúp nhóm bạn điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm.

– Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

b) Sử dụng sản phẩm để kiểm tra kết quả của các phép tính

– GV mời HS tham gia trò chơi: “Tìm cà rốt cho thỏ”. GV phổ biến cách chơi:

Em hãy giúp thỏ tìm được cà rốt bằng cách đi theo đường nối các phép tính đúng. Ai nào tìm nhanh nhất và đúng thì chiến thắng.

– GV mời HS trả lời.

– HS trả lời.

– GV mời HS tham gia trò chơi: “siêu tính nhẩm”.

Cách chơi: Quản trò hô 1 phép tính trong bảng nhân, chia 2, 3, ….,9, các bạn sử dụng bảng nhân, chia tiện ích để tìm kết quả, ai tìm nhanh nhất và đúng được 1 điểm. Sau 10 lượt chơi, bạn nào được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

– HS chơi trò chơi.

– GV yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm bằng cách tô khuôn mặt cảm xúc phù hợp.

– HS hoàn thành phiếu đánh giá.

– GV tổng kết, đánh giá khen thưởng những HS chiến thắng trong 2 trò chơi. Động viên những HS chưa có câu trả lời đúng để lần sau cố gắng.

Trên đây là Giáo án môn STEM lớp 3 bài 2 Bảng nhân, chia. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giáo án chương trình STEM lớp 3 theo từng bài học sẽ giúp quý thầy cô chuẩn bị bài học hiệu quả.

Đánh giá bài viết
2 5.852
Sắp xếp theo

    STEM lớp 3

    Xem thêm