Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Yên Bình Văn học

Anh/chị hãy sưu tầm các hiện tượng “lệch chuẩn” về chính tả, dùng từ tiếng Việt

từ các thông tin trên mạng internet hoặc trong giao tiếp hằng ngày của anh/chị và nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng trên

3
3 Câu trả lời
  • Pé Thỏ
    Pé Thỏ

    Tham khảo nghị luận giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt https://vndoc.com/nghi-luan-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-132501

    Trả lời hay
    1 Trả lời 15/04/23
    • Bi
      Bi

      Sự lệch chuẩn trong sử dụng tiếng Việt hiện nay rất đa dạng, phức tạp như: Lạm dụng tiếng nước ngoài, lạm dụng ngôn ngữ mạng xã hội... Giới trẻ có xu hướng thích ngôn ngữ tự chế, lai ghép, thay đổi câu chữ không theo quy luật nào để giao tiếp thực tế. Hiện tượng ngôn ngữ biến tướng theo kiểu tự chế xuất hiện phổ biến trên mọi hình thức cả nói và viết, trên các diễn đàn, trang cá nhân hay giao tiếp trực tiếp và qua mạng xã hội. Một biểu hiện rõ nét nhất là người dùng cố tình ghi sai chính tả tiếng Việt để viết tắt cho nhanh hoặc nhằm tạo sự khác biệt, cho hợp xu thế chung. Ví dụ: Vì seo (vì sao), k (không), bít rùi (biết rồi), đeo khổ (đau khổ),... Thậm chí, các bạn trẻ còn không dùng chữ cái tiếng Việt mà dùng ký tự bàn phím để gõ từ như: Wé (quá), ja trj nh4^n v4(n (giá trị nhân văn), ...

      Hiện tượng tiếng Việt cũng bị biến tướng, trở nên xấu xí bởi một bộ phận người dân trong xã hội có thói quen nói từ lóng, nói tục, viết bậy. Thậm chí, trên phương tiện truyền thông đại chúng cũng xảy ra tình trạng tác giả giật tít câu khách bằng những ngôn từ thiếu tinh tế. Điều này có thể xuất phát từ suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay, rằng viết không nhất thiết phải đúng chính tả, đủ thành phần ngữ pháp tiếng Việt mà viết kiểu nào cũng được, miễn đối phương hiểu được ý của mình... Tuy nhiên, chúng ta thực sự phải suy nghĩ đến một viễn cảnh không xa, khi một bộ phận người Việt biến ngôn ngữ mẹ đẻ thành một hỗn hợp pha tạp, lai căng, không còn vẻ thuần hậu, trong sáng và giá trị tốt đẹp vốn có của nó!

      0 Trả lời 15/04/23
      • vinh(ny ngân)
        vinh(ny ngân)

        Giới trẻ đã làm cho tiếng Việt méo mó đi nhiều. Ngôn ngữ trên mạng của giới hiện nay rất bát nháo, điển hình là cách nói chuyện văng mạng (nói cho hả, nói lấy được), cách viết văng mạng bất chấp các chuẩn mực chính tả tối thiểu… cho đến nói bậy, nói lóng và “sáng tạo” ngôn ngữ theo kiểu tùy hứng, dẫn đến ứng xử ngôn ngữ kém: nói trống không, xách mé, tỉnh lược nhiều…

        Ví dụ như gọi bố mẹ là “tiền bối lỗi thời”, xe máy là “con nghẽo”, bạn gái là “gà tóc nâu”, bạn trai là “xe ôm”… Rồi nói tiếp âm các từ với các tên nổi tiếng: “yết kiêu vừa chứ”, “lỗ tấn to rồi”, “chớ hồng lâu mộng”, “phí phạm văn đồng”, “vô lý thường kiệt”… Chưa kể đến những lỗi sai chính tả (viết) nghiêm trọng trong cả những bài thi viết văn.

        Ngoài sự sáng tạo theo lối tùy hứng, theo tôi, nguyên nhân của việc các em viết sai chính tả là do hệ thống giáo dục hiện nay không dành nhiều thời gian cho vấn đề luyện và chỉnh sửa chính tả. Bên cạnh đó, công nghệ tiên tiến khiến giới trẻ lười, không viết bằng tay mà viết bằng máy tính hoặc trên điện thoại di động với những từ tắt như “ko” (không), “nhg” (nhưng)... Điều đó làm cho thái độ của người viết chính tả bị lệch lạc.

        Giới trẻ có cách biểu đạt và trao đổi riêng trong một khuôn khổ nhất định của chính các em và tạo ra sự khu biệt khá rõ ràng. Sự biến thể đó là vẫn chấp nhận được trong ngôn ngữ nói chứ không phải ở chữ viết. Và cũng có thể thấy, rất ít khi các em đưa những từ như vậy vào trong các bài thi. Chúng ta không thể đứng từ một phía và nói rằng phía kia đang lệch chuẩn quá nặng.

        Nếu cách nói, cách viết không đúng chuẩn đó liên quan đến văn hóa giao tiếp thì phải xem xét. Như khi đàm tiếu về các danh nhân lịch sử, nói với các bậc bề trên… thì sẽ tạo ra phản cảm và cần có sự chỉnh lý đúng mực. Ngay cả việc nói tục, nói bậy là hành vi “lệch chuẩn” nhưng nó cũng là từ góc độ văn hóa giao tiếp. Chúng ta cần xem xét một cách tổng thể để đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá

        0 Trả lời 15/04/23

        Văn học

        Xem thêm