HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây

HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tính chất hóa học của axit nitric. Từ đó đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến Các tính chất hóa học của HNO3.

>> Mời các bạn tham khảo tham khảo thêm nội dung liên quan:

HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây

A. FeO

B. Fe(OH)2

C. Fe2O3

D. Fe3O4

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Axit HNO3 không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với Fe2O3 vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng.

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

Đáp án C

Tính chất hóa học của Axit nitric

1. Axit nitric thể hiện tính axit

Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

2HNO3 + BaCO3 → Ba(NO3)2 + H2O + CO2

2. Tính oxi hóa của HNO3

a. Axit nitric tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O ( to)

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg(rắn) + 2HNO3 loãng lạnh → Mg(NO3)2 + H2 (khí)

Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

b. Tác dụng với phi kim

(Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen) tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

c. Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

d. Tác dụng với hợp chất

3H2S + 2HNO3 (>5%) → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.  Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau:

NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) → HNO3 + NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì :

A.  Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3.

B. HNO3 dễ bay hơi hơn.

C. H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3.

D. Một nguyên nhân khác.

Xem đáp án
Đáp án B

Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau:

NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) → HNO3 + NaHSO4

Phản ứng trên xảy ra là vì HNO3 dễ bay hơi hơn.

Câu 2. Kim loại nào sau đây phản ứng với HNO3 đặc nguội?

A. Fe

B. Cu

C. Cr

D. Al

Xem đáp án
Đáp án B

Fe, Al và Cr bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội (không phản ứng).

Kim loại Cu tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Phương trình phản ứng minh họa

Cu + 4HNO3(đ) → Cu(NO3)2 + 2NO2 ↑ + 2H2O

Câu 3. Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng

A. bông khô

B. bông có tẩm nước

C. bông có tẩm nước vôi trong

D. bông có tẩm giấm ăn

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.

B. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

C. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.

D. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.

Xem đáp án
Đáp án A

HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với Mg, H2S, C, Fe3O4, Fe(OH)2.

Phương trình phản ứng minh họa

Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

H2S + 8 HNO3 → H2SO4 + 8 NO2 + 4 H2O

Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Câu 5. Khi cho Fe(OH)2 phản ứng với HNO3 tạo thành khí độc hại. Biện pháp nào xử lý tốt nhất để chống ô nhiễm môi trư­ờng?

A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nư­ớc.

B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn

C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Xem đáp án
Đáp án D

Khí sinh ra là NO2 => cần dung dịch kiềm để hấp thụ => nút ống nghiệm bằng bông tẩm xút.

Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Khí NO2 sinh ra dùng dung dịch kiềm

2NO2 + 2 NaOH → NaNO2 + H2O + NaNO3

--------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 15.764
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm