Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lai Tân đầy đủ

Soạn bài Lai Tân đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

I. Trước khi đọc

Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.

Hướng dẫn trả lời:

Một số nơi Bác đã từng đặt chân tới trên hành trình tìm đường cứu nước là Pháp, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…

Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết

Hướng dẫn trả lời:

Một số bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tức cảnh Pác Pó,…

II. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài thơ “Lai Tân” thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Dấu hiệu nhận biết: bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ; có luật (nguyên tác luật bằng, bài thơ dịch luật trắc); có niêm (niêm giữ câu 2 và câu 3); gieo vần chân ở các câu chẵn; nhịp câu thơ được ngắt chẵn trước, lẻ sau (2/2/3 hoặc 4/3).

Câu 2 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Em hãy cho biết mục đích những việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng. Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

- Mục đích những việc thường ngày của ban trưởng là ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì ăn tiền của phạm nhân. Đây đáng nhẽ là công việc giữ gìn trật tự, an ninh xã hội nhưng ban trưởng lại chỉ trục lợi cá nhân.

- Căn cứ vào bản phiên âm của bài thơ "thiên thiên đố", "giải phạm tiền".

Câu 3 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phải chăng sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh tưởng, tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ? Em thử suy đoán huyện trưởng “chong đèn” để làm việc gì.

Hướng dẫn trả lời:

- Việc “chong đèn” cho thấy huyện trưởng đang làm một công việc gì đó đến tận khuya. Chưa rõ công việc ông ta làm là gì nhưng ở địa bàn ông ta quản lí thì lại có rất nhiều người vi phạm pháp luật.

- Ta có thể suy đoán ông ta làm những việc mờ ám như ăn hối lộ, đánh bạc,…

Câu 4 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì khác biệt so với hai câu thơ đầu?

Hướng dẫn trả lời:

- Hai câu thơ đầu: giọng điệu đả kích (từ ngữ thô mộc, suồng sã).

- Câu thơ thứ ba: mỉa mai – châm biếm.

Câu 5 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.

Hướng dẫn trả lời:

- Các nhân vật trong bài thơ Lai Tânđều thuộc thành phần công chức, viên chức thuộc bộ máy chính quyền, những người thuộc giai tầng thống trị trong xã hội.

- Tác giả hướng tiếng cười trào phúng vào nhóm đối tượng này để đả kích, tố cáo tình trạng mục nát, “nhà dột từ nóc” mà tác giả chứng kiến ở Lai Tân thời bấy giờ.

Câu 6 (trang 86, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Theo em, nội dung câu kết có mẫu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Nội dung câu kết mâu thuẫn với các câu thơ trước để tạo tiếng cười châm biếm về bộ máy chính quyền Lai Tân thối nát và vô trách nhiệm. Vì:

- Câu thơ thứ tư đã kết luận một cách thâm thuý, đầy ý vị: “Trời đất Lai Tần vẫn thái bình”. Trong đó, từ “thái bình” khi mà ban trưởng vi phạm pháp luật, cảnh trưởng chỉ tìm cách tư lợi thì chỉ có thể là thái bình giả tạo. Cái thái bình đó không phải sự yên vui của nhân dân mà là sự no nê, hưởng lợi của các viên quan. Khi người đọc nhận ra mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài (thái bình) với thực chất (mục ruỗng, thối nát) của xã hội cũng là lúc tiếng cười trào phúng được thể hiện.

- Hai chữ “thái bình” cuối văn bản vì thế vừa miêu tả được vẻ bề ngoài yên bình, tốt đẹp giả tạo, vừa là cáchnói ngược để tạo tiếng cười trào phúng, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.

III. Viết

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ “Lai Tân” qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ “Lai Tân” được ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt là khi Bác Hồ đang bị giam giữ tại nhà lao. Bên cạnh những bài thơ thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất hay sự ung dung tự tại, yêu thiên nhiên thì cũng có những bài thơ mang đậm tính trào phúng, thể hiện hiện thực mục nát như “Lai Tân”. Tính chất trào phúng được rõ ở ngay câu thơ đầu: “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”. Một người có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, đại diện cho công lí mà nay lại đánh bạc ăn tiền. Cảnh trưởng “kiếm ăn quanh” bằng việc nhận hối lộ, đút lót. Huyện trưởng thì thường xuyên “Chong đèn” vào buổi đêm, làm những việc mờ ám. Tất cả những nhân vật đại diện cho kỉ cương, phép tắc đều góp phần làm cho xã hội mục ruỗng. Tính chất trào phúng thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Đây chỉ có thể là thái bình giả tạo, không phải sự yên vui của nhân dân mà là sự no nê trên xương máu con người của các viên quan. Từ đó, tác giả cho thấy thái độ giễu nhại sâu cay.

---------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm