* Chân không có các hạt mang điện tích tự do nên không dẫn điện.
* Để tạo ra được dòng điện trong chân không ta phải dùng các tác nhân để tạo ra các electron tự do trong chân không và tạo ra một hiệu điện thế giữa các anot và catot trong ống chân không đó.
* Các tác nhân có thể là: nung nóng catot để phát xạ nhiệt điện tử, dùng các bức xạ điện tử như tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, chùm trong icon dương… chiếu vào catot đẻ phát xạ lạnh electron.
Trong hiện tượng phóng điện thành miền trong khí kém: chùm electron phát ra từ catot là nhờ các phần tử khí trong khí kém bị ion hóa thành các ion dương. Các ion này được gia tốc bởi hiệu điện thế giữa anot và catot nên có động năng đủ lớn tới đập vào catot làm phát ra các electron ( phát xạ lạnh điện tử, khác với phát xạ điện nhiệt tử trong điốt chân không). Các electron này chuyển động từ catot về anot tạo thành chùm catot.
* Khi áp suất khoảng 1 mmHg đến 0,01 mmHg có miền tối catot và cột sáng anot.
* Khi áp suất khoảng 0,01 mmHg: có miền tối catot choán đầy ống và cột sáng anot biến mất.
* Nhưng khi áp suất thấp hơn nữa, số lượng phân tử khi ống quá nhỏ, lượng ion dương tới đập vào catot quá ít không đủ để duy trì số lượng electron bứt khỏi catot để tạo thành tia catot, khi đó sẽ biến mất.
Khi áp suất còn lớn thì hạt tải điện ban đầu được tạo ra do các tác nhân ion hóa được gia tốc trong điện trường giữa hai cực anot và catot sẽ bị va chạm với các phân tử khí trong môi trường. Vì vậy động năng nó đạt được không đủ lớn, nên không ion hóa được các phần tử khác nhau và không gây được hiện tượng nhân số hạt tải điện => không thấy quá trình phóng điện qua chất khí.
Khi áp suất đã đủ nhỏ quãng đường tự do trung bình của các hạt tải tăng lên, động năng đủ lớn, có thể ion hóa được các phần tử khí khác và gây được hiện tượng nhân số hạt tải điện. Lúc đó, dù ngừng phun các hạt tải vào môi trường vẫn duy trì được dòng điện => có quá trình phóng điện tự lực.
Vì giữa hai điện cực cách nhau 20cm, quãng đường bay tự do của các êlectron là 4cm nên sẽ có 5 lần số lần iôn hóa.
Khi êlectron va chạm với phân tử khí thì 1 êlectron sẽ làm cho phân tử khí tạo ra 1 iôn dương và 1 êlectron tự do.
Ở lần va chạm thứ hai, 2 êlectron va chạm với 2 phân tử khí tạo ra 2 iôn dương và 2 êlectron tự do.
Ở lần va chạm thứ ba, 4 elctron va chạm với 4 phân tử khí tạo ra 4 ion dương và 4 electron tự do.
Ở lần va chạm thứ tư, 8 elctron va chạm với 8 phân tử khí tạo ra 8 ion dương và 8 electron tự do.
Ở lần va chạm thứ năm, 16 electron va chạm với 16 phân tử khí tạo ra 16 ion dương và 16 electron tự do.
=> Tổng số electron sinh ra từ 1 electron ban đầu là: n = 31
=> Số hạt tải điện (bao gồm êlectron và iôn dương) tạo thành do iôn hóa từ 1 electron ban đầu là:
N = 2n = 2.31 = 62 hạt.
Bạn tham khảo tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-93-sgk-vat-ly-lop-11-dong-dien-trong-chat-khi-118224 này bạn ơi
Bạn tham khảo tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-93-sgk-vat-ly-lop-11-dong-dien-trong-chat-khi-118224 này bạn ơi
Để hàn điện, người ta dùng máy hàn gồm một nguồn điện tạo hiệu điện thế khoảng vài chục vôn và điện trở trong rất nhỏ để có thể tạo ra dòng điện lớn (hàng trăm ampe). Một cực của nguồn điện nối với vật cần hàn, cực kia nối với que hàn.
Thao tác khi hàn điện: thoạt đầu, chạm que hàn vào vật cần hàn để mạch điện được nối, điểm tiếp xúc giữa que hàn và vật cần hàn nóng đỏ, sau đó nhấc que hàn ra. Khi que hàn vừa rời khỏi vật cần hàn, dòng điện bị ngắt đột ngột, suất điện động tự cảm tạo ra sẽ rất lớn, tạo ra tia lửa điện làm phát sinh hồ quang điện. Khi đó hồ quang điện làm nóng chảy que hàn vào chỗ cần hàn.
Dòng điện trong hồ quang điện lại chủ yếu là dòng êlectron chạy từ catốt đến anốt vì ngay khi tạo ra hồ quang điện người ta phải làm cho hai điện cực nóng đỏ đến mức có thể phát ra một lượng lớn các êlectron băng hiệu ứng phát xạ nhiệt điện tử. Trong quá trình phóng điện hồ quang, khi các ion dương đập vào catốt, chúng lại truyền cho cực này năng lượng mà chúng đã nhận được từ nguồn điện, làm cho catốt duy trì được trạng thái nóng đỏ và có khả năng phát xạ nhiệt êlectron. Các êlectron phát ra với số lượng lớn đi ngược chiều điện trường đến anốt.
+ Nguyên nhân gây ra tia lửa điện là do sự ion hóa chất khí do va chạm (vì điện trường mạnh) và sự ion hóa chất khí do tác dụng của các bức xạ phát ra trong tia lửa điện.
+ Nguyên nhân gây ra hồ quang điện là do hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử và sự bật các electron ra khỏi catôt khi các ion dương có năng lượng lớn đập vào.