Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2021 - 2022 theo Thông tư 22

Bộ Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022 theo Thông tư 22 có đáp án hệ thống các kiến thức đã học dành cho các em học sinh tham khảo giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng giải Tiếng Việt lớp 3, ôn tập và rèn luyện kiến thức chuẩn bị cho đề thi cuối học kì 1 lớp 3 đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tải các đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 này về!

1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 - Đề 1

Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1.Kiến thức Tiếng Việt:

- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, so sánh.

- Biết đặt câu theo kiểu câu Ai thế nào ?; Ai làm gì?

- Biết cách xác định l/n phù hợp điền vào chỗ trống cho đúng nghĩa.

Số câu

2

1

1

1

3

1

Câu số

3;4

5

8

7

Số điểm

1

1

1

1

2

2

2.Đọc hiểu văn bản:

- Biết nêu một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc;

- Hiểu ý chính của đoạn văn, nội dung bài

- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

1

2

1

Câu số

1;2

6

Số điểm

1

1

1

1

Tổng

Số câu

4

1

1

1

1

5

3

Số điểm

2

1

1

1

1

3

3

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.

Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:

Câu 1. Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống? Mức 1 – 0,5đ

A. Một chú Bồ Nông.

B. Bồ Nông mẹ.

C. Hai mẹ con Bồ Nông.

D. Mẹ con Bồ Nông và cua cá.

Câu 2. Bồ Nông chăm sóc mẹ như thế nào? Mức 1- 0,5đ

A. Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ.

B. Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép xúc cá.

C. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.

D. Tất cả các việc làm trên.

Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động? Mức 1-0,5đ

A. dắt, tìm, xúc, bắt, ngậm

B. dắt, cảm phục, yêu quý, xúc

C. yêu quý, dắt, bắt, xúc

D. ngậm, tìm, cảm phục, bắt

Câu 4. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì? Mức 2-1đ

A. Đôi chân của Bồ Nông khẳng khiu.

B. Bồ Nông rất hiếu thảo.

C. Trên đồng nứt nẻ, dưới ao khô.

D. Bồ Nông đi kiếm mồi.

Câu 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? Mức 2-1đ

A. Chú Bồ Nông chăm chỉ làm việc.

B. Chú Bồ Nông như một đứa trẻ hiếu thảo và ngoan ngoãn.

C. Chú Bồ Nông chăm ngoan và hiếu thảo

D. Chú Bồ Nông yêu mẹ.

Câu 6. Em học tập được điều gì ở Bồ Nông? Mức 3 -0,5đ

..............................................................................................................

Câu 7. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? nói về một bạn học sinh trong lớp. Mức 4-1đ

..............................................................................................................

Câu 8. Điền l hay n vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: Mức 2-1đ

Hoa ....ựu ...ở đầy một vườn đỏ ....ắng

.....ũ bướm vàng ....ơ đãng ....ướt bay qua.

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả (4 điểm): a) Nghe viết ” (Thời gian: 15 phút)

Chiều trên sông Hương

(Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang 96 )

2. Tập làm văn (6 điểm): (Thời gian 25 phút) M4

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn kể lại buổi đầu em đi học.

Bài làm:

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2021 - 2022

A. Bài kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng: 4 điểm

2. Đọc hiểu: 6 điểm

Câu 1: Khoanh vào C (0,5 điểm)

Câu 2: Khoanh vào D (0,5 điểm)

Câu 3: Khoanh vào A (0,5 điểm)

Câu 4: Khoanh vào D (1 điểm)

Câu 5: Khoanh vào B (1 điểm)

Câu 6: Viết được 1 câu có ý học tập được sự chăm chỉ và lòng hiếu thảo của Bồ Nông.

Câu 7: 1 điểm.

Câu 8: 1 điểm.

B. Bài kiểm tra viết:

1. Chính tả: 4 điểm

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( âm đầu, vần thanh); không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.

-Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,... trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (6 điểm.)

