* Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931)
- Mùa thu năm 930 quân Nam Hán sang đánh nước ta
- Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt giải về Quảng Châu
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc, bao vây tấn công thành Tống Bình.
- Chiếm được thành và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Chúng bị đánh tan tác.
- Dương Đình Nghệ tiếp tục tự xưng là Tiết Độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
+ Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc
+ Tạo điều kiện cho việc phát triển giao thông đường thủy
Thời Lê Sơ, nước ta đạt được nhiều thành tựu:
* Về giáo dục:
- Dựng lại Quốc Tự giám ở Thăng Long.
- Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Đa số dân đều được đi học.
- Nội dung học tập và thi cử là về sách của đạo Nho.
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo thì bị hạn chế.
* Về văn hóa:
- Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế.
- Nội dung: thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư...
+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư chí địa lí...
+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu..
+ Toán học: Đại thành toán pháp,...
- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ca hát....được phục hồi và phát triển.
* Nước Đại Việt ta dưới thời Lê Sơ lại đạt được những thành tựu văn hóa nói trên là vì:
+ nhờ có những nỗ lực to lớn của nhân dân vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, tích cực và cần cù lao động.
+ Nhà nước thời Lê sơ quan tâm đến đất nước, nhân dân, đã làm và áp dụng nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực, tiến bộ ở các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục...
Lập bảng thống kê các sự kiện tiêu biểu của lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
Ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
- Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.
- Với đất trồng, động, thực vật: vừa sử dụng, vừa khôi phục, tái tạo.
- Với năng lượng Mặt Trời, không khí, nước: Tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Để góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc. Từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng suất lao động thấp. Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành công nghiệp của nước ta. Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội.
Tháng 12 - 1955, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà máy Cơ khí Hà Nội được khởi công xây dựng trên diện tích hom 10 vạn mét vuông ở phía tây nam Thủ đô Hà Nội. Quy mô của nhà máy vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.