Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 24
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 24: Luyện tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cacbon, silic và hợp chất của chúng
2. Kĩ năng:
- Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá
- Xác định muối tạo thành và tính khối lượng muối khi cho CO2 tác dụng với dd Ca(OH)2
- Tính thành phần phần trăm Si trong hỗn hợp
3. Thái độ: Phát huy kĩ năng tư duy của học sinh
II. TRỌNG TÂM:
- Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá
- Xác định muối tạo thành và tính khối lượng muối khi cho CO2 tác dụng với dd Ca(OH)2
- Tính thành phần phần trăm Si trong hỗn hợp
III. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. Giáo viên: Giáo án,phiếu học tập
2. Học sinh: Ôn tập
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng- phát vấn - kết nhóm
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà
3. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: - Gv: Chia lớp thành 8 nhóm; Phát phiếu học tập cho học sinh: + BT1: Nhóm 1 và 8 + BT2: Nhóm 2 và 7 + BT3: Nhóm 3 và 6 + BT4: Nhóm 4 và 5 Hoạt động 2: - Gv phát phiếu học tập HS thảo luận trong 5’ Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá | Bài tập 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau: Giải: 1) Si + O2 →SiO2 2) SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + H2O 3) Na2SiO3 + CO2 + H2O →Na2CO3 + H2SiO3 4) H2SiO3 →SiO2 + H2O 5) SiO2 + 2Mg →Si + 2MgO Bài tập 2: Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2CO3, NaNO3, Na3PO4? Giải: - Quì tím: Nhận biết HCl, NaOH - Axit HCl: Nhận biết Na2CO3 - Dung dịch AgNO3: Nhận biết Na3PO4 Bài tập 3: Khử 16 gam hỗn hợp các oxit kim loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, khối lượng chất rắn thu được là 11,2 gam. Tính thể tích khí CO đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn? Giải: Gọi x là số mol CO tham gia phản ứng →Số mol CO2 = x mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 16 + 28x = 11,2 + 44x → x = 0,3 Thể tích CO đã tham gia phản ứng: V = 0,3.22,4= 6,72 lit Bài tập 4: Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu? Giải: Chỉ có CuO bị CO khử nên hỗn hợp chất rắn thu được gồm Cu và Al2O3 Ta có: Khối lượng CuO = 80.0,05=4(g) → %Al2O3 = 56% |