Đảm bảo các yêu cầu sau, được 6 điểm.

+ Trình bày theo hình thức của một đoạn văn.

+ Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trì

nh bày bài viết sạch sẽ.

+ Tùy theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm: 6-5,5-5-4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1

Mẫu 1

Đã hơn hai năm rồi mà hình ảnh của buổi đi học đầu tiên không phai mờ trong kí tức của em. Sáng đó, em dậy sớm lắm, sau khi tập thể dục và vệ sinh cá nhân xong.

Em liền ngồi vào bàn ăn sáng. Đúng 7h30 phút, mẹ đưa em đến trường bằng xe máy. Cô giáo ra và mỉm cười với mẹ con em. Rồi cô và mẹ nói chuyện. Mẹ nói với em:”Con ở đây đến trưa, bố hoặc mẹ sẽ đón con về”. Em túm lấy áo mẹ như không muốn rời xa. Cô giáo vỗ về em rồi mới bỏ tay ra. Em đứng nhìn cho đến khi chiếc xe máy khuất đi. Rồi em vào chỗ ngồi của mình và tự nhiên những giọt nước mắt ứa ra, lăn dài trên má. Một cảm giác buồn vui lẫn lộn đang dâng lên trong nước mắt em. Buổi học đầu tiên là thế đó.

Mẫu 2

Đó là một buổi sáng đáng nhớ nhất đối với em. Trong lòng em vừa hồi hộp, vừa lo lắng, dù mẹ đã bảo từ hôm qua: “ngày mai con sẽ đi học, con trở thành một học sinh lớp 1”. Sáng hôm ấy, tay em nắm chặt tay mẹ, em đi từng bước chậm rãi mà tự tin như muốn báo cho mọi người biết rằng em đã lớn, đã là một học sinh lớp một. Bầu trời trong xanh, không khí thoáng đãng, ngôi trường mới đẹp làm sao. Đến lớp, em chào cô giáo, cô đáp lại em với một nụ cười thật tươi. Các bạn ai cũng xinh xắn trong bộ đồng phục. Gương mặt rạng rỡ của mọi người khiến em có cảm giác rất thân thiện, không còn cảm giác bỡ ngỡ như lúc mới bước vào trường. Em thầm nhủ đây sẽ là nơi mình được dạy dỗ để trở thành một người có ích.

>> Viết lại buổi đầu em đi học thành một đoạn văn ngắn (40 mẫu)

2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 - Đề 2

Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu,

số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

+ Đọc thành tiếng

+ Kiến thức Tiếng Việt

Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này

-Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm.

-Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh trong bài học và trong lời nói…

Số câu,

Câu số

số điểm

Số câu,

Câu số

số điểm

Số câu,

Câu số

số điểm

1

7

1

1

6

0,5

2

8,9

2

1

1

1

1

O,5đ

2

2

+ Đọc hiểu văn bản :

- Xác định được hình ảnh, nhân vật chi tiết trong bài đọc ; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài.

- Hiểu ý chính của đoạn văn.

- Giải thích được chi tiết đơn giản trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin đơn giản khác từ bài đọc.- Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc ; liên hệ chi tiết trong bài với thực tiễn để rút ra bài học đơn giản.

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

Số câu

Câu số

Số điểm

2

1,2,3

1,5

1

4

0,5

1

5

0,5

2

2

1,5 đ

1

1

0,5đ

2

2

0,5 đ

Tổng

Chính Tả

Tập làm văn

Số câu

9

Số điểm

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC ...........

Môn Tiếng Việt - Lớp 3

Họ và tên: .................................................... …………….Lớp:............................

Giáo viên coi:....................................... Giáo viên chấm:........................................

Điểm

Nhận xét của giáo viên:

........................................................................................................…

........................................................................................................…

Phần I.

I. Đọc thành tiếng (35 phút)

Giáo viên cho các em đọc một đoạn trong các bài tập đọc sau: Giọng quê hương trang 76; Đất quý, đất yêu trang 84; Người liên lạc nhỏ trang 112.

(Tài liệu HD Tiếng việt tập 1 - lớp 3)

II . Đọc thầm bài đoạn văn sau (30 phút)

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

1. Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

2. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và làm bài tập sau:

Câu 1. Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu?

A. 5 giờ

B. 6 giờ

C. 7 giờ

D. 8 giờ

Câu 2. Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào?

A. Nước Ý

B. Nước Pháp

C. Nước Anh

D. Nước Tây ban nha

Câu 3: Bài văn này nhằm nói lên điều gì?

A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.

B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.

C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.

Câu 4. Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cáo tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào?

A. Vì sao?

B. Để làm gì?

C. Khi nào?

D. Ai làm gì?

Câu 5. Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ làm gì?

Câu 6. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ vai mang cung tên lưng đeo thanh gươm báu ngồi trên con ngựa trắng phau.

Câu 7. Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai - Thế nào?

A. Hươu là một đứa con ngoan.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

C. Hươu xin phép mẹ đến thăm bác Gấu.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9. Sự vật nào được nhân hóa trong câu văn sau?

Chị gió còn dong chơi trên khắp các cánh đồng, ngọn núi.

A. chị Gió

B. cánh đồng

C. ngọn núi

Phần II.

1. Chính tả (Nghe - viết)

Viết bài: Hũ bạc của người cha - Viết đoạn 3 của bài.

(TLDH - T.Việt 3 - tập 1B- Trang 121) (15 phút)

2. Tập làm văn

Viết một bức thư ngắn cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn (25 phút)

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Phần I. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

  • Học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng: (4 điểm)
  • Đọc sai từ, sai dấu thanh trừ, ngắt nghỉ hơi không đúng: 2 lỗi trừ 0,2 điểm.

2. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: B

Câu 1, 2, 3, 4: Khoanh đúng mỗi câu cho: 0,5 điểm

Câu 5: Ghi được việc làm phù hợp với lứa tuổi hs 0,5 đ

Nhớ ơn Bác Hồ em sẽ: Học tập thật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép,….

Câu 6: Điền đúng 1 dấu phẩy cho: 0,5 điểm

Trần Quốc Toản mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung tên, lưng đeo thanh gươm báu, ngồi trên con ngựa trắng phau..

Câu 7.

B. Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng.

Câu 8. Gạch dưới sự vật được so sánh trong câu sau 1đ

Những chùm hoa sấu trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông reo.

Câu 9.

A. chị Gió

Phần II. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn.

1. Viết chính tả:

  • Bài trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả cho: 2 điểm
  • Bài viết sai lỗi chính tả, dấu thanh 3 lỗi trừ 0,5 điểm
  • Toàn bài trình bày bẩn trừ: 0,25 điểm

2. Tập làm văn:

Thị xã, ngày 20 tháng 11 năm 2021

Nga thân mến!

Mình đã biết được quê Nga rồi đấy! Còn Nga, Nga nói là chưa hề lên thị xã lần nào phải không? Hè này, Nga ráng lên mình chơi nhé. Mình sẽ dẫn Nga đi chơi công viên, vào cung thiếu nhi, đi nhà lồng thị xã, rồi sau đó chúng mình sẽ vào viện bảo tàng của tỉnh xem những hiện vật lịch sử trưng bày ở trong đó, thích lắm Nga ạ! Còn Nga muốn đọc sách tin mình sẽ dẫn Nga đến thư viện. Mình sẽ mượn cho Nga nhiều truyện tranh, từ truyện “Đô-rê-mon” đến “Thám tử lừng danh Cô-nan” hay “Pô-kê-môn” hoặc “Sa-lô-môn” v.v… Truyện gì cùng có. Mình biết Nga là một cô bé thích đọc truyện, thế nào mình cùng cố gắng giúp Nga thỏa mãn được cái sở thích ấy. Vậy Nga nhé! Tranh thủ lên chỗ mình chơi để biết thị xã. Mình sẽ đãi Nga một chầu kem que, kem cốc và vé đi xem phim nữa đó. Hẹn gặp lại Nga nhé!

Bạn gái

(Kí tên)

Song Hương

Lưu ý: Đối với những bài đạt điểm tối đa, yêu cầu trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp.

3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 - Đề 3

Ma trận câu hỏi Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản (Nội dung bài đọc)

Số câu

2

1

1

4

Câu số

1,2

4

5

2

Kiến thức tiếng Việt

Số câu

1

1

2

4

Câu số

3

7,

6,8

Tổng số câu

2

2

1

2

1

8

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Họ tên học sinh:……………………………………Lớp:…............

Nhận xét của giáo viên

............................................................................................................…

............................................................................................................…

............................................................................................................…

I. Chính tả - Nghe viết:

Giáo viên đọc cho học sinh viết

Bác Hồ rèn luyện thân thể

Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể.Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sang nào Bác cũng dạy sớm luyện tập.Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi.Bác chọn những ngọn núi nào cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không.Có đồng chí nhắc:

- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.

- Cảm ơn chú.Bác tập leo chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.

Theo Đầu nguồn

II. PHẦN ĐỌC- HIỂU:

Cho văn bản sau:

Mạo hiểm

Có hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ. Hạt thứ nhất nói:

- Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa.

Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thứ hai nói:

- Tôi sợ lắm. Tôi ợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xống đất. Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn.

Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi

Theo Hạt giống tâm hồn

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi.

Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì?

A. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn.

B. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây.

C. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất.

D. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc sẽ sinh ra các hạt mầm nhỏ bé tiếp theo.

Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất?

A. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non

B. Muốn mọc thành cây, vươn mầm nhú chồi non và sợ lũ ốc.

C. Muốn mọc thành cây, sợ lũ ốc, sợ đất cứng, sợ lũ trẻ ngắt hoa.

D. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm và nhú chồi non.

Câu 3: Cặp từ trái nghĩa nào tượng trưng cho suy nghĩ của hai hạt mầm?

A. Tích cực- tiêu cực

B. Quyết tâm- lo lắng

C. Cố gắng – nhút nhát

D. Hành động – nản chí

Câu 4: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận được gì?

A. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi.

B. Trở thành một cây mầm tươi đẹp

C. Hạt mầm thứ hai bị gà ăn

D. Trở thành một cây mầm bị thối.

Câu 5: Qua câu chuyện trên em học được gì từ hạt mầm thứ nhất?

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Câu 6: Đặt câu hỏi với bộ phận in đậm dưới đay:

a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân màu mỡ.

b, Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi.

Câu 7: Câu văn nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? (chọn nhiều đáp án)

A. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.

B. Cả đàn ong là một khối hoà thuận.

C. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc.

Câu 8: Các từ chỉ hoạt động trạng thái trong câu:Tôi ao ước được đón ánh mặt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọng lại trên hoa” là:

..........................................................................................................................

III. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến

PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG

Phiếu 1: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Cây vú sữa

Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó mới thật đặc biệt. Nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Vào độ cuối xuân khi tiết trời còn mát mẻ thì cũng là lúc những mầm non hé nở. Rồi hoa nở lúc nào chẳng ai hay, chỉ biết mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn. Sang hè, những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra.

Phỏng theo: Trần Thu Trang

Câu hỏi 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt với mỗi mặt màu gì?

Phiếu 2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi .

Chim sẻ, ếch và cào cào

Chim sẻ, ếch và cào cào là ba bạn thân. Một hôm trên đường đi chơi chúng gặp một cái ao to. Chim sẻ có thể bay qua, ếch có thể bơi sang nhưng cào cào thì không có cách nào sang bờ bên kia được. Chúng bèn họp nhau lại bàn cách để cùng sang được bên kia bờ ao. Thế là chim sẻ mang về một chiếc lá to, cào cào ngồi trên chiếc lá, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao. Thế là tất cả cùng sang được bờ bên kia.

