Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Lý 9 bài 4 Đoạn mạch nối tiếp

Giải SBT Vật lý 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp bao gồm 16 bài tập trong sách bài tập Vật lý 9, có đáp án đi kèm giúp các em so sánh và đối chiếu trong quá trình làm bài. Tài liệu giúp các em luyện giải Lý 9, từ đó học tốt Vật lý 9 hơn.

Bài 4.1 trang 9 SBT Vật lý 9

Hai điện trở R1 và R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên

b) Cho R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.

Lời giải:

a) Sơ đồ mạch điện như hình dưới:

Giải SBT Vật Lí 9 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 9

b) Tính hiệu điện thế theo hai cách:

Cách 1: U1 = I1R1 = 1V; U2 = I2R2 = 2V; Do mạch được mắc nối tiếp nên I = I1 = I1 nên UAB = U1 + U2 = 1 + 2 = 3V.

Cách 2: Ta có R = R1 + R2 = 5 + 10 = 15 Ω

UAB = IR = 0,2 × 15 = 3V.

Bài 4.2 trang 9 SBT Vật lý 9

Một điện trở 10Ω được mắc vào hiệu điện thế 12V

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở đó

b) Muốn kiểm tra kết quả tính trên, ta có thể dùng ampe kế để đo. Muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được phải có điều kiện gì đối với ampe kế? Vì sao?

Lời giải:

a) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

I=\frac{U}{R}=\frac{12}{10}=1,2A.

b) Ampe kế phải có điện trở rất nhỏ so với điện trở của mạch, khi đó điện trở của ampe kế không ảnh hưởng đến điện trở của đoạn mạch. Dòng điện chạy qua ampe kế chính là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đang xét.

Bài 4.3 trang 9 SBT Vật lý 9

Có mạch điện có sơ đồ như hình 4.1, trong đó điện trở R1 = 10Ω, R2 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12V.

a) Số chỉ của vôn kế và ampe kế là bao nhiêu?

b) Chỉ với hai điện trở trên đây, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong mạch lên gấp ba lần (có thể thay đổi UAB)

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Lời giải:

a) Ta có số chỉ của ampe kế là: I=\frac{UAB}{Rtđ}=\frac{UAB}{(R_1+R_2)}=\frac{12}{30}=0,4A; U=IR_1=0,4.10=4V.

Vậy số chỉ của vôn kế là 4V, ampe kế là 0,4A.

b) Cách 1:

Giữ nguyên hai điện trở mắc nối tiếp nhưng tăng hiệu điện thế của đoạn mạch lên gấp 3 lần.

Cách 2:

Chỉ mắc điện trở R1 = 10Ω ở trong mạch, giữ hiệu điện thế như ban đầu.

Bài 4.4 trang 9 SBT Vật lý 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 4.2, trong đó có điện trở R1 = 5Ω, R2 = 15Ω. Vôn kế chỉ 3V

a) Số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Lời giải:

a) Số chỉ của ampe kế là: I=\frac{U_2}{R_2}=\frac{3}{15}=0,2A.

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch là:

U_{ }=IR_{tđ}=I(R_1+R_2)=0,2.20=4V.

Bài 4.5 trang 10 SBT Vật lý 9

Ba điện trở có giá trị là 10Ω, 20Ω , 30Ω. Có thể mắc các điện trở này như thế nào vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A? Vẽ sơ đồ cách mắc đó.

Lời giải:

Điện trở của đoạn mạch là: R_{tđ}=\frac{U}{I}=\frac{12}{0,4}=30Ω

Có ba cách mắc điện trở đó vào mạch. Cách thứ nhất là chỉ mắc điện trở R = 30Ω trong đoạn mạch; cách thứ hai là mắc hai điện trở R = 10Ω và R = 20Ω nối tiếp nhau trong đoạn mạch. Cách thứ ba là mắc ba điện trở R = 10Ω nối tiếp nhau.

