Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

Lại một kỳ thi học kỳ 2 nữa đến gần. Với mong muốn giúp thầy cô giáo chuẩn bị, các em học sinh ôn tập, thư viện đề thi VnDoc đã sưu tầm và xin giới thiệu: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2015 tỉnh Thanh Hóa

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nhuế Dương, Hưng Yên năm 2015 - 2016

Mời làm: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 Online

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNGĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại?

A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ăn cháo đá bát.
D. Uống nước nhớ người đào giếng.

Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài "Ý nghĩa văn chương", nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu?

A. Cuộc sống lao động của loài người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?

A. Vì Bác có năng khiếu văn chương.
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 5. Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Miêu tả.

Câu 6. Trong câu văn: "Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi." được sử dụng phép tu từ gì?

A. So sánh. B. Nhân hóa C. Liệt kê. D. Điệp ngữ.

Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là câu đặc biệt?

A. Mùa xuân. B. Trời đang mưa.
C. Hoàng hôn. D. Một hồi còi.

Câu 8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết báo cáo?

A. Nhà trường cần biết kết quả chuyến đi tham quan của lớp em.
B. Gia đình chuyển nơi ở, em phải chuyển trường.
C. Sự hối hận của bản thân sau khi mắc lỗi không học bài.
D. Em bị ốm không thể đi học được.

B. Phần tự luận (8,0 điểm):

Câu 9. Đọc đoạn trích sau: "Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm." (Văn 7 – tập 2, NXBGD).

a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?

Câu 10.

a) Thế nào là câu chủ động?

b) Hãy chuyển câu chủ động sau đây thành câu bị động: Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

Câu 11. Em hãy viết bài văn giải thích câu nói của Lê - nin: Học, học nữa, học mãi

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Phần A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

D

D

B

C

B

A

Phân B. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu 9 Học sinh cần nêu được đúng tên tác giả, tác phẩm và nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó.

a,

  • Đoạn văn được trích từ tác phẩm "Sống chết mặc bay".
  • Tác giả: Phạm Duy Tốn.

b, Nội dung, nghệ thuật:

  • Nội dung: Qua cảnh hộ đê, tác phẩm "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
  • Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động. Sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.

Câu 10

a, Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

b, Học sinh chuyển được câu chủ động thành câu bị động: Ví dụ: Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỉ XV.

Câu 11

* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận giải thích. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt trôi chảy không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh giải thích được câu nói của Lê – nin. Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:

A. Mở bài: Nêu vấn đề giải thích và trích dẫn câu nói của Lê – nin.

B. Thân bài:

1. Giải thích thế nào là Học, học nữa, học mãi.

  • Học: là một hoạt động tư duy trí tuệ, là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức về mọi mặt.
  • Học nữa: là tiếp tục học tập để có thêm, nâng cao kiến thức vào những điều đã được học.
  • Học mãi: là học không ngừng nghỉ, học suốt đời để nâng cao tri thức, trình độ hiểu biết của mình, học liên tục không kể gì tuổi tác.

-> Câu nói có ba vế ngắt thành ba nhịp kết hợp với các từ "nữa","mãi", điệp từ "học" để khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học và nhấn mạnh việc học tập phải được duy trì suốt cuộc đời.

2. Tại sao phải Học, học nữa, học mãi?

  • Học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại, sống tốt trong xã hội.
  • Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải mở rộng, nâng cao trình độ để có kiến thức sâu rộng.
  • Tri thức của nhân loại là vô hạn "biển học mênh mông", hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để làm cho tâm hồn phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập
  • Xã hội, khoa học kĩ thuật cũng ngày càng phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội. Cần phải học để bản thân và gia đình sống tốt hơn, để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại.

3. Làm thế nào để thực hiện Học, học nữa, học mãi.

  • Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, cần phải nẵm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao. Học trong cuộc sống, học ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
  • Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch học tập, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống: học đi đôi với hành.
  • Cần say mê học tập và luôn sáng tạo trong việc học của mình để học tốt hơn.

C. Kết bài:

  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: câu nói cho ta hiểu được ý nghĩa của việc học. Đó là một lời khuyên chúng ta cần không ngừng học tập và học suốt đời.
  • Liên hệ, bài học.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm