Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10

Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10 được VnDoc sưu tầm và đăng tải gồm dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam. Bài thuyết minh về cây lúa nước này sẽ giúp các bạn học sinh và quý giáo viên có thể tham khảo để sử dụng trong chương trình học của mình một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Dàn ý thuyết minh về cây lúa

Mở bài

Cách 1: Giới thiệu khái quát về cây lúa

Lúa nước là một loại cây trồng phổ biến ở đất nước ta, mục đích chính là để cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Từ lâu cây lúa đã là niềm tự hào vô cùng lớn, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của người dân đất Việt.

Cách 2: Dẫn dắt từ những câu thơ về cây lúa

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy”

Trong hạt gạo có những mồ hôi, công sức của biết bao người nông dân không quản ngày đêm cấy cày, chăm sóc. Thế mới biết để có được hạt gạo cơ cực đến nhường nào. Chính vì vậy, chúng ta càng cần phải trân trọng giá trị của nó, của “hạt gạo làng ta” hay chính của cây lúa nước Việt và nền văn minh lúa nước.

Một số bài ca dao về cây lúa bạn đọc có thể tham khảo

"Thân em như lúa nếp tơ,

Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu

Trời mưa cho lúa thêm bông

Cho đồng thêm cá, cho sông thêm thuyền"

hay:

"Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"

rồi:

"Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

và:

"Được mùa lúa, úa mùa cau

Được mùa cau, đau mùa lúa"

Thân bài

*Lịch sử của cây lúa nước

Nền văn minh lúa nước đã có từ rất lâu đời, xuất hiện cách đây khoảng 10.000 năm. Nền văn minh này là minh chứng cho độ chín, điêu luyện trong kĩ thuật canh tác lúa nước, thủy lợi, phát triển công cụ và vật nuôi chuyên dụng.

Nền văn minh lúa nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một số nền văn minh khác như văn hóa Hemudu, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Hòa Bình.

*Đặc điểm của cây lúa

Cây lúa là loại cây chỉ thích hợp sinh trưởng trong những vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt phát triển tốt ở đồng bằng ven sông bởi có một lượng lớn phù sa được bồi đắp hàng năm.

Lúa thuộc loại cây một lá mầm, là loài cây tự thụ phấn và sống trong môi trường nhiều nước. Cấu tạo cây lúa gồm 3 bộ phận: rễ, thân, ngọn:

+ Rễ lúa: Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, nhiều dễ nhỏ cùng hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa thường có màu trắng sữa khi còn non, khi trưởng thành chuyển sang màu vàng đậm, khi già chuyển sang màu đen.

+ Thân lúa: Thân lúa bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác như lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá. Phiến lá hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá, lá thìa là vảy nhỏ và trắng hình tam giác, tai lá là một cặp tai hình lưỡi liềm

Thân lúa đóng vai trò rất quan trọng, chống đỡ cho cây lúa đứng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn lúa cho hạt. Thân cây dự trữ tạm thời các chất dinh dưỡng trước khi lúa trổ bông, lá lúa làm nhiệm vụ quang hợp, duy trì sự sống cho cây.

+ Ngọn: Hạt lúa khi còn xanh thường màu vàng, bên trong có màu trắng sữa, thơm nồng. Lúa chín có hạt to, tròn, mẩy, hạt cứng lại, vỏ hạt cứng hơn, có lông tơ, bao bọc lấy hạt.

*Quy trình nuôi trồng

Để có thể trồng lúa và có một vụ mùa bội thu, người nông dân thường thực hiện chuẩn theo quy trình sau:

Hạt lúa to, mẩy được ủ trong môi trường nhiệt độ thấp để nảy mầm thành mạ. Khi mạ đã cao cây, lớn khoảng 10-15cm có thể đem cấy để thành cây lúa. Trải qua quá trình chăm sóc kỹ càng, cẩn thận, cây lúa trưởng thành, sinh trưởng và phát triển, sau đó trổ bông, kết hạt. Lúa chín được gặt về, được tách phần hạt với phần thân, mỗi bộ phận đều mang đến rất nhiều công dụng.

*Vai trò của cây lúa

Từ bao đời nay, cây lúa gắn bó với con người và làng quê Việt Nam, trở thành một nguồn cung cấp lương thực chính, mang lại sự no đủ cho con người, góp phần trong những bữa cơm hàng ngày hay cả trong những bữa tiệc quan trọng.

Cây lúa không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc, in dấu ấn trong từng thời kỳ. Cây lúa là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, là hình ảnh không thể thiếu trong bức tranh làng quê Việt Nam từ nay và cho mãi về sau.

