Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 53
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 53: Ancol được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.
- Tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
2. Kĩ năng:
- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
3. Thái độ: Ý thức về khả năng hoạt động của ancol, tác hại của etanol đến cơ thể người
II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: C2H5OH 96o, Na, glixerol, dung dịch CuSO4, dung dịch NaOH. Máy chiếu.
- Học sinh:Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Viết các đồng phân ancol của C4H9OH và gọi tên thông thường, thay thế?
3. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: - GV cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol và trên cơ sở các tính chất của ancol etylic (lớp 9) từ đó HS có thể suy ra tính chất hoá học chung của ancol Hoạt động 2: - GV Khái quát: Các ancol đều có khả năng tác dụng với Na tạo ancolat + H2. Các ancolat dễ bị thuỷ phân thành Ancol + NaOH. - GV làm TN theo hình 8.4 SGK trang 183. + Đ/c Cu(OH)2 + Glixerol + Cu(OH)2 tạo là một phức tan màu xanh da trời ( Làm TN đối chứng) HS theo dõi TN Hoạt động 3: - GV cho HS nghiên cứu SGK trang 183 viết phản ứng minh hoạ A = Br, NO2, SO3H - GV thông báo cơ chế: nhóm RO của phân tử này sẽ thay thế nhóm OH của phân tử kia: R – O – R’ ankyl ete. (nếu R, R’ là gốc hiđrocacbon no) Hoạt động 4: - GV yêu cầu HS nhắc lại phản ứng điều chế etilen từ rượu etylic trong PTN đã học (SGK) trang 131. Trong đó: Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon (C liền kề) để (loại H2O). Trừ metanol. Không nêu qui tắc Zai –xép mà chỉ dừng lại ở ví dụ etanol và propanol. Hoạt động 5: - GV trình bày hoặc biểu diễn thí nghiệm nêu trong SGK tr184. GV tóm tắt thành sơ đồ: | VI. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: - Do phân cực của các liên kết các phản ứng hoá học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức OH: Đó là: * Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH * Phản ứng thế nhóm OH * Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon (loại H2O). 1. Phản ứng thế H của nhóm OH: a) Tính chất chung của ancol: - Tác dụng với kim loại kiềm (Na, K) Tổng quát: CnH2n + 1OH +Na→CnH2n + 1ONa+H2 - Các ancol + NaOH → hầu như không phản ứng. b) Tính chất đặc trưng của glixerol: Dùng phản ứng này để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức (có nhóm OH liền kề). 2C3H5 (OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5 (OH)2O]2Cu + 2H2O Màu xanh Đồng (II) glixerat Màu xanh lam 2. Phản ứng thế nhóm OH: a) Phản ứng với axit vô cơ: TQ: R-OH + HA (đặc) →R –A + H2O b) Phản ứng với ancol (tạo ete) TQ: R -OH + H -O-R’ →R – O – R’ + H2O Thí dụ: C2H5OH + C2H5OH →C2H5OC2H5 + H2O 3. Phản ứng tách nước: Từ một phân tử rượu (tạo anken) Đối với các ancol no, đơn chức, mạch hở (đk tương tự): CnH2n +1OH →CnH2n + H2O 4. Phản ứng oxi hoá: a) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn: Thí dụ: Thí dụ: b) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: Sản phẩm là CO2 và H2O |