Bài 4.6 trang 10 SBT Vật lý 9

Cho hai điện trở R1 = 20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là:

A. 210V

B. 120V

C. 90V

D. 100V

Lời giải:

Chọn C. 90V

Hướng dẫn: Khi R1, R2 mắc nối tiếp thì dòng điện chạy qua hai điện trở có cùng cường độ. Do đó đoạn mạch này chỉ chịu được cường độ dòng điện tối đa là: U = I x R = I x (R1 + R2)= 1,5A.

Vậy hiệu điện thế tối đa là: U = 1,5 × (20 + 40) = 90V.

Bài 4.7 trang 10 SBT Vật lý 9

Ba điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, R3 = 15Ω được mắc nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 12V

a) Tính điện trở trương đương của đoạn mạch

b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở

Lời giải:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

R = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 15 = 30Ω

b) Ta có cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn: I = U/R = 12/30 = 0,4A.

Hiệu điện thế giữ hai đầu mỗi điện trở là:

U1 = IR1 = 0,4 × 5 = 2V

U2 = IR2 = 0,4 × 10 = 4V

U3 = IR3 = 0,4 × 15 = 6V

Bài 4.8 trang 10 SBT Vật lý 9

Đặt hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40Ω và R2 = 80Ω mắc nối tiếp. Hỏi cường độ dòng điện chạy qua mạch này là bao nhiêu?

A. 0,1A

B. 0,15A

C. 0,45A

D. 0,3A

Lời giải:

Chọn A. 0,1A.

Cường độ dòng điện chạy qua mạch này là: I = U/R = U/(R1 + R2) = 12/(40 + 80) = 0,1A

Bài 4.9 trang 10 SBT Vật lý 9

Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 = 1,5R1 mắc nối tiếp với nhau. Cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này thì thấy hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3V. Hỏi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. 1,5V

B. 3V

C. 4,5V

D. 7,5V

Lời giải:

Chọn D. 7,5V

Hướng dẫn: Vì hai điện trở mắc nối tiếp với nhau nên ta có: U1/U2 = (IR1)/(IR2 ) = R1/(1,5R1)

⇒ U2 = 1,5U1 = 1,5 × 3 = 4,5V

U = U1 + U2 = 3 + 4,5 = 7,5V.

Bài 4.10 trang 10 SBT Vật lý 9

Phát biểu nào sau đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch.

B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó

Lời giải:

Chọn C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch vì trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp thì hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

Bài 4.11 trang 11 SBT Vật lý 9

Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở

B. Đoạn mạch có những điểm nối chung của hai điện trở

C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ

D. Đoạn mạch gồm những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.

Lời giải:

Chọn B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở. Vì đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.

Bài 4.12 trang 11 SBT Vật lý 9

Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?

A. RAB = R1 + R2

B. IAB = I1 = I2

C. U1/U2 = R2/R1

D. UAB = U1 + U2

Lời giải:

Chọn C vì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: U1/U2 = R1/R2

Bài 4.13 trang 11 SBT Vật lý 9

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.3, trong đó các điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω. Hỏi số chỉ của ampe kế khi công tắc K đóng lớn hơn hay nhỏ hơn bao nhiêu lần so với khi công tắc K mở?

A. Nhỏ hơn 2 lần

B. Lớn hơn 2 lần

C. Nhỏ hơn 3 lần

D. Lớn hơn 3 lần

Lời giải:

Chọn D. Lớn hơn ba lần.

Bài 4.14 trang 11 SBT Vật lý 9

Đặt một hiệu điện thế U = 6V vào hai đầu đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = 5Ω, R3 = 7Ω mắc nối tiếp.

a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở của đoạn mạch trên đây

b) Trong số ba điện trở đã cho, hiệu điện thế giữa hai dầu điện trở nào là lớn nhất? Vì sao? Tính trị số của hiệu điện thế lớn nhất này

Lời giải:

a) Điện trở tương đương của mạch là: R = R1 + R2 + R3 = 3 + 5 + 7 = 15Ω

⇒ Do ba điện trở mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở: I = I1 = I2 = U/R = 6/15 = 0,4A.

b) Hiệu điện thế lớn nhất là U3 = 0,4 × 7 = 2,8V vì I không đổi nếu R lớn ⇒ U lớn.

Bài 4.15 trang 12 SBT Vật lý 9

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.4 trong đó điện trở R1 = 4Ω, R2 = 5Ω.

a) Cho biết số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở và khi K đóng hơn kém nhau 3 lần. Tính điện trở R3

b) Cho biết U = 5,4V. Số chỉ của ampe kế khi công tắc K mở là bao nhiêu?

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Lời giải:

a.

Khi K mở: mạch gồm R_1; R_2; R_3 nối tiếp với nhau.

Khi K đóng: mạch gồm R_1 nối tiếp R_2.

Ta có:I_đ = 3{I_m} \Leftrightarrow \dfrac{U_đ}{R_{tdđ}} = 3\dfrac{U_m}{R_{tđm}}({U_đ} = {U_m} = U)

\Leftrightarrow \dfrac{1}{R_1 + R_2} =\dfrac {3}{R_1 + R_2 + R_3} \Leftrightarrow \dfrac{1} {4 + 5} = \dfrac{3}{4 + 5 + R_3} \Rightarrow {R_3} = 18\Omega

b.

Khi K mở: mạch gồm R_1; R_2; R_3 nối tiếp với nhau.

R_{tđ} = R_1+ R_2 + R_3 = 4+5+18=27\Omega

Số chỉ của Ampe kế là:

I =\dfrac {U} {R_{tđ}} =\dfrac{5,4}{27} = 0,2A

Bài 4.16 trang 12 SBT Vật lý 9

Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một đoạn mạch có sơ đồ như trên hình 4.5. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ I1 = I, khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe kế có số chỉ là I2 = I/3, còn khi chuyển K sang vị trí 3 thì ampe kế có số chỉ I3 = I/3. Cho biết R1 = 3Ω, hãy tính R2 và R3.

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Lời giải:

+) Khi K đóng ở vị trí 1: I_1 = I; R_{tđ}=R_1= 3\Omega (1)

+) Khi K đóng ở vị trí 2 : {I_2} = \dfrac{I}{3}; R_{tđ} = {R_1} + {R_2} = 3 + {R_2} (2)

+) Khi K đóng ở vị trí 3: I_3 = \dfrac{I}{8}

R_{tđ} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 3 + {R_2} + {R_3} (3)

Từ (1) \Rightarrow U = {I_1}.{R_1} = 3I (1’)

Từ (2) \Rightarrow U = {I_2}(3 + {R_2}) = \dfrac{I}{3}(3 + {R_2}) (2’)

Từ (3)\Rightarrow U = {I_3}(3 + {R_2} + {R_3}) =\dfrac{I}{8}(3 + {R_2} + {R_3})(3’)

Thay (1’) và (2’) \Rightarrow 3I =\dfrac{I}{3}(3 + {R_2}) \Rightarrow {R_2} = 6\Omega

Thay (1’) và R2 vào (3’) \Rightarrow 3I = \dfrac{I}{8}(3 + 6 + {R_3}) \Rightarrow {R_3} = 15\Omega

Vậy R_2=6\Omega; R_3=15\Omega

..................................

Bài tiếp theo: Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 5

Ngoài Giải sách bài tập Vật lý 9 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp, mời các bạn tham khảo thêm Giải bài tập Vật Lí 9, Giải Vở BT Vật Lý 9, Lý thuyết Vật lý 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Vật lý hơn.

Đánh giá bài viết
63 66.232
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hoàng Kanz
    Hoàng Kanz Ko có tóm tắt
    Thích Phản hồi 25/09/20

    Giải SBT Vật Lý 9

    Xem thêm