*Thành tựu về cây lúa nước Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp, rất thích hợp để trồng cây lúa nước. Chính vì vậy mà ở Việt Nam đã tạo ra hơn 30 giống lúa nước, từ một nước nghèo đói với nền nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Thái Lan.

Kết bài

Khái quát chung về cây lúa, nêu cảm nghĩ của bản thân.

Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam, nó không chỉ mang lại một cuộc sống no đủ hơn, sung túc hơn mà còn mang những giá trị tinh thần to lớn không thể thay thế được. Càng yêu quý loài cây này, mỗi chúng ta lại càng thêm trân trọng công sức của những người đã đêm ngày vất vả để làm nên hạt lúa, hạt gạo. Vẫn còn đâu đó trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa làm người đọc nhớ mãi:

“Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy”

Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10

Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10

Mỗi đất nước có một nền văn minh riêng, nếu như những nước phát triển với nền văn minh công nghiệp cao thì nước ta lại là nền văn minh lúa nước. Không chỉ nước ta mà cả những nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có chung nền văn minh ấy. Nông nghiệp không phải là thấp kém, lúa nước càng không phải là một cây yếu đuối. Nền văn minh nước ta là như vậy bởi vì điều kiện tự nhiên thích hợp với cây lúa nước.

Trước khi trở thành một cây lúa thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Mà đầu tiên thì chúng ta phải chọn giống tốt cho năng xuất cao. Sau đó ngâm những hạt lúa ấy trong nước một thơi gian sau đó nó sẽ nảy mầm. Khi ấy những người nông dân sẽ đem ra rắc ở ngoài ruộng. Từ những hạt thóc nảy mầm ấy lớn lên thành những cây gọi là mạ. mạ lớn thì được đem nhổ lên và đi cấy. Chỉ khi cấy những cây mạ ấy xuống ruộng thì đó mới gọi là cây lúa.

Cây lúa nước là một cây đặc trưng cho nền khí hâu nhiệt đới nắng ẩm mưa nhiều. Từ ngàn đời này nó vẫn tồn tại và phát triển trên đất nước ta như một điều tất yếu. Lúa là một loại cây trông chủ yếu của đất nước ta trong nhóm năm loại ngũ cốc. Lúa nước là một loài thân thảo, thân của nó chia thành từng nhánh. Lá lúa có phiến dài và mỏng khiến nhưng đồng thời cũng rất sắc chính vì thế mà chúng ta có vô tình quệt tay qua lá lúa ấy thì sẽ có thể bị sất da chảy máu. Lúa khi nhỏ có màu xanh nhạt và càng lớn lên thì lá lúa chuyển sang màu xanh lá cây đậm hơn lá cũng to hơn để cuối cùng nó chuyển sang màu vàng lúa chín. Một cây lúa thì gồm nhiều nhánh vì thế khi lớn lên thân lúa của nó rất lớn và to. Khi ấy thân lúa cũng cứng cáp hơn khiến cho chúng ta không thể nào lấy tay bẻ nhổ như trước nữa mà phải dùng đến vật dụng sắc nhọn là liềm thì mới có thể cắt ngang thân lúa mang về được. Hoa lúa thì nhỏ mọc thành những chùm dài, sau này ở đó sẽ xuất hiện những hạt lúa mỏng manh màu trắng, mềm có thể ăn được. Sau một khoảng thời gian lúa sẽ hấp thu những tinh túy dưỡng chất của trời đất để cuối cùng trở nên cứng cáp chín mẩy khi chín.

Chăm sóc lúa cũng khá là phức tạp nếu không làm nhiều thì khó có thể chăm sóc nó tốt nhất được. Mỗi giai đoạn người ta phải bón cho nó những loại phân chuồng và phân hóa học. Trước khi người ta cấy cây lúa xuống thì người ta hay bón phân xanh hoặc là phân lân để lót. Còn khi lúa phát triển thời con gái thì chúng ta lại phái bón đạm cho nó thúc cho sự phát triển của nó nhanh khiến cho cây lúa tươi tốt hơn. Không những thế khi lớn thành những hạt lúa rồi thì người ta lại phải phun thuốc trừ sâu trừ cỏ cho lúa

Các loại có hại cho lúa gồm các loại cỏ nhất là cỏ vải ốc, khi ấy lúa còn nhỏ nếu như không trị được cỏ vải ốc thì nó sẽ lấn át và chiếm chỗ ở của lúa. Và đặc biệt nguy hiểm với cây lúa khi còn nhỏ đó là những con ốc biêu vàng. Chúng sẽ biến lúa thành những bữa ăn của chúng mà những con vật này ở nông thôn lại có rất nhiều. Không những thế khi lúa chín lại phải đối mặt với những con bọ dày hút nhựa cây để cho cây khô héo hết. Chính vì thế mà nhân dân ta phải chăm sóc cây lúa từ nhỏ đến lớn.

