Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trách nhiệm và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 27

Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm gì trong đánh giá học sinh tiểu học? Để hiểu thêm về đánh giá học sinh tiểu học và mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của VnDoc.

Cơ sở Pháp lý: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học.

1. Tránh nhiệm của giáo viên chủ nhiệm tiểu học

Căn cứ Điều 16 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT giáo viên chủ nhiệm sẽ có trách nhiệm như sau:

a) Chịu trách nhiệm đánh giá, tổng hợp kết quả giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh cho lớp học sau.

b) Thông báo riêng cho cha mẹ học sinh về kết quả đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả giáo dục của mỗi học sinh.

c) Hướng dẫn học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về nội dung và cách thức đánh giá theo Quy định này; phối hợp và hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá.

2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm tiểu học mới nhất

Theo Điều 27 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học, GVCN có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.

- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.

- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.

- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.

- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.

- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.

- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

3. Hồ sơ đánh giá Học sinh tiểu học

- Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập và rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đây là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh tiểu học

- Về Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và các Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, (theo Phụ lục 2 được đính kèm) Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học.

+ Bảng tổng hợp các kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục hiện hành.

+ Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường và học bạ được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hay chuyển trường, đối với học sinh tiểu học thì sẽ được nhận khi kết thúc học tiểu học.

4. Sử dụng kết quả đánh giá Học sinh tiểu học làm gì?

- Thứ nhất, Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học

+ Xét hoàn thành chương trình lớp học tiểu học

+ Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học tiểu học là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức đó là Mức Hoàn thành xuất sắc và Mức Hoàn thành tốt và Hoàn thành.

+ Đối với học sinh lớp tiểu học chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học và các giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học tiểu học.

+ Đối với học sinh đã được hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học thì tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học và hoạt động giáo dục và các mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét việc hoàn thành của học sinh, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp cho học sinh.

- Để được Xét hoàn thành chương trình tiểu học thì Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ để Hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định của bộ giáo dục

- Thứ hai, Việc Nghiệm thu và bàn giao kết quả giáo dục học sinh

- Thứ ba, để Khen thưởng các học sinh có kết quả tốt trong học tập

Trên đây là thông tin về Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học và các thông tin pháp lý liên quan khác.

Đánh giá bài viết
3 1.405
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm