Thông tin quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
VnDoc xin giới thiệu bài Thông tin quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Thông tin quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh
Theo giáo sư Pankey Ghemawat, trường Kinh doanh Havard, “Thông tin là thước đo cấp độ âm của sự không chắc chắn. Ở đâu có sự không chắc chắn, ở đó có nhu cầu giảm nó bằng cách thu lượm thông tin” (Ghemanwat, 1991).
Trong thời đại ngày nay – thời đại của thông tin và bùng nổ thông tin, thì dù hoạt động trong lĩnh vực nào, người nắm bắt thông tin nhanh chóng nhất và chính xác nhất sẽ luôn luôn là người chiến thắng.
Nội dung của những thông tin cần thu thập để phục vụ cho cuộc đàm phán sẽ hết sức phong phú, những thông tin cơ bản tối thiểu cần thiết gồm:
Thông tin về hàng hóa
- Trước hết phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những mặt hàng dự định kinh doanh về gọi tên, về phía cạnh thương phẩm học để hiểu rõ giá trị, công dụng, các tính chất cơ lý hóa… của nó, cùng những yêu cầu của thị trường đối với các mặt hàng đó, như: qui cách, phẩm chất, bao bì, các trang trí bên ngoài, cách lựa chọn, phân loại...
- Bên cạnh đó, để chủ động trong giao dịch mua bán, còn cần phải nắm vững tình hình sản xuất các mặt hàng đó như: thời vụ, khả năng về nguyên vật liệu, tay nghề công nhân, công nghệ sản xuất...
- Nghiên cứu chu kỳ sống (vòng đời) của sản phẩm để lựa chọn thời điểm và đối pháp kinh doanh thích hợp.
- Nghiên cứu giá cả của các đối thủ cạnh tranh...
Để lựa chọn mặt hàng kinh doanh cần xem xét đến một số cơ sở quan trọng là tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng.
Trong trường hợp xuất khẩu, tỷ suất này là tổng chi phí (có tính cả lãi định mức) bằng tiền Việt Nam để thu được một đơn vị ngoại tệ.
Còn trong trường hợp nhập khẩu, đó là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu.
Thông tin về thị trường
- Các thông tin chung về đất nước, con người, tình hình chính trị, xã hội: diện tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế - xã hội, thái độ chính trị đối với các quốc gia của mình...
- Những thông tin kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và ổn định của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ: tình hình nợ nần, tổng sản phẩm quốc dân (Gross Nation Product – GNP), thu nhập quốc dân bình quân đầu người (Gross Nation Income – GNI), các chỉ số về bán buôn, bán lẻ, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường...
- Cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, sân bay, các phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính...
- Chính sách ngoại thương: các nước đó có là thành viên của các tổ chức mậu dịch quốc tế (WTO), khu vực mậu dịch tự do (AFTA)… không? Các mối quan hệ buôn bán đặc biệt, chính sách kinh tế nói chung, chính sách ngoại thương nói riêng (chế độ hạn ngạch XNK, hàng rào thuế quan, các chế độ ưu đãi đặc biệt…).
- Tìm hiểu hệ thống ngân hàng tín dụng.
- Điều kiện vận tải và hình thức giá cước...
- Bên cạnh đó, cần nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính những mặt hàng dự định kinh doanh của mình, trên thị trường ngoài nước như: dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ (các phương pháp tiêu thụ), sự biến động giá cả…
Tìm hiểu đối tác
- Tìm hiểu thực lực của đối tác: Lịch sử công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã hội, uy tín, tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật, số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, định hướng phát triển trong tương lai...
- Tìm hiểu nhu cầu và ý định của đối tác: Vì sao họ muốn hợp tác với ta? Mục đích hợp tác của họ? Nguyện vọng hợp tác có chân thành hay không? Mức độ bức thiết của sự hợp tác đối với họ? Họ có nhiều đối tác không?...
- Tìm hiểu lực lượng đàm phán của họ: Đoàn đàm phán gồm những ai? Địa chỉ, sở thích, tính cách từng người? Ai là người có quyền quyết định trong số đó? Tìm hiểu thật kỹ về người này...
Bên cạnh đó người đàm phán cần nắm vững:
- Thông tin về bản thân công ty mình.
- Thông tin về cạnh tranh trong và ngoài nước: Quy mô, chiến lược kinh doanh, tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu...
- Dự đoán xu hướng biến động giá cả trên cơ sở phân tích tình hình cung cầu, lạm phát, khủng hoảng,...
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Thông tin quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh về đặc điểm của thông tin về hàng hóa, về thị trường và tìm hiểu đối tác...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thông tin quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.