Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Dũng Văn học

Viết một bài văn nghị luận xã hội về nội dung ứng xử văn hóa học đường

: giữa học sinh và thầy cô giáo giữa học sinh và học sinh

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    Hiện nay trên học đường yêu sớm quá đà, trò đánh nhau, đánh thầy cô… là những hiện tượng trở nên phổ biến. Văn hóa ứng xử trong học đường ắt hẳn là một điều rất đáng bàn hiện nay,

    Với guồng quay của xã hội, xã hội ngày càng phát triển thì giới trẻ ngày càng bị tiếp nhận những điều kiện tốt để phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn và nhà trường là một trong những môi trường giúp cho giới trẻ nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng sống cho giới trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó thì hiện nay một vấn đề nổi cộm và đáng lo ngại đó là sự suy thoái về chuẩn mực đạo đức, hành vi và lối sống ứng xử văn hóa trong học đường làm ảnh hưởng tới những văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    Rất nhiều những sự việc nổi lên về ứng xử văn hóa ở học đường khiến cả một xã hội phải quan tâm. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì giới trẻ đã ứng xử như thế nào? Đó là những hình ảnh xấu về học sinh như đánh nhau, các bạn nữ đánh ghen, rồi lột cả quần áo của nhau ra chốn đông người, nhưng việc làm này thường xuyên xảy ra và không còn là xa lạ gì với chúng ta nữa. Không chỉ dừng lại ở đó nhiều học sinh còn sử dụng cả vũ khí vào trường để đánh nhau, đó là hành động nông nổi ví dụ như một cái nhìn hay không cho bạn chép bài cũng bị đánh

    Rồi cả việc học sinh lăng mạ,nói xấu thầy cô những người đã cho đi những kiến thức. Choáng với những học sinh lập ra nhóm để chửi thề giáo viên của mình. Rất nhiều người đã tỏ ra rất bức xúc trước những hành động đáng buồn đó

    Có những người thầy cô giáo thì sao? Gần đây có rất nhiều vụ việc ở học đường giáo viên có những cách ứng xử không hay đối với học sinh của mình. Nhiều giáo viên còn đánh học trò không thương tiếc.

    Vừa qua có vụ việc giáo viên đánh học sinh sau đó bị học sinh đánh trả lại đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội và có rất nhiều người lên tiếng vì vấn đề này. Cả thầy và trò đều có những hành động không đúng. Là một người giáo viên thì cần cư xử đúng chuẩn mực để không đẩy học trò của mình vào những hành động quá khích.

    Còn nhiều những vấn đề đáng buồn như học sinh trên học đường yêu quá sớm và không ý thức được những việc mình làm dẫn đến những hậu quả khôn lường. Đôi khi chúng ta thường hay đặt ra câu hỏi rằng học sinh đến trường có phải là chỉ để học để phát triển về thể chất tinh thần hay là đến để học những gì khác?


    Hiện nay vấn đề văn hóa học đường ngày càng đi xuống rất đáng buồn, không những vậy vấn đề giữa thầy và trò không được tôn trọng nhau. Xã hội càng phát triển thì giới càng ngày càng có những cách cư xử đáng lên án. Ông cha ta thường có câu là “Tiên học lễ, hậu học văn” thế mà bây giờ việc cư xử thiếu văn hóa của nhiều học sinh là một báo động lớn

    Đối với người học trò thì phải chăm ngoan học giỏi vâng lời thầy cô,là thế hệ trẻ tương lai của đất nước, việc giáo dục nhân cách của hôm nay rất có ý nghĩa cho sự phát triển của tương lai mai sau. Còn về người thầy người cô thì cũng phải có những cư xử đúng chuẩn mực của mình để không có ấn tượng xấu với xã hội. hãy dạy những người trò của mình nên người ươm mầm cho thế hệ tương lai mai sau.

    0 Trả lời 17/02/23
    • Anh da đen
      Anh da đen

      Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ ngày càng được tiếp nhận thông tin từ nhiều hướng, có điều kiện để phát triển về cả thể chất và tinh thần. Và nhà trường chính là một trong những môi trường quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, giáo dục lý tưởng sống cho giới trẻ. Tuy nhiên hiện nay một vấn đề đang nổi cộm và đáng báo động là sự suy thoái chuẩn mực đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử trong văn hoá học đường đang làm ảnh hưởng lớn tới truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc.

