Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã kết hợp để sáng tạo cho dân tộc mình những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. Trong những thành tựu văn hóa đặc sắc đó, nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á nổi bật lên không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á và nghệ thuật cổ điển ở Đông Nam Á là sự thể hiện, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Xem thêm...- Tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:
+ Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa
+ Cung cấp thông tin của ngành để sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững
+ Quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài; kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học
- Ví dụ: Thừa Thiên Huế (Việt Nam) là một điểm đến hội tụ của nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, hấp dẫn khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Việc tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh các hoạt động quảng bá du lịch, coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đã có tác động tích cực; góp phần quảng bá lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 19/5/2016, tại Đại Nội Huế đã diễn ra triển lãm “Huế trong mắt các họa sĩ màu nước quốc tế 2016”. Triển lãm này là một trong minh chứng cho thấy sức hút của các di sản văn hóa – lịch sử Việt Nam đối với du khách.
Xem thêm...Truyền thống yêu nước và lòng dũng cảm trong việc chống lại sự xâm lược từ bên ngoài là một di sản vô giá mà chúng ta nhận thấy được qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của đất nước. Qua thời gian, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thế lực mạnh mẽ bên ngoài. Nhưng dù bao biến cố, dù bao thương tích, dân tộc ta vẫn không ngừng đấu tranh, giành lấy và bảo vệ sự độc lập và tự do. Tinh thần yêu nước ấy đã chảy trong huyết quản của mỗi người con Việt Nam, là động lực mạnh mẽ đẩy chúng ta tiến lên, vượt qua mọi khó khăn.
Tình yêu nước đó không chỉ dừng lại ở việc hành động cá nhân, mà còn là sức mạnh gắn kết tất cả mọi người lại với nhau. Mỗi khi đối diện với nguy cơ, không chỉ nam giới mà cả phụ nữ cũng sẵn sàng đứng lên chiến đấu, không ai đứng ngoài cuộc. Đây không chỉ là một truyền thống, mà còn là một giá trị văn hóa sâu sắc, là nền tảng của sự đoàn kết và thịnh vượng của đất nước.
Tinh thần yêu nước mạnh mẽ ấy là nguồn động viên, là tài sản vô giá mà mỗi người Việt Nam đều mang trong lòng, là động lực để chúng ta không ngừng vươn lên, phát triển và bảo vệ quê hương. Và với những giá trị ấy, truyền thống yêu nước sẽ luôn tiếp tục phát triển, không bao giờ mất đi, luôn là ngọn lửa thắp sáng con đường của dân tộc.
Xem thêm...Văn hóa Phục hưng thời Tây Âu: https://vndoc.com/van-hoa-tay-au-thoi-phuc-hung-230673
- Chạy đua vũ trang là một thuật ngữ để chỉ hành động mà các bên tham gia không ngừng tăng cường lực lượng vũ trang so với các bên khác để tạo nên ưu thế trong sức mạnh so sánh của mình nhằm đảm bảo an ninh cho bản thân hay gây ra chiến tranh.
- Trong thời gian tồn tại của Trật tự hai cực Ianta, cả Mỹ và Liên Xô đều tăng cường chạy đua vũ trang thông qua việc: chi nhiều tiền của cho nghiên cứu, chế tạo, sản xuất các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại; xây dựng và duy trì các căn cứ quân sự ở nhiều nơi trên thế giới,… Việc chạy đua vũ trang trong thời gian dài đã khiến cho cả Mỹ và Liên Xô bị suy giảm vị thế, buộc 2 bên phải từng bước hạn chế chăng thẳng.
=> Vì vậy, chạy đua vũ trang là một trong những nguyên nhân quan trọng làm sụp đổ Trật tự thế giới hai cực lan-ta
Xem thêm...- Khi trật tự thế giới hai cực Iatata sụp đổ, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước. Ví dụ:
+ Mĩ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
+ Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện đáng kể. Đến năm 1995, Việt Nam ra nhập và trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN.
