Truyện ngụ ngôn rùa và thỏ nhắc nhở ta rằng “nhiều người có tài năng thiên bẩm bị hủy hoại bởi sự lười nhác; mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng”. Thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Bên cạnh đó, truyện ngụ ngôn rùa và thỏ giúp ta liên tưởng tới câu cách ngôn “dục tốc bất đạt“. Trong cuộc sống có những việc ta phải làm từ từ, kiên trì, bền bỉ, không thể một sớm một chiều là đã thành công. Nếu ta không thuận theo lẽ tự nhiên đó thì công việc có thể thành xôi hỏng bỏng không.
Bài học về đức tính kiên trì, “chậm mà chắc” Rùa trong câu chuyện tượng trưng cho tính ổn định của mỗi người. Rùa không có những lợi thế tự nhiên, không có tài năng đặc biệt nhưng Rùa hơn những con vật khác ở đức tính kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc và luôn tin vào bản thân mình. Rùa biết rất rõ mình chạy chậm hơn thỏ nên đã nỗ lực hơn thỏ rất nhiều, cuối cùng đã chiến thắng cuộc đua. Điều này chứng tỏ một điều, chậm nhưng ổn định sẽ dành chiến thắng.
Cuộc sống này không bao giờ là công bằng, luôn luôn có những người được tự nhiên ưu ái, và vì vậy sẽ có một bộ phận khác thuộc bên yếu thế. Song “Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ”. Mọi vĩ nhân đều bắt đầu từ những bước đi chậm chạp như Rùa, song họ biết tin vào bản thân, biết nỗ lực không biết bỏ cuộc nên cuối cùng chắc chắn họ sẽ dành được thành quả xứng đáng.
Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.