Ở nông thôn có hai vụ lúa chính đó chính là vụ lúa mùa và lúa chiêm. Lúa mùa diễn vào những tháng của ngày hè nắng nóng còn vụ chiêm là vào những ngày đầu xuân năm mới. Vụ chiêm thường trũng nên sẽ nhiều nước hơn và cây lúa cũng có điều kiện để phát triển thuận lợi hơn nhờ những hạt mưa xuân rả rích suốt ngày

Lúa thì phân ra thành hai loại chính đó là lúa tẻ và lúa nếp. Trong lúa tẻ lại phân ra rất nhiều loại lúa khác nhau đó là lúa quy năm, tẻ thơm, kháng dân, bắc ưu, nàng xuân… Còn lúa nếp gồm hai loại chính là nếp con và nếp cao cây. Ngày nay khi khoa học phát triển thì còn có nhiều giống lúa mới được phát minh cho năng xuất và chất lượng cao.

Công dụng của lúa quả thật không hề nhỏ. Về vật chất thì lúa là một loại cây ăn mãi không biết chán. Nó cho ra những hạt gạo trắng như hạt ngọc và con người dùng những hạt gạo trắng ngần chứa đựng bao nhiêu là sương, nắng, mưa, sức lao động của con người trong đó để làm thức ăn hàng ngày. Ngoài ra thì họ còn chế biến gạo của cây lúa thành những món ăn ngon khác như các loại bánh, bún, bánh đa, bánh cuốn…Có thể nói lúa đã làm nên bản sắc ẩm thực văn hóa Việt nam ta.

Không những thế mà khi cây lúa còn là một hình ảnh tượng trưng cho bản sắc văn hóa Việt Nam với vai trò vị trí của mình trong cuộc sống của con người lúa đã đi vào những lĩnh vực nghệ thuật. Từ những bài thơ đến nhưng bài hát và cả hội họa điêu khắc nữa. Nói chung là nó trở thành một biểu tượng cho con người và đất nước ta.

Như vậy có thể thấy rằng cây lúa nước là một cây lương thực quan trọng của nhân dân ta. Vì nó xuất hiện khá lâu và trở thành một cây lương thực không thể thiếu trong bữa ăn con người cho nên nó mang biết bao nhiêu bản sắc của nông dân ta. Và cho đến ngày nay thì quê hương chúng ta vẫn ngân nga câu thơ.

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đấu trời đẹp hơn”

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài văn mẫu Thuyết minh về cây lúa. Hy vọng với bài văn mẫu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài văn của mình. Bài viết được VnDoc.com tổng hợp gồm có dàn ý và bài văn mẫu. Bài viết cho thấy được lúa nước là một loại cây trồng phổ biến ở đất nước ta, mục đích chính là để cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày. Để trở thành cây lúa đầu tiên thì chúng ta phải chọn giống tốt cho năng xuất cao. Sau đó ngâm những hạt lúa ấy trong nước một thơi gian sau đó nó sẽ nảy mầm. Khi ấy những người nông dân sẽ đem ra rắc ở ngoài ruộng. Từ những hạt thóc nảy mầm ấy lớn lên thành những cây gọi là mạ. mạ lớn thì được đem nhổ lên và đi cấy. Chỉ khi cấy những cây mạ ấy xuống ruộng thì đó mới gọi là cây lúa. Cây lúa nước là một cây đặc trưng cho nền khí hâu nhiệt đới nắng ẩm mưa nhiều. Chăm sóc lúa cũng khá là phức tạp nếu không làm nhiều thì khó có thể chăm sóc nó tốt nhất được. Mỗi giai đoạn người ta phải bón cho nó những loại phân chuồng và phân hóa học. Ở nông thôn có hai vụ lúa chính đó chính là vụ lúa mùa và lúa chiêm. Lúa mùa diễn vào những tháng của ngày hè nắng nóng còn vụ chiêm là vào những ngày đầu xuân năm mới. Lúa thì phân ra thành hai loại chính đó là lúa tẻ và lúa nếp. Có thể nói lúa đã làm nên bản sắc ẩm thực văn hóa Việt nam ta. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu học tập và ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình nhé. Chúc các bạn học tốt và các bạn đừng quên thường xuyên tương tác với VnDoc.com này nhé để nhận được nhiều tài liệu hay và bổ ích

..............................................

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Thuyết minh về cây lúa nước lớp 10 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
2 2.002
Sắp xếp theo

Văn mẫu lớp 10

Xem thêm