Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tiếng Việt 3 tuần 5: Tập đọc - Người lính dũng cảm

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 tuần 5: Tập đọc - Người lính dũng cảm được biên soạn chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp các em học sinh nắm được đọc thành tiếng. Đồng thời, chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên; biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo). Mời các thầy cô tham khảo.

TẬP ĐỌC

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng

  • Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: thủ lĩnh, ngập ngừng, tướng sĩ, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm,...
  • Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
  • Đọc trôi chảy được tồn bài, bước đầu biết đọc phù hợp với giọng các nhân vật trong truyện.

2. Đọc hiểu

  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết, dứt khoát,...
  • Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
  • Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Trong trò chơi đánh trận giả, chú lính nhỏ bị coi là "hèn" vì không leo lên mà lại chui qua hàng rào. Câu chuyện khuyên các em khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
  • Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
  • Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

  • Hai, ba HS đọc bài Ông ngoại và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
  • GV nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Giới thiệu bài (1’)

- Hỏi: Theo em, người như thế nào là người dũng cảm?

- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.

- GV: Bài học Chú lính dũng cảm của giờ tập đọc sẽ cho các em biết điều đó.

- Ghi tên bài lên bảng.

Hoạt động 1: Luyện đọc (31’)

Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật:

- Theo dõi GV đọc mẫu.

+ Giọng viên tướng: dứt khoát, rõ ràng, tự tin.

+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè, đến cuối chuyện dứt khoát, kiên định.

+ Giọng thầy giáo: nghiêm khắc, buồn bã.

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :

- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp.

- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//

- Chỉ những thằng hèn mới chui.//

- Về thôi./ /(giọng tướng ra lệnh dứt khốt, rõ ràng.)

- Chui vào à?// - Ra vườn đi !// (giọng ngập ngừng, rụt rè.)

- Nhưng như vậy là hèn. - (giọng quả quyết, khẳng định.)

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.// (giọng khẩn thiết, bao dung)

- Giải nghĩa các từ khó:

+ Cho học sinh xem một đoạn nứa tép.

+ Quan sát thanh nứa tép.

+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.

+ Quan sát hình minh hoạ để hiểu nghĩa của từ.

+ Hoa mười giờ là lồi hoa nhỏ, thường nở vào 10 giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng. (Cho HS xem bông hồ 10 giờ)

+ Quan sát bông hoa và nghe giáo viên giới thiệu.

+ Em hiểu từ nghiêm trọng trong câu "thầy giáo nghiêm trọng hỏi." như thế nào?

+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.

+ Thế nào là quả quyết? Em hãy đặt câu với từ này.

+ Quả quyết nghĩa là dứt khốt, không do dự.

Đặt câu: Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó.

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.

- Mỗi nhóm 4 HS, từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- 2 nhóm thi đọc tếp nối.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’)

Mục tiêu:

HS hiểu nội dung của câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK.

- Hỏi: các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ơû đâu?

- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.

- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi các bạn cũng có phân cấp tướng, chỉ huy, lính... như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.

- Đọc thầm.

- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch?

- Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.

- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?

- Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.

- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?

- Vì chú sợ rằng làm hỏng hàng rào của vườn trường.

- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.

- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?

- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính.

- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết: "Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp"?

- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.

- Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lính nhỏ cảm thấy thế nào ?

- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.

- Theo em, vì sao chú lính lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi ?

- HS phát biểu ý kiến:Vì chú lính quá hối hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./....

- Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.

- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo dõi bài trong SGK.

- Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học?

- Chú lính nói khẽ: "Ra vườn đi!"

- Chú đã làm gì khi viên tướng khốt tay và ra lệnh: "Về thôi!"?

- Chú nói: "Nhưng như vậy là hèn!" rồi quả quyết bước về phía vườn trường.

- Lúc đó, thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào?

- Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bước nhanh theo chú như một người chỉ huy dũng cảm.

- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?

- Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài?

- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại (6’)

Mục tiêu:

Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc phù hợp với giọng các nhân vật trong truyện

Cách tiến hành:

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo.

- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt.

Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò

- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi đó em đã mắc lỗi gì? Em nhận lỗi với ai? Em suy nghĩ gì về việc đó?

1, 2 HS trả lời.

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Tiếng Việt 3

    Xem thêm