Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu hằng tháng

Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu hằng tháng được VnDoc tổng hợp chi tiết dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm được mức tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng, mức bình quân tiền lương đóng BHXH theo các trường hợp khác nhau. 

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, công thức chung để tính mức hưởng lương hưu của mọi người lao động tham gia BHXH như sau:

Lương hưu hằng tháng

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

1. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

Căn cứ Điều 55 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

Lao động nam

- Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được hưởng 45%.

(Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%)

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Ví dụ: Ông A đóng BHXH được 25 năm. Năm 2021, ông A nghỉ hưu. Tỷ lệ lương hưu ông A được nhận như sau:

- 19 năm đóng BHXH: Hưởng 45%

- 06 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 06 x 2% = 12%

Tổng tỷ lệ lương hưu của ông A = 45% + 12% = 57%

Lao động nữ

- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

- Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

- Mức hưởng tối đa là 75%.

Ví dụ: Bà A đóng BHXH được 28 năm. Năm 2021, bà A nghỉ hưu. Tỷ lệ lương hưu bà A được nhận như sau:

- 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%

- 13 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 13 x 2% = 26%

Tổng tỷ lệ lương hưu của bà A = 45% + 26% = 71%

Lưu ý: Nếu tỷ lệ hưởng lớn hơn 75% thì người lao động được nhận trợ cấp 01 lần khi về hưu (Xem thêm cách tính trợ cấp 01 lần khi nghỉ hưu tại đây).

2. Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Với những nhóm đối tượng tham gia BHXH khác nhau thì cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

Người tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ: Điều 9 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được chia thành nhiều trường hợp:

Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

60 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

72 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

96 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

- Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định.

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:

Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 - 31/12/2021 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH):

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,0

Đáng chú ý: Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu và BHXH 1 lần là giống nhau nên để dễ dàng tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp 3: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

 
Trong đó:

- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định = Tổng số tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của trường hợp 2.

- Có từ 2 giai đoạn đóng BHXH trở lên theo tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định được tính như trên.

Người tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ: Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Mbqtn

=

Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH

Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

- Mbqtn: Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Thu nhập tháng đã đóng BHXH là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu:

Thu nhập tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm

x

Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng

Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 - 31/12/2021 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH):

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

Người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ: Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Mbqtl-tn

=

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

+

(Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

x

Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)

Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó: Mbqtl-tn là mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.

Đánh giá bài viết
1 1.327
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm