Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 10 chương 1

Trắc nghiệm Địa lý lớp 10 có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 10 chương 1 do VnDoc biên soạn và đăng tải nhằm hỗ trợ học sinh củng cố, ôn luyện về chương bản đồ nhằm nâng cao kết quả học tập môn Địa lý 10. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm chương 1 Địa lý 10

Câu 1) Bản đồ địa lý là

a) Hệ thống kinh vĩ tuyến được xây dựng để chuyển hình ảnh Trái Đất từ mặt cầu sang mặt phẳng.

b) Hình vẽ thu nhỏ các hiện tượng của bề mặt Trái Đất để dễ sử dụng .

c) Hình vẽ thu nhỏ môt khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất trên một mặt phẳng.

d) Hình ảnh Trái Đất đã được thu nhỏ theo một tỷ lệ nhất định .

Câu 2) Phép chiếu đồ là:

a) Việc đo đạc tính toán để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.

b) Cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng một cách tương đối chính xác

c) Phương pháp hình học nhằm thu nhỏ Trái Đất.

d) Phương pháp thực hiện một bản đồ địa lý.

Câu 3) Trong phép chiếu phương vị đứng mặt phẳng của giấy vẽ sẽ tiếp xúc với địa cầu ở:

a) Nam cực

b) Xích đạo

c) Bắc cực.

d) Cực.

Câu 4) Trong phép chiếu phương vị mặt phẳng của giấy vẽ có thể tiếp xúc với mặt cầu ở:

a) Xích đạo

b) Cực

c) Chí tuyến.

d) Bất cứ vị trí nào.

Câu 5) Trong phép chiếu phương vị đứng các kinh tuyến sẽ là:

a) Các vòng tròn đồng tâm .

b) Các đường thẳng hoặc đường cong.

c) Các đoạn thẳng đồng quy.

d) Các đoạn thẳng song song.

Câu 6) Phép chiếu phương vị là phép chiếu mà giấy vẽ là:

a) Một mặt phẳng

c) Một hình nón.

b) Một hình trụ.

d) Có thể là một trong 3 loại.

Câu 7) Trong phép chiếu phương vị ngang mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở:

a) Cực Bắc.

b) Cực Nam.

c) Xích đạo.

d) Chí tuyến.

Câu 8) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở Chí tuyến Bắc ta có phép chiếu:

a) Phương vị đứng.

b) Phương vị ngang.

c) Phương vị nghiêng.

d) Hình nón.

Câu 9) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở cực Bắc thì các kinh tuyến từ tâm đồng quy sẽ tỏa ra theo hướng:

a) Bắc.

b) Nam.

c) Cả 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây.

d) Mọi hướng.

Câu 10) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng không thể vẽ được là:

a) Hai cực.

b) Xích đạo.

c) Những vùng nằm cách xa hai cực.

d) Tất cả các vùng đều vẽ được.

Câu 11) Trong phép chiếu phương vị thẳng các vĩ tuyến là:

a) Các vòng tròn đồng tâm.

b) Các đường thẳng đồng quy.

c) Các đường cong về hai phía cực.

d) Các đường thẳng ngang thẳng góc với các kinh tuyến.

Câu 12) Khi mặt phẳng của giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu:

a) Phương vị đứng.

b) Phương vị ngang.

c) Phương vị nghiêng.

d) Hình trụ.

Câu 13) Khi giấy vẽ tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo ta có phép chiếu đồ:

a) Hình trụ.

b) Phương vị ngang.

c) Phương vị nghiêng.

d) Có thể là a hoặc b.

Câu 14) Xích đạo và kinh tuyến trung tâm là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong chụm lại ở 2 cực, các vĩ tuyến còn lại là những đường cong về 2 phía cực. Đó là hệ thống kinh vĩ tuyến trong phép chiếu:

a) Hình nón.

b) Hình trụ.

c) Phương vị đứng.

d) Phương vị ngang.

Câu 15) Trong phép chiếu phương vị ngang độ chính xác sẽ:

a) Thay đổi theo độ vĩ .

b) Thay đổi theo độ kinh.

c) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng giảm.

d) Độ vĩ càng cao độ chính xác càng tăng.

Câu 16) Trong phép chiếu phương vị đứng những vùng trên bản đồ tương đối chính xác là:

a) Ở 2 cực.

b) Ở xích đạo.

c) Ở chí tuyến.

d) Có độ vĩ thấp.

Câu 17) Trong phép chiếu nào sau đây chỉ có xích đạo và kinh tuyến trung tâm mới trở thành những đường thẳng, thẳng góc nhau?

a) Phương vị đứng.

b) Phương vị ngang.

c) Phương vị nghiêng.

d) Hình trụ đứng.

Câu 18) Các kinh tuyến là những đường thẳng song song, các vĩ tuyến là những đường ngang song song. Đó là kết quả của phép chiếu:

a) Hình trụ đứng.

b) Hình trụ.

c) Phương vị đứng.

d) Phương vị ngang.

Câu 19) Trong phép chiếu nào sau đây tất cả các điểm trên xích đạo đều tiếp xúc với giấy vẽ?

a) Hình nón đứng.

b) Hình trụ đứng.

c) Phương vị ngang.

d) Phương vị nghiêng.

Câu 20) Để vẽ tương đối chính xác một quốc gia ở vùng ven vĩ tuyến 300 người ta dùng phép chiếu đồ:

a) Phương vị thẳng.

b) Phương vị ngang.

c) Hình trụ đứng.

d) Hình nón đứng.

Câu 21) Trong phép chiếu hình nón đứng độ chính xác sẽ thay đổi theo:

a) Độ vĩ càng lớn thì độ chính xác càng giảm.

b) Độ vĩ càng nhỏ thì độ chính xác càng giảm.

c) Độ chính xác càng giảm theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc.

d) Độ chính xác càng tăng theo cả hai chiều kể từ vĩ tuyến tiếp xúc.

Câu 22) Trong phép chiếu hình nón đứng:

a) Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy.

b) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng song song

c) Vĩ tuyến và kinh tuyến là những đường thẳng, thẳng góc với nhau.

d) Vĩ tuyến là những nửa vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những nữa đường thẳng đồng quy.

Câu 23) Để vẽ tương đối chính xác các quốc gia ở ven xích đạo người ta dùng phép chiếu đồ:

a) Hình nón.

b) Phương vị ngang.

c) Hình trụ.

d) Phối hợp nhiều phép chiếu.

Câu 24) Ưu thế của phép chiếu hình trụ đứng là:

a) Vẽ được tất cả các quốc gia trên thế giới.

b) Vẽ được nhiều quốc gia trên thế giới.

c) Vẽ được các quốc gia tương đối chính xác.

d) Vẽ được tương đối chính xác nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 25) Phương pháp chiếu đồ hình nón đứng thường được dùng để vẽ nhiều quốc gia ở vùng:

a) Xích đạo.

b) Chí tuyến.

c) Cực Bắc.

d) Cực Nam.

Câu 26) Để vẽ một quốc gia có diện tích nhỏ và lãnh thổ cân đối. Phép chiếu đồ phù hợp nhất là:

a) Hình nón.

b) Hình trụ.

c) Phương vị nghiêng.

d) Phương vị ngang.

Câu 27) Phép chiếu phương vị đứng và phép chiếu hình nón có chung một đặc điểm là:

a) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ trung bình.

b) Có hệ thống kinh tuyến là các đường thẳng đồng quy.

c) Có hệ thống vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm.

d) Có thể vẽ tương đối chính xác các vùng có độ vĩ cao.

Câu 28) Với phép chiếu đồ nào sau đây các vùng ở 2 cực không thể vẽ được?

a) Hình nón.

b) Phương vị nghiêng.

c) Phương vị thẳng.

d) Hình trụ đứng.

Câu 29) Bản đồ biểu đồ là:

a) Bản đồ có vẽ nhiều biểu đồ.

b) Bản đồ sử dụng biểu đồ để làm ký hiệu.

c) Dùng biểu đồ thay thế cho bản đồ.

d) Bản đồ địa lý kinh tế có sử dụng nhiều số liệu thống kê.

Câu 30) Kích thước của một ký hiệu biểu hiện vị trí thường được dùng để diễn tả:

a) Đặc điểm của vị trí.

b) Quy mô của vị trí.

c) Các thành phần tạo nên vị trí.

d) Chất lượng của các vị trí.

Tải tài liệu để tham khảo trọn bộ câu hỏi và đáp án

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Giải bài tập Hóa học 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm