Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi THPT Quốc Gia sau này.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên.

Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, Hậu học văn.

Câu 2 (5đ): Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2 (0,5đ):

Đối tượng được tác giả nhắc đến là thuyền và biển. Qua hình ảnh ẩn dụ này để nói về người con trai và con gái trong tình yêu nhớ nhung những ngày xa cách.

Câu 3 (1đ):

Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (hình ảnh thuyền và biển chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và điệp cấu trúc: “Chỉ có… mới…” và “ Những ngày không gặp nhau…”

Tác dụng: kín đáo thể hiện tình cảm, nỗi nhớ dành cho người yêu; làm cho bài thơ thêm giàu chất nhạc, chất trữ tình hơn.

Câu 4 (1đ):

Tình cảm tác giả gửi gắm vào hai khổ thơ: nỗi nhớ dạt dào và tình yêu thương vô bờ bến dành cho người yêu.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, Hậu học văn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ: Tiên học lễ Hậu học văn. (Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Tiên học lễ”: Con người trước hết phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc.

“hậu học văn”: con người cũng cần phải rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại.

→ Mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.

b. Phân tích

Mỗi con người cần rèn luyện cho mình một đạo đức tốt, một phẩm chất tốt, luôn đối xử đúng mực và giúp đỡ, chan hòa với người xung quanh ta sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.

Khi chúng ta có kiến thức tốt thì sẽ làm tốt công việc của bản thân và sẽ tiến gần hơn đến thành công, giúp ích cho xã hội.

Nếu con người vừa có tấm lòng nhân hậu, phẩm chất tốt và có kiến thức, kĩ năng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội và sớm muộn cũng đạt đến đỉnh vinh quang, được người đời kính nể và học tập.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là tấm gương có cả tài và đức để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội có nhiều người có đạo đức không tốt, đi ngược với tiêu chuẩn của xã hội, làm những việc xấu xa gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Có những người không chịu trau dồi kiến thức mà lười biếng, dựa dẫm vào người khác. → những người này đáng bị xã hội lên án và phê phán.

Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: “tiên học lễ, hậu học văn” đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, bài thơ Thương vợ và nhân vật bà Tú.

2. Thân bài

→ Thị Nở là nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của Chí Phèo.

a. Bốn câu thơ đầu

“quanh năm”: làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác.

“mom sông”: phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.

→ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phải nuôi con mà còn phải nuôi chồng.

“Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng

“thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn; thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu.

→ Nhấn mạnh sự vất vả gian truân của bà Tú.

“Buổi đò đông”: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cảnh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu.

Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.

→ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đầy vất vả, gian nan đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.

b. Bốn câu thơ cuối

“nuôi đủ năm con với một chồng”: một mình bà Tú phải lặn lội nuôi cả gia đình → người đảm đang, chu đáo với chồng con.

“Một duyên hai nợ”: ý thức được việc lấy chồng là duyên nợ nên không than vãn, trách móc.

“Năm nắng mười mươi”: Đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

→ Cuộc sống vất vả gian truân nhưng càng làm nổi bật phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. Đó cũng là vẻ đẹp chung cho nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 1 lớp 11

    Xem thêm