Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập nâng cao Toán lớp 3: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

Bài tập nâng cao Toán lớp 3: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính được VnDoc biên soạn theo chương trình 3 sách giáo khoa mới: Kết nối - Chân trời - Cánh Diều. Tài liệu bao gồm Kiến thức và bài tập vận dụng có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện các dạng bài tập liên quan đến hình tròn như xác định bán kính, đường kính, độ dài của bán kính, đường kính. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô và các vị phụ huynh lên kế hoạch ôn tập học kì môn Toán lớp 3 cho các em học sinh. Các em học sinh có thể luyện tập nhằm củng cố thêm kiến thức lớp 3 của mình. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bài tập Toán lớp 3: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính

A. Kiến thức cần nhớ về hình tròn

1. Định nghĩa hình tròn

+ Hình tròn là hình bao gồm các đểm nằm bên tron và bên trên đường tròn

2. Tâm, đường kính và bán kính hình tròn

+ Tâm của hình tròn là điểm nằm chính giữa hình tròn

+ Đường kính là đường thẳng đi qua tâm hình tròn và cắt đường tròn tại hai điểm

+ Bán kính là đoạn thẳng đi qua tâm và cắt đường tròn tại một điểm

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 1
Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB

3. Tính chất của hình tròn

+ Tâm của hình tròn là trung điểm của đường kính

+ Độ dài đường kính gấp đôi độ dài bán kính

+ Hình tròn có một tâm, vô số bán kính và đường kính

Lưu ý:

Có vô số bán kính của đường tròn (chỉ cần chấm 1 điểm bất kỳ trên đường tròn, nối điểm đó với tâm, ta được bán kính).

Có vô số đường kính (Chấm 2 điểm trên đường tròn, nối 2 điểm đó đi qua tâm O, ta được đường kính).

Cách vẽ hình tròn

– Chuẩn bị 1 chiếc compa:

– Đầu nhọn của compa đặt vào một điểm làm tâm.

– Đầu bút chì ta dùng để vẽ hình tròn.

Các bước vẽ hình tròn:

  • Bước 1: Xác định tâm.

– Chọn một điểm làm tâm của hình tròn.

  • Bước 2: Xác định bán kính (kết hợp sử dụng thước kẻ).

– Mở compa theo khoảng cách bằng bán kính cho trước.

  • Bước 3: Dùng compa để 2 đầu compa vào 2 đầu mút bán kính, ta được hình tròn.

– Đặt một chân cố định của compa trùng với tâm, chân bút chì còn lại di chuyển và quay một vòng, điểm đầu trùng với điểm cuối cùng để được một hình tròn

B. Bài tập vận dụng về Hình tròn

I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Cho hình vẽ dưới đây. Bán kính của hình tròn là:

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 2

A. ADB. OBC. OED. BC

Câu 2: Cho hình tròn tâm O có đường kính AB = 20cm. Một điểm M nằm trên hình tròn. Độ dài đoạn thẳng OM là:

A. 15cmB. 5cmC. 10cmD. 20cm

Câu 3: Hình tròn dưới đây có số đoạn thẳng là bán kính là:

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 3

A. 7B. 6C. 4D.5

Câu 4: Một hình tròn có tâm O và đường kính BC bằng 710cm. Bán kính của đường tròn là:

A. 700B. 710C. 350D. 355

Câu 5: Kể tên các đường kính có trong hình tròn dưới đây:

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 4

A. AB, CDB. ABC. CDD. AB, CD, EG

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hình tròn dưới đây. Điền vào chỗ chấm:

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 5

a, Tâm của hình tròn đã cho là:…

b, Các bán kính của hình tròn đã cho là:…

c, Các đường kính của hình tròn đã cho là:…

Bài 2: Cho hình tròn tâm O, đường kính AB = 10cm. Hãy tính:

a, Độ dài bán kính OA

b, Độ dài bán kính OB

Bài 3: Cho hình dưới đây:

bài tập nâng cao hình tròn, tâm, đường kính, bán kính toán lớp 3 ảnh số 6

Biết bán kính OM = 25cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông ABCD

Bài 4: Bán kính Trái đất là 6370km. Xác định bán kính Mặt trăng, biết rằng nó là một trong các số 1200km, 1740km, 2100km và bán kính Trái đất gấp khoảng 4 lần bán kính Mặt trăng.

C. Lời giải bài tập về Hình tròn

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
ACBDA

II. Bài tập tự luận

Bài 1:

a, Tâm của hình tròn đã cho là: O

b, Các bán kính của hình tròn đã cho là: OP, OQ, OB, OC, OM

c, Các đường kính của hình tròn đã cho là: PQ, BC

Bài 2:

a, Độ dài bán kính OA là:

10 : 2 = 5 (cm)

b, Độ dài bán kính OB là:

10 : 2 = 5 (cm)

Đáp số: a, 5cm/ b, 5cm

Bài 3:

Đường kính AB hay độ dài cạnh hình vuông là:

25 x 2 = 50 (cm)

Chu vi hình vuông ABCD là:

50 x 4 = 200 (cm)

Diện tích hình vuông ABCD là:

50 x 50 = 2500 (cm²)

Đáp số: chu vi 200cm, diện tích 2500cm²

Bài 4:

Bán kính Trái đất gấp 4 lần bán kính Mặt trăng

Ta có: 6370 : 4 = 1592 dư 2

Vậy bán kính Mặt trăng khoảng 1740km

------

Tham khảo các tài liệu:

Trong quá trình học môn Toán lớp 3, các em học sinh chắc hẳn sẽ gặp những bài toán khó, phải tìm cách giải quyết. Hiểu được điều này, VnDoc quyết tâm cùng em học Toán lớp 3 giỏi hơn khi cung cấp lời Giải bài tập Toán lớp 3 để cùng các em học tốt hơn. Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 3 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 3, và môn Toán 3. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 3 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
56 29.191
Sắp xếp theo

    Bài tập Toán lớp 3

    Xem thêm