Quy định về giáo viên cốt cán 2024
Giáo viên cốt cán là gì? Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của VnDoc để biết thêm chi tiết.
Quy định về Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
1. Giáo viên cốt cán là gì
Khoản 9 Điều 3 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT định nghĩa:
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Trong đó, cũng theo Quy định trên, theo khoản 3 Điều 12, giáo viên cốt cán có nhiệm vụ:
- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh);
- Tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học;
- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành;
- Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên;
- Tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
- Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng).
Như vậy, có thể thấy, giáo viên cốt cán là người có vị trí quan trong trong đội ngũ giáo viên, giúp hỗ trợ đồng nghiệp cùng phát triển trong công việc.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
3. Quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
4. Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng).
5. Vai trò của giáo viên cốt cán
Nhiệm vụ của các thầy cô cốt cán, đó là sau khi được bồi dưỡng trực tiếp bởi các giảng viên sư phạm chủ chốt thì các thầy cô cốt cán sẽ có nhiệm vụ, đó là xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đồng nghiệp của mình tại địa phương, gọi là đội ngũ đại trà. Kế hoạch này cần được sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp phòng, sở GD&ĐT các địa phương.
Từ kế hoạch đó, sau khi mỗi GV đại trà được cấp tài khoản học online thì các thầy cô cốt cán có vai trò là hỗ trợ các đồng nghiệp của mình trong giai đoạn học qua mạng. Cách hỗ trợ là sẽ trả lời những câu hỏi của các thầy cô đại trà thắc mắc có thể gặp phải trong quá trình tự học thì sẽ được đưa lên mạng. Các thầy cô cốt cán sẽ trả lời, hỗ trợ thông qua hệ thống học tập trực tuyến.
Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện các địa phương, tại các đợt sinh hoạt chuyên môn trực tiếp thì các thầy cô cốt cán sẽ đóng vai trò là những người được tiếp cận nội dung trước thì cũng sẽ chia sẻ với các thầy cô đại trà trong quá trình tự học. Ở đây, lưu ý là các thầy cô đại trà có tài khoản tự học trước, thì các thầy cô trao đổi ở góc độ là những người đã được tìm hiểu kiến thức trước cùng hỗ trợ trả lời.
Khi giải đáp những thắc mắc về mặt chuyên môn của đồng nghiệp thì chắc chắn sẽ có những lúc các thầy cô cốt cán chưa thể trả lời được, khi đó thì các thầy cô tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ ở đâu để có thể kịp thời giúp cho đồng nghiệp của mình, thưa ông?
Trong tình huống có những vấn đề mà các thầy cô cốt cán chưa trả lời ngay được thì hệ thống công nghệ thông tin cũng đã thiết kế được tính năng, đó là có thể chuyển tiếp câu hỏi đó lên cho các giảng viên sư phạm chủ chốt.
Mời các bạn tham khảo thêm