TLCH: Chim sẻ, ếch và cào cào làm thế nào để cả ba cùng sang được bờ bên kia?

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

I. Phần đọc thành tiếng:

- Học sinh đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng tốc độ, khoảng từ 50 -> 60 tiếng / phút

- Trả lời đúng câu hỏi:

Phiếu 1: Lá của cây vú sữa đặc biệt: nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu.

Phiếu 2: Chúng họp nhau lại, dùng chiếc lá to cho cào cào ngồi trên, ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao.

II. Phần đọc hiểu:

Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 7

B

D

A

C

A, C

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là: phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.

Câu 6:

a, Hai hạt giống nằm cạnh nhau trên mảnh đất mùa xuân như thế nào?

b, Cái gì tiếp tục đợi?

Câu 8:

  • Hoạt động: ao ước, đón, đọng
  • Trạng thái: mơn man và lóng lánh

III. Phần kiểm tra viết

1. Chính tả

+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng,trình bày đúng hình thức bài chính tả

+ Sửa lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định)

2. Tập làm văn

* Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau

1. Người hàng xóm mà em yêu quý là ai? Người đó bao nhiêu tuổi?

  • Nêu được nghề nghiệp. Công việc hàng ngày của người đó như thế nào?
  • Nêu được vài nét về hình dáng, tính tình nổi bật của người đó.
  • Tình cảm của em và người hàng xóm đó.

Mẫu:

Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em.

Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.

2. Chữ viết, chính tả:

Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, có đủ bố cục đoạn văn.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

3. Sáng tạo: Có 1 trong 3 sự sáng tạo sau

- Có ý riêng, độc đáo.

- Có dùng từ gợi tả hình ảnh,âm thanh.

- Viết câu văn có cảm xúc hoặc câu văn diễn đạt hay.

4. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 - Đề 4

Ma trận Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Mạch kiến thức kỹ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

1

6

Câu số

1,2

3,4

7

9

Số điểm

1,0

1,0

1,0

1,0

4,0

Kiến thức tiếng việt

Số câu

1

1

1

3

Câu số

5

6

8

Số điểm

0,5

0,5

1,0

2,0

Tổng

Số câu

3

3

2

1

9

Số điểm

1,5

1,5

2,0

1,0

6,0

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Trường TH …………….

Kiểm tra cuối học kì I

Họ và tên học sinh:.........……………...................

Môn: Tiếng việt

Lớp: 3.....

Thời gian: 60 phút

Điểm

Nhận xét:

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:

1. Nắng phương Nam (TV 3 tập 1 trang 94)

2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)

3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)

4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)

5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)

6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)

7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

Cửa Tùng

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.

Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

Theo Thụy Chương

Câu 1. (0,5 điểm) Cửa Tùng ở đâu? (M1)

A. Ở đôi bờ thôn xóm mướt xanh.

B. Ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.

C. Ở sau những rặng phi lao.

D. Ở cầu Hiền Lương

Câu 2. (0,5 điểm) Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? (M1)

A. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

B. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.

C. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.

D. Những rặng cây xanh.

Câu 3. (0,5 điểm) Trong một ngày nước biển Cửa Tùng có ba màu nào? (M2)

A. Xanh lục, hồng nhạt, xanh lơ.

B. Xanh lục, xanh lơ, xanh biếc.

C. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh thắm.

D. Xanh lục, xanh nhạt, xanh da trời.

Câu 4. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm” (M2)

A. Là bãi biển dài nhất.

B. Là bãi biển đẹp nhất.

C. Là bãi tắm đông người nhất.

D. Là bãi biển với nhiều thuyền.

Câu 5. (0,5 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động ? (M1)

A. Thuyền

B. Thổi

C. Đỏ

D. Cát

Câu 6. (0,5 điểm) Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? (M2)

A. Cửa Tùng.

B. Có ba sắc màu nước biển

C. Nước biển.

D. Chiều tà.

Câu 7. (1 điểm) Khi chiều tà, biển Cửa Tùng có màu sắc gì? (M3)

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

Câu 8: (1 điểm) Đặt một câu theo mẫu “Ai thế nào”? (M3)

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

Câu 9. (1 điểm) Bài văn nói lên điều gì? (M4)

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………..

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: Nghe – viết (4 điểm)

Bài viết: “Rừng cây trong nắng”

Nghe đọc viết đề bài và đoạn chính tả "Trong ánh nắng... trời cao xanh thẳm"

(Sách Tiếng việt 3 trang 148)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề bài: Em viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu kể về những điều ở nông thôn của em. Theo gợi ý sau:

- Em kể về việc gì, ở đâu?

- Nêu cụ thể về cảnh vật, con người ở nông thôn có gì đáng yêu?

- Em thích nhất điều gì?

………………………………………………………………………………………

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: 4 điểm (Đọc sai 1 - 2 tiếng: 3,5 điểm; Sai 3 – 4 tiếng: 2 điểm; Sai 7 – 9 tiếng: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ): 4 điểm. (Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 – 4 dấu câu: 3,5 điểm; Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 7 câu trở lên: 0 điểm)

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 60 tiếng/ phút.

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Cửa Tùng ở đâu?

B. Ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.

Câu 2. (0,5 điểm) Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

A. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Câu 3. (0,5 điểm) Trong một ngày nước biển Cửa Tùng có ba màu nào?

A. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.

Câu 4. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”

B. Là bãi biển đẹp nhất.

Câu 5. (0,5 điểm) Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động ? M1

B. Thổi

Câu 6. (0,5 điểm) Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? M2

A. Cửa Tùng.

Câu 7. (1 điểm) Khi chiều tà, biển Cửa Tùng có màu sắc gì ? M3

Khi chiều tà, biển Cửa Tùng đổi sang màu xanh lục.

Câu 8: (1 điểm) Đặt một câu theo mẫu “Ai thế nào”?

1, Minh là học sinh giỏi nhất.

2, Bố em là thợ xây.

Câu 9. (1 điểm) Bài văn nói lên điều gì ? M4 (1,0 điểm)

Bài văn tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc Miền Trung nước ta.

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe - viết (4 điểm)

+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)

+ Sai - lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.

2. Tập làm văn. (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:

Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; Sử dụng từ ngữ chính xác; Viết câu đúng ngữ pháp và theo trình tự đúng:

Mẫu:

Quê em ở Hà Nam, một vùng quê tràn đầy tình yêu thương. Sau luỹ tre làng là những mái nhà ấm cúng. Bên cạnh những ngôi nhà là những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Em thích nhất là con sông Đáy từ đầu làng chảy vào, nước trong veo. Thường ngày các bạn thường ra đó tắm. Có lúc em và bạn em trèo lên cây sung gần đấy, rồi nhảy ùm xuống nước. Thật là sảng khoái! Tuy là người ở quê nhưng những người ở làng em rất cần cù. Họ muốn những vụ mùa bội thu nên đã bất chấp cả nắng mưa để làm việc. Quê em cái gì cũng đẹp, cũng tuyệt. Em tự hào về quê hương của mình.

5. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 theo Thông tư 22 - Đề 5

Ma trận câu hỏi Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, câu số và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

1. Kiến thức Tiếng Việt, văn học

Số câu

1

1

2

Câu số

3

4

3,4

Số điểm

1

1

2

2. Đọc hiểu

Số câu

1

1

2

Câu số

1

2

1,2

Số điểm

1

1

2

TỔNG

4

1

1

1

1

4

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Trường TH …………….

Kiểm tra cuối học kì I

Họ và tên học sinh:.........……………...................

Môn: Tiếng việt

Lớp: 3.....

Thời gian: 60 phút

Điểm

Nhận xét:

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Phần: ĐỌC THÀNH TIẾNG (Ngày .../12/2021)

I/ Kiểm tra đọc thành tiếng: (6đ)

1/ Bài “Đôi bạn” (SGK-TV3, tập I, trang 130-131)

- Học sinh đọc (5đ) đoạn 1: “Thành và Mến là đôi bạn … lấp lánh như sao sa”.

- Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Thành và Mến là đôi bạn vào dịp nào? (Trả lời: kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.)

+ Hoặc: Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã cái gì cũng lạ? (Trả lời: Có nhiều phố, phố nào cũng san sát, cái cao cái thấp không giống như ở quê; xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm đèn điện lấp lánh như sao.)

2/ Bài “Đôi bạn” (SGK-TV3, tập I, trang 130-131)

- Học sinh đọc (5đ) đoạn 2: “Chỗ vui nhất là công viên … đưa vào bờ.”.

- Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Ở công viên có những trò chơi nào? (Trả lời: Có cầu trượt, đu quay)

+ Hoặc: Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen? (Trả lời: Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.)

+ Hoặc: Qua hành động Mến cứu em bạn, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý? (Trả lời: Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.)

3/ Bài “Người liên lạc nhỏ” (SGK-TV3, tập I, trang 112-113)

- Học sinh đọc (5đ) đoạn 1: “Sáng hôm ấy, … tránh vào ven đường”.

- Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Trả lời: Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.)

+ Hoặc: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng ? (Trả lời: Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hòa đồng với mọi người để che mắt địch, tưởng ông cụ là người địa phương.)

+ Hoặc: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Trả lời: Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo sau; gặp điều gì đáng ngờ Kim Đồng làm hiệu để ông ké tránh vào ven đường.)

4/ Bài “Đất quý, đất yêu” (SGK-TV3, tập I, trang 84-85)

- Học sinh đọc (5đ) đoạn 2: “Lúc hai người khách … một hạt cát nhỏ”.

- Và trả lời 1 câu hỏi (1đ): Khi khách xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Trả lời: Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.)

+ Hoặc: Vì sao người dân ở đây không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? (Trả lời: Vì họ coi đất của quê hương là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (4điểm)

Em hãy đọc thầm đoạn sau đây, rồi đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi phía dưới:

Âm thanh thành phố

Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.

Rồi tất cả như im lặng hẳn để nghe tiếng đàn vi-ô-lông trên một cái ban công, tiếng pi-a-nô ở một căn gác.

Hải đã ra Cẩm Phả nhận công tác. Mỗi dịp về Hà Nội, Hải thích ngồi lặng hàng giờ để nghe bạn anh trình bày bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô. Anh cảm thấy dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.

Theo TÔ NGỌC HIẾN

1/ Lúc còn đi học, anh Hải say mê gì?

a/ Anh Hải say mê nghe âm thanh thành phố.

b/ Anh Hải rất say mê âm nhạc.

c/ Anh Hải rất say mê đàn.

d/ Anh Hải rất say tiếng sóng.

2/ Hằng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?

a/ Âm thanh náo nhiệt, ồn của thành phố.

b/ Âm thanh của tiếng đàn vi-ô-lông, tiếng pi-a-nô.

c/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bị khô, tiếng còi ô tô gay gắt, tiếng còi tàu hoả thét lớn và tiếng bánh xe sắt lăn ầm ầm, tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô..

d/ Tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán hàng rông rao hàng, tiếng còi xe máy xin đường, tiếng còi tàu thủy thét lớn và tiếng đàn vi-ô-lông và pi-a-nô.

3/ Câu: Bác nông dân đang cày ruộng trên cánh đồng. thuộc kiểu câu nào?

a/ Ai là gì ?

b/ Ai làm gì?.

c/ Ai thế nào?

d/ Ai làm gì, thế nào?.

4/ Câu truyện Âm thanh thành phố có ý nghĩa gì?

….……………………………………………………………………………….

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I/ Chính tả: () Thời gian: 40 phút.

1/ Giáo viên đọc cho học sinh viết vào giấy ô li (nghe - viết):

Nghe – viết: bài “Mùa hoa sấu” (từ Vào những ngày cuối xuân,.... đến một chiếc lá đang rơi như vậy) - (trang 73, sách Tiếng Việt 3- Tập 1).

2/ Đánh giá, cho điểm:

a/ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ cho 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa) trừ 0,5 điểm.

b/ Chú ý: Chữ viết không rã ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn … bị trừ 1 điểm toàn bài. Hoặc tuỳ mức độ trừ điểm (như trừ: 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ).

II/ Tập làm văn: (5đ) Thời gian: 40 phút. HS làm vào giấy ô li.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em yêu mến.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

I/ Đọc thành tiếng: (6đ)

- Giáo viên ghi số 1, 2, 3, 4 vào phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đó, sau đó trả lời 1 câu hỏi. Giáo viên lần lượt kiểm tra từng học sinh.

- Học sinh đọc đúng, rõ ràng, không sai, trôi chảy … cho 5 điểm. Còn đọc sai, chậm, chưa rõ, … tuỳ mức độ cho điểm (như: 4,75đ; 4,5đ; 4,25đ; 4đ; 3,75đ; 3,5đ; 3,25đ; 3đ; 2,75đ; 2,5đ; 2,25đ; 2đ; 1,75đ; 1,5đ; 1,25đ; 1đ; 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)

- Và trả lời đúng ý câu hỏi cho 1 điểm. Còn chưa đủ ý, chưa rõ ràng … tuỳ mức độ cho điểm (như: 0,75đ; 0,5đ; 0,25đ; 0đ.)

II/ Đọc thầm: Từ câu 1 đến câu 3 (3 điểm). Mỗi câu đúng 1 điểm.

Riêng câu 4 học sinh nêu nôi dung câu chuyện thì được 1 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

b

c

b

….…………

B. Kiểm tra viết (10 điểm)

1. Chính tả: Nghe - viết (5 điểm)

+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng đoạn văn. (2 điểm)

+ Sai - lẫn 2 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm.

2. Tập làm văn. (5 điểm) Đảm bảo các yêu cầu:

Bài mẫu:

Cô Lan là người hàng xóm mà em rất yêu quí. Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Cô là một kĩ sư nông nghiệp. Hằng ngày cô luôn bận rộn với công việc nghiên cứu "giống cây trồng, vật nuôi". Cô đã giúp bà con ở quê em cách trồng trọt, cách chăn nuôi tăng năng suất. Gia đình em rất quý mến cô, trân trọng việc làm của cô. Đối với gia đình em, cô rất gần gũi và thân thiện, cô còn quan tâm đến việc học của em. Cô thường khuyên em phải chăm lo học tập vâng lời thầy cô và bố mẹ. Em rất biết ơn cô, em xem cô như người thân trong gia đình của mình.

2/ Đánh giá, cho điểm:

- Học sinh viết được đoạn văn từ 5 đến 10 câu theo gợi ý của bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ cho 5 điểm.

- Hoặc tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,75; 4,5; 4,25; 4; 3,75; 3,5; 3,25; 3; 2,75; 2,5; 2,25; 2; 1,75; 1,5; 1,25; 1; 0,75; 0,5; 0,25).

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 năm 2021 - 2022 theo Thông tư 22. Ngoài đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án và bảng ma trận trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng caobài tập Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao. Các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3 đầy đủ.

Đề thi học kì 1 lớp 3 Tải nhiều

Đề thi học kì 1 lớp 3 năm 2021-2022

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán

Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Đề ôn tập học kì 1 lớp 3

Đề ôn tập học kì 1 lớp 3 môn Toán

Đề ôn tập học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

Đánh giá bài viết
24 18.026
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt

    Xem thêm