      Rất nhiều vụ việc gần đây nổi lên về văn hóa ứng xử ở học đường khiến toàn xã hội quan tâm. Giới trẻ ứng xử với nhau như thế nào khi còn ngồi trên ghế nhà trường? Những hình ảnh đáng buồn như học sinh đánh nhau, các bạn nữ xé áo, cắt tóc nhau giữa chốn đông người không còn quá xa lạ với chúng ta. Không đơn giản chỉ dừng lại ở đó, nhiều học sinh còn sử dụng cả những loại hung khí làm sát thương bạn bè, nhưng đôi khi nguyên nhân của hành động đó lại rất nông nổi, trẻ con nhưng chỉ vì 1 cái “nhìn đểu”, không cho chép bài, thói xấu ghen tuông…

      Rồi việc học sinh không tôn trọng thầy cô, nói xấu những người thầy hàng ngày vẫn đứng lớp truyền đạt kiến thức cho mình. Dư luận không khỏi bức xúc và phẫn nộ trước những hành động đáng buồn của học sinh, rồi choáng váng với những hội nhóm được lập ra trên mạng xã hội để chửi thề giáo viên của mình.

      Trách trò ứng xử thiếu văn hóa trong học đường, nhưng còn những người làm thầy, làm cô, liệu tất cả đã là những giáo viên mẫu mực hay chưa, câu chuyện này còn nhiều vấn đề đáng nói. Nhất là khi gần đây có quá nhiều vụ việc giáo viên có cách cư xử không tốt với học sinh của mình. Nhiều giáo viên thẳng tay đánh trò không thương tiếc. Vẫn biết là giáo viên là những người điều hành lớp, nhưng nhiều thầy cô tự cho mình cái quyền đánh học trò khiến nhiều bậc phụ huynh và xã hội phẫn nộ.

      Vừa qua vụ việc giáo viên đánh học sinh rồi bị học sinh đánh trả ở Bình Định đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Người ta vẫn truyền tay nhau đoạn clip được quay trộm đó và đặt ra câu hỏi, còn đâu nữa văn hóa ứng xử học đường. Cả thầy và trò trong sự việc này đều có những hành động không đúng, bản thân người thầy đã không kìm chế được bản thân, có những hành động không đúng, người trò quá nông nổi và bồng bột khi phản ứng lại giáo viên.

      Còn nhiều nữa những hiện tượng đáng buồn khi bàn đến văn hóa học đường, học trò yêu sớm quá đà dẫn đến hậu quả khôn lường, nạn biếu xén phong bì cho thầy cô để đạt điểm cao, thầy cô trù dập học sinh…và đôi khi người ta tự hỏi, học sinh đến trường liệu có phải chỉ để học, để được phát triển một cách tự nhiên về thể chất, tinh thần, hay học sinh đến trường còn để “học” được những gì? Và những người làm thầy trước giờ vẫn luôn là một hình mẫu đáng kính của học trò, chỉ một vài sự việc đáng buồn cũng đủ để mang tiếng xấu.

      Xã hội phát triển kéo theo nhiều hiện tượng đáng buồn, mà trong giới học đường chắc chắn vẫn là vấn đề người ta quan tâm nhất. Xưa nay chúng ta vẫn truyền tai nhau câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” thế nhưng trước những vấn đề đáng buồn đang xảy ra, đối với một nền giáo dục hẳn là điều đáng báo động. Đối với người là trò – thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, việc giáo dục nhân cách của ngày hôm nay có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của ngày mai. Người làm thầy cũng nên nhìn lại mình để có những cư xử chuẩn mực, để không để lại ấn tượng xấu đối với xã hội. Việc giáo dục giới trẻ, xây dựng môi trường học tập lành mạnh, trong sáng, thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò thật sự là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết.

      0 Trả lời 17/02/23
      • BuriBuriBiBi play mo ...
        BuriBuriBiBi play mo ...

        Bạn tham khảo nhé: https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-hoa-hoc-duong-177347

        0 Trả lời 17/02/23

        Văn học

        Xem thêm