Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 6
Giáo án Tự nhiên xã hội 3
Giáo án Tự nhiên xã hội 3 bài 6 được soạn theo chương trình chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD&ĐT với nội dung chi tiết giúp các em học sinh hiểu sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu, nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn, kể được tên các bộ của cơ quan tuần hoàn.
BÀI 6: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Trình bày sơ lược về chức năng của máu.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
II. ĐDDH:
- Các hình trong SGK/14, 15.
- Tiết lợn, tiết gà, vịt đã chống đông, để lắng trong ống thủy tinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
1. Kiểm tra bài cũ - Nêu nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi? - Nên và không nên làm gì để đề phòng bệnh lao phổi? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. a. Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. b. Cách tiến hành: * Bước 1: Làm việc theo nhóm: Gv y/c các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3/14 SGK, quan sát ống máu đã được chống đông và thảo luận - Gv nêu câu hỏi như SGK. - Máu mới bị chảy lỏng hay đặc? - Q/s hình 2:
* Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv sửa chữauốn nắn khi các đại diện nhóm báo cáo Kết luận: SGK. → Ngoài huyết cầu đỏ còn có huyết cầu trắng có chức năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập, chống lại bệnh. | - Bệnh lao phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra. - Tiêm phòng, làm việc và nghỉ ngơi điều độ,vừa sức. Nhà ơ ûsạch sẽ, thoáng đãng, luôn có ánh sáng. Không nên khạc nhổ bừa bãi. - Hs làm việc theo nhóm 4 - Các nhóm quan sát và thảo luận. - Nhóm trưởng ghi ý kiến của nhóm mình - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ xung - Hs nhắc nối tiếp |