+ Công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đạt được nhiều thành tựu; vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong trật tự thế giới mới (trật tự thế giới đa cực).
Xem thêm...Đáp án có trong bài này nè https://vndoc.com/lich-su-12-chan-troi-sang-tao-bai-1-323386
Ở bài này có đáp án nè https://vndoc.com/lich-su-12-chan-troi-sang-tao-bai-1-323386
- Nguyên nhân nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới trân trọng, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có đóng góp quan trọng về nhiều mặt trên các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, nhân cách, lối sống.... Những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh của truyền thống văn hoá Việt Nam và tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Xem thêm...Khu di tích Ðá Chông - K9 thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đến nghỉ ngơi, làm việc. Đây cũng là địa điểm được chọn để lưu giữ thi hài Người sau khi từ trần trong những năm tháng chiến tranh. Đến viếng thăm khu di tích Đá Chông, ta có thể được nghe giới thiệu về những hiện vật từng gắn liền với sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những hiện vật như vẫn còn ấm hơi Người, thể hiện cuộc sống đời thường giản dị của một lãnh tụ vĩ đại, một tấm gương sáng cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta mãi mãi học tập, noi theo. Nơi đây còn thể hiện quyết tâm tiếp tục kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Bác Hồ và Ðảng ta đã lựa chọn.
Xem thêm...Bạn tham khảo lý thuyết bài: https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-12-bai-10-cach-mang-khoa-hoc-cong-nghe-va-xu-the-toan-cau-hoa-nua-sau-the-ki-xx-147314
Bạn xem lý thuyết bài: https://vndoc.com/cuoc-khang-chien-chong-quan-tong-xam-luoc-170545
Bạn xem kiến thức bài: https://vndoc.com/lich-su-7-bai-8-vuong-quoc-cam-pu-chia-274396
Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn là:
Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại
Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây
Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ.
Bạn tham khảo lí thuyết bài: https://vndoc.com/ly-thuyet-lich-su-lop-7-bai-20-160085
– Đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) là một tuyến Hậu cần chiến lược bao gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam vào tới lãnh thổ miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam và phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Campuchia.
– Là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật tư hậu cần, vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam liên tục trong suốt 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
– Đường Trường Sơn được hoat động từ năm 1959 đến 1975 là mạng lưới quân sự chiến lược Bắc – Nam, vận chuyển vũ khí, lương thưc, thuốc men, … từ miền Bắc vào miền Nam. Đây là tuyến đườn có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Ngày 19/5/1959 Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt” (sau đó gọi là Đoàn 559) có nhiệm vụ mở xuyên đường Trường Sơn vào Nam, nhằm xây dựng tuyến chi viện chiến lược, vận chuyển vật chất và binh lực từ hậu phương lớn Miền Bắc cho tuyền tuyến Miền Nam.
– Cũng chính từ đây – đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại được hình thành, là mạch máu giao thông quan trọng, góp phần quyết định và sự thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Lúc đầu đường Hồ Chí Minh trên bộ là con đường mòn đi dọc phía đông dãy Trường Sơn, luồn lách qua hàng rào, đồn bốt và sự đánh phá ác liệt của Mỹ – Ngụy.
Xem thêm...Hoàn cảnh diễn ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tại Việt Nam:
- Năm 1897, thực dân Pháp đã cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương nhằm hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam (1897 - 1914).
Trong thời kỳ này, thực dân Pháp đã áp đặt một bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả ba nước Đông Dương, với Toàn quyền Đông Dương đứng đầu.
Chính quyền Pháp đã chia Đông Dương thành 5 kỳ, trong đó Bắc Kỳ (Thống sứ), Trung Kỳ (Khâm sứ), Nam Kỳ (Thống Đốc), Lào (Khâm sứ) và Campuchia (Khâm sứ) được quản lý bởi người Pháp. Dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh do người Pháp cai quản, tiếp đến là bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu và xã (bản xứ).
